Cây tre – Vị thuốc đến từ Loại cây “trăm năm mới kết trái”

Thứ tư, 10/05/2023 | 09:40

Cây tre - Đã từ rất lâu, là người bạn thân thiết của người dân Việt Nam. Tre cũng là vị thuốc quý, chữa được nhiều loại bệnh khác nhau.

Ngoài ra cây tre còn là thực vật quá đổi quen thuộc với người dân Việt, nhưng đã mấy ai từng nhìn thấy tre đơm hoa, kết trái?

Hãy cùng Giảng viên dược Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu tác dụng và công dụng của cây tre cùng với những điềm gở mà cây tre mang lại mỗi khi nó ra hoa đơm trái nhé!

01683687566.jpeg

Cây tre  

1. Đặc điểm chung về cây tre:

Tre thuộc Bộ Hòa thảo,  Tông Tre (Bambuseae), họ: Poaceae (họ tre)

Tên gọi khác: có nhiều loại: Tre gai, tre vườn, tre nghệ…

1.1. Mô tả thực vật:

Tre có thân ngầm mọc cụm như: Tre gai, Lồ ô, ,.. chia làm 2 phần là cổ thân ngầm và thân.

Lá không có lông tơ, được cấu tạo có 2 phần: Bẹ lá, phiến lá.

+ Phần bẹ lá thường dài, có hình lòng máng, gắn chặt vào cành từ phần nối giữa bẹ lá và phiến lá là cuống lá

+ Phần phiến: có 3 – 5 đôi gân lá song song.

Rễ tre là rẽ chùm và mọc ra từ thân ngầm giúp hút chất dinh dưỡng nuôi thân.

Hoa tre, khi đạt tuổi trưởng thành Hoa tre nở thành từng chùm, có màu vàng nhạt, bao phấn ở nhị có cùng màu tươi hơn. Khi hoa tàn có thể kết trái, tùy loại tre mới ra quả được. 

Tre rất hiếm khi ra hoa, kết quả. 30-50 năm hoặc lên tới 100 năm cây mới kết trái một lần, nó mới được mệnh danh là loại cây “trăm năm” mới kết quả một lần. 

Quả vỏ cứng và dày, phần thịt bên trong quả có màu xanh vàng, không có hạt nhưng rất mọng nước. 

1.2. Phân bố:

Cây tre có nguồn gốc từ đâu, có tự bao giờ cũng chưa rõ, nhưng Cây tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam từ xưa đến nay, hình ảnh cây tre luôn hiện hữu là biểu tượng thân thương về quê hương, nguồn cội.dù ở nông thôn hay thành thị

Tre trong tự nhiên là loài rất dễ sống và phát triển rất nhanh. Rất dễ phát triển từ những nơi nghèo chất dinh dưỡng đến những vùng đất màu mỡ.

2. Chuyện thực sự là dự báo của “điềm gở” khi Tre ra hoa, kết trái

- Ở bang Mizoram - Ấn Độ, các dữ liệu đã ghi lại, có một rừng tre, cứ sau 48 năm là những cây tre ở đây lại cùng nhau nở hoa, kết trái. Sau mỗi lần vậy, thì địa phương này đều gánh chịu nạn đói và thảm họa dịch bệnh. Thảm họa được ghi nhận vào năm 1815, và năm 2006-2008

lần gần nhất

 - Tại huyện Vũ Bình - Phúc Kiến và huyện Văn - Cam Túc -Trung Quốc, năm 1976 cũng từng xảy ra tương tự. khi tre đột nhiên nở hoa và kết trái nhiều khu vực trồng, thảm họa sau đó xãy ra  kéo theo nhiều gấu trúc bị chết đói vì thiếu thức ăn. 

Hiện tượng này làm thu hút nhiều nhà khoa học và quan tâm , cho đến nay bí ẩn của cây tre đã được vén màn. 

  • Bí ẩn của cây tre được Giải mã:

“điềm gở” từ việc tre đơm hoa, kết trái là thực chất bắt nguồn từ đặc tính của cây tre.

-Thứ nhất,  tre là loại thực vật có hoa nhưng chỉ ra hoa 1 lần duy nhất trong đời. Cây chỉ đơm hoa kết trái ở giai đoạn cuối đời. Khi chúng sẽ đơm hoa, kết trái trong cùng một thời điểm.khiến cho cây tre mất rất nhiều năng lượng. và dinh dưỡng cuối cùng trong cây để ra hoa nên hoa tàn thì cây cũng kết thúc đời sống .

Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết khác là để nhường chỗ cho cây con mọc lên là cây tre mẹ chết

11683687566.jpeg

Quả tre

- Thứ hai, do tre, trúc gây ra thảm họa mà người xưa nhắc đến thực chất có liên quan tới quả của nó. Quả tre có phần thịt bên trong màu xanh vàng, hạt không có và rất mọng nước. 

Các loại chim chóc và gặm nhấm rất thích ăn vì đây là món khoái khẩu của chúng. Vì vậy mỗi khi tre nở hoa, kết trái là mùa luôn thu hút vô số chuột, chim, từ đó chúng sẽ sinh sản nhiều hơn và gây hại cho con người cũng như mùa màng. 

3. Cây tre là vị thuốc quý chữa nhiều bệnh.

Theo tin tức y dược Cây tre được dùng làm thuốc rất lâu đời, là vị thuốc quý chữa trị nhiều bệnh chứng bệnh

Theo Tuệ Tĩnh ghi lại, Tre làm thuốc tốt nhất là Tre gai, họ tre trúc

Theo y học dân gian Các bộ phận Cây tre gai được dùng làm thuốc đều có vị ngọt hơi đắng, tính mát. 

- (Trúc diệp) Lá tre, có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, tiêu đờm. thanh âm,

Chữa trị Cảm sốt, cảm ho,viêm nhiễm đường hô hấp, sốt cao phiền nhiệt  Trong Lá tre chứa nhiều chất khoáng như: selenium, silic, kalium, calcium, magnesium, …là chất bù lại sự muối khoáng mất nước do ra nhiều mồ hôi. Dùng sắc uống,Liều dùng tươi 60g-100g, khô liều ½

- (Trúc nhự) Tinh Tre: có vị ngọt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lương hyết, trừ phiền, khỏi nôn, an thai.

Chữa nóng sốt, buồn nôn, chảy máu cam, xuất huyết, tiểu ra máu, băng huyết.

Dùng sắc uống 15-20g tẩm nước gừng sao qua.

- (Trúc lịch) là dịch tre non, có vị đắng, hơi ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, , trừ đờm.

tiêu khát Do có mùi thơm rất dễ chịu, nên cơm lam ngon hơn cơm thường.

Chữa trị nóng sốt, buồn nôn, xuất huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu, băng huyết.

Dùng sắc uống. 15-20g tẩm nước gừng sao qua

- Hoa tre cũng dùng làm thuốc. Là thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời. Do đó còn gọi hoa Tre là “Hạnh phúc cuối cùng”

Hoa tre gọi là “trúc ba” hoặc “trúc cái”, là vị thuốc cấp trị hen suyễn, làm cắt cơn cho những người bị hen suyễn nặng.

Hoa tre dùng ngậm trị được bệnh amidale đã viêm mủ mà kháng sinh không còn tác dụng.

Đặc biệt,xông cùng với trầm hương thiên nhiên với hoa tre có thể tái tạo khứu giác của người bệnh

- (Trúc duẫn)Măng tre: vị ngọt đắng tính hàn không độc, bổ trung hòa vị mát tim giáng hỏa, tiêu đàm” 

Theo dược tính hiện đại trong 100g măng 4,10g protein,  gồm 18 loại acid amin; 0,11 g chất béo; 5,8 g chất đường; 2,2mg calci 5,5mg phosphor; 0,1 mg sắt; caroten (tiền vitamin A) vitamin nhóm B( B1,B3), vitamin C, có hàm lượng cao gấp hai lần rau cải

Măng ít được coi là thuốc nhưng theo y học dân gian có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, tiêu đàm, thông lợi tiểu tiện, măng có nhiều chất xơ, là chất rất có công dụng chữa trị táo bón, béo phì, tiểu đường,  xơ vữa động mạch, cholesterol cao, viêm ruột kết…

Tài liệu gần đây cho biết Trúc duẩn, đã được nghiên cứu phòng chống ung thư, và xếp vào danh mục “rau phòng chống ung thư”.

 Lưu ý:

-Măng tre chứa nhiều chất acidcyanhidric, khi dùng nên rửa sạch luộc bỏ nước vài lần mới dùng.

- Người mới ốm dậy, tỳ vị hư hàn, , đang dưỡng bệnh nên kiêng ăn măng.

4. Các bài thuốc đơn giản hiệu nghiệm từ tre:

- Lá tre tươi một nắm khoảng 60-100g sắc nước uống trị cảm nắng, sốt cao, chảy máu chân răng.

- Vòi măng tre non đem vắt nước hoà với nước gừng uống chữa trẻ em sốt về đêm nói nhảm, sốt cao co giật, phụ nữ kinh kéo dài dùng.

- Tinh tre, tẩm nước gừng sao vàng tán nhỏ uống mỗi lần 12g, 2 lần/ngày,

Lá tre, phối hợp, Củ sắn dây, Cỏ mực, Đậu đen, Rễ tranh, Rau má, mỗi vị 20g

Đem sắc uống chữa sốt cao,  sốt nhiễm siu vi.

Ngoài ra tre còn được dùng chữa được một số bệnh khác như:. Bị vấp ngã, vết thương sưng tím

Chữa nôn ra máu do bệnh dạ dày, chữa ù tai…

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Tóm lại: Cây tre là người bạn thân thiết của người dân Việt Nam, là một loại cây gắn liền đến hoạt động hằng ngày của người dân Việt. Đến với những làng quê ta thì đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh lũy tre xanh tốt quanh năm. Ngoài ra, tre cũng là cây cho nhiều vị thuốc quý, chữa được nhiều loại bệnh khác nhau. từ cây tre, dân tộc ta có hàng ngàn năm tích lũy kinh nghiệm đã dùng làm thuốc, dùng rộng rãi trong ăn uống và chữa các bệnh thông thường, vì toàn bộ cây tre không có bộ phận nào độc hại,.trừ phân Măng tre

Tuy nhiên, khi dùng và cần phối hợp thì cần tham khảo ý kiến thầy thuốc để tránh các tương tác giữa các dược liệu với nhau./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg là thuốc được sử dụng trong điều trị tăng cholesterol, rối loạn lipid máu hỗn hợp, tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử, phòng ngừa các biến chứng trên tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.
Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường, thành phần quen thuộc trong chế độ ăn, có mặt từ trái cây, mật ong đến bánh kẹo, nước ngọt. Đường mang lại vị ngọt và sự hài lòng cho khẩu vị, trở thành yếu tố không thể thiếu trong ẩm thực hàng ngày.
Xương sông - Vị thuốc từ loài rau gia vị

Xương sông - Vị thuốc từ loài rau gia vị

Cây xương sông, rau gia vị phổ biến, không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn là dược liệu quý trong y học cổ truyền. Nó có tác dụng tiêu đờm, khu phong, giảm đau, kích thích tiêu hóa và được dùng chữa bệnh đầy bụng, viêm họng, cảm cúm, ho, sốt.
Đăng ký trực tuyến