Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm. Bệnh có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao xương khớp, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch - tiết niệu, lao ruột, trong đó bệnh lao phổi thường gặp nhất (chiếm 80 – 85%)
Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Bệnh lao phổi là gì? Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên ở phổi của người bệnh. Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh lao phổi.
2. Triệu chứng của bệnh lao phổi
Người bị mắc bệnh lao phổi thường có những triệu chứng điển hình gồm