Cây Sả Vị thuốc chữa bệnh cho mùi hương thơm nồng

Thứ tư, 07/12/2022 | 09:43

Cây sả ngoài làm thứ gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày, nó còn là thứ cây thuốc mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.

Với mùi hương nồng nàn dễ chịu, âm thầm xua đuổi bao loài côn trùng, thảo dược này còn giúp giải độc cơ thể, hỗ trợ điều trị trầm cảm, chữa trị rối loạn kinh nguyệt mà còn phòng ngừa một số bệnh ung thư…

Hãy cùng Dược sĩ, Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về cây thuốc này nhé!

01670383129.jpeg

Cây sả

1. Mô tả chung về cây Sả

  • Tên gọi khác: Cỏ Sả, Hương mao, Tranh thơm, …
  • Tên khoa học: + (Sả chanh), Cymbopogon flexuosus Stapf - họ Lúa (Poaceae).

                                  + (sả Java) Cymbopogon winterianus Jowitt - họ Lúa (Poaceae).

* Sả chanh ( Sả dịu),

  • Cây có nguồn gốc từ vùng Đông Nam á và Ấn Độ, .. .
  • Là loại cây bụi sống lâu năm, thân cao 0.8 m – 1,5m.
  • Phiến lá hẹp dài 0.8 - 1m, mép lá nhám, có bẹ lá cuốn chặt vào nhau.
  • Thân rễ có mầu trắng hay hơi tím. Bẹ lá có sọc dọc và  không có lông
  • Hoa mọc thành cụm có nhiều hoa nhỏ và không có cuống.
  • Cây được trồng và nhân giống bằng cách trồng từ tép được tách từ cây mẹ sau 1-2 năm.

Sả Java (Cymbopogon winterianus),

  • Cây có nguồn gốc từ Indonesia thuộc quần đảo Java.
  • Là cây bụi, thân mọc thẳng có thể cao 1.8- 2m.
  • Gốc thân màu hơi đỏ hay hồng tím. Cây có đốt ngắn, có các bẹ lá quấn chặt lấy nhau.
  • Rễ phát triển khỏe, cắm sâu vào lòng đất 18-25cm.
  • Lá thuôn dài có mép lá nhám, màu xanh, khi phát triển lá rũ xuống 2/3 phiến lá..
  • Cây con mọc từ nách lá, được gọi là tép, nhiều tép tạo thành bụi.
  • Hoa gồm nhiều chùm mọc thẳng đứng.

Ngoài các loại trên còn có Sả bẹ (Sả Sri Lanka), tên khoa học Cymbopogon nardus.

Sả hồng ( Sả Palma-rosa), tên khoa học Cymbopogon martinii,

2. Phân bố

Cây Sả được phân bố khắp nơi trên thế giới. Những nước sản xuất tinh dầu Sả lớn nhất thế giới là Indonesia, Sri Lanka, Trung Quốc, Ấn Độ.

Ở Việt Nam, Sả được trồng nhiều tại miền Đông Nam Bộ, tây Nguyên và hầu hết các vùng trong cả nước

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

  • Bộ phận dùng: Thân và lá. Chiết xuất cất lấy tinh dầu
  • Thu hái: Thu hoạch quanh năm
  • Chế biến: Nếu dùng tươi thì chỉ cần hái về rửa sạch và dùng
  • Bảo quản: Sả tươi hay khô được giữ khá lâu trong môi trường khô ráo, mát, ở nhiệt độ phòng.
  • Tinh dầu Sả nên đựng trong những hũ thủy tinh nhỏ tối màu. Nên để nơi khô thoáng, tránh nhiệt độ cao, tránh ánh sáng trực tiếp. Có thể Bảo quản và cất giữ trong tủ lạnh.

4. Thành phần hóa học

Trong cây Sả chứa lượng tinh dầu dồi dào là thành phần chính của cây

Tùy thuộc vào giống, Hàm lượng tinh dầu này thay đổi từ 0,4 – 2%,

Chủ yếu chứa nhiều hợp chất thơm như: như Geraniol, Citronellol, Citrat có hàm lượng cao nhất.

11670383129.jpeg

Tinh dầu sả

5. Những tác dụng - công dụng của cây Sả

Tính vị: Trong YHCT, Sả có vị cay, mùi thơm, tính ấm.

Là thảo dược được biết đến với rất nhiều công dụng như:

5.1. Giải cảm

  • Lá và Thân Sả đập dập nấu nước với các loại lá chứa nhiều tinh dầu như: Hương nhu, Tía tô, Kinh giới, Bạc hà, Ngải cứu,… Tất cả đem xông để chữa cảm lạnh.
  • Lưu ý chú ý uống nhiều nước sau khi xông phải và ở nơi kín gió.

5.2. Hỗ trợ tiêu hóa

  • Sả giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa đầy hơi.
  • Sả còn giúp tiêu đờm và khử hôi miệng.

5.3. Chữa tiêu chảy do lạnh bụng

  • Rễ sả 10gr, Củ gấu và Vỏ rụt mỗi vị 8gr, Trần bì và Hậu phác mỗi vị 6gr.
  • Sắc nước uống.

5.4. Chữa đầy bụng

  • Lá Sả, Mộc thông,  Cỏ bấc, vỏ Bưởi,  Trạch tả, Hồi hương (mỗi vị 10gr), Quế 5gr, Bồ hóng và Diêm tiêu mỗi vị 2gr, Xạ hương 0,05gr.
  • Đem đun cách thủy với 200ml nước trong 15 – 20 phút.
  • Uống sau bữa ăn trong ngày chia làm 2 lần.
21670383129.jpeg

Nước sắc thuốc của Sả chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh

5.5. Giải rượu

  • Cho vài củ Sả rửa sạch, giã nát cùng với một ít nước lọc.
  • Rồi chắt gạn lấy nước cho người đang say rượu uống. sẽ nhanh chóng giúp tỉnh lại và giảm nhanh cảm giác đau đầu.

5.6. Giải độc cơ thể

Sả có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và thông tiểu tiện. Nên thảo dược này giúp tuyến tụy, thận, gan và bàng quang trở nên sạch sẽ hơn

5.7. Sát trùng

Các nhà nghiên cứu đã cho thấy, các tinh chất chứa trong cây sả có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn các loại thuốc kháng sinh.

5.8. Chống viêm

Tinh chất chiết xuất từ sả chanh có tác dụng chống viêm, giúp cải thiện triệu chứng bệnh viêm ruột

Ngăn ngừa ung thư: Theo các nhà khoa học, thường xuyên dùng nước sả sẽ giúp tiêu diệt tế bào ung thư như ung thư vú và ung thư gan.Vì trong sả có chứa thành phần luteolin – hoạt chất có khả năng ức chế, làm chậm sự tăng trưởng và tiêu diệt tế bào ung thư

5.9. Giúp trị rối loạn kinh nguyệt:

Cho phụ nữ thường gặp đau bụng khi hành kinh hay rối loạn kinh nguyệt. uống hỗn hợp lỏng kết hợp giữa vài giọt tinh dầu sả và một ít bột tiêu đen sẽ có ích phụ nữ rối loạn kinh nguyêtj

Ngoài những tác dụng nêu trên, cây sả còn được biết đến bởi những công dụng sau:

  • Làm đẹp da
  • Tốt cho tóc
  • Chống trầm cảm
  • Giúp giảm cân
  • Hạ huyết áp
  • Cải thiện tình trạng stress, chóng mặt và hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson, Alzheimer
  • Có lợi cho hệ tiêu hóa

6. Lưu ý khi sử dụng Sả

Mặc dù chưa có tài liệu nào ghi chép về tính không an toàn của Sả. Nhưng khi sử dụng sả chữa trị bệnh, người bệnh nên lưu ý những điểm sau:

  • Không nên uống tinh dầu sả hay ngửi trực tiếp: Nếu ngửi trực tiếp tinh dầu, có thể gặp vấn đề sức khỏe liên quan đến phổi và gặp nguy hiểm đến tính mạng nếu gặp phải thuốc chống côn trùng làm từ dầu sả.
  • Phụ nữ đang mang thai không nên ăn sả: Khi mang thai không nên ăn sả hoặc các thực phẩm chứa sả, vì sả có tính kích thích tử cung co bóp, làm đe dọa sẩy thai.

Theo tin tức y dược cây sả là nguyên liệu dễ tìm kiếm, vừa là một thứ gia vị vừa là vị thuốc rất phổ biến và tương đối dễ sử dụng. Cây sả mang lại nhiều tác dụng và dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Có thể dùng để ăn làm gia vị, làm đẹp hay chữa bệnh. Là loại cây tương đối an toàn đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều khi dùng sả để không phải gặp tác dụng phụ không mong muốn. Nên có sự tham khảo ý kiến từ thầy thuốc trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ có thể xãy ra.

Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung

Nguyên nhân gây cảm lạnh và các biện pháp khắc phục

Nguyên nhân gây cảm lạnh và các biện pháp khắc phục

Cảm lạnh là bệnh lý phổ biến thường xảy ra trong thời điểm giao mùa. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do các loại virus như Enterovirus hoặc Rhinovirus, xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng.
LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

Trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), Xuyên bối mẫu (Fritillariae Cirrhosae Bulbus) nổi tiếng với các đặc tính dược liệu mạnh mẽ. Dưới đây, cùng tìm hiểu về công dụng của Xuyên Bối Mẫu – vị thuốc thần kì này nhé!
Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch rất quan trọng đối với sức khỏe, vì vậy chúng ta cần tăng sức đề kháng hàng ngày. Một trong những cách tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng tự nhiên nhất đó là bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng.
Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ho đờm xanh kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp. Vậy những bệnh lý đó là gì? Người bệnh nên làm gì khi gặp phải triệu chứng ho ra đờm xanh?
Đăng ký trực tuyến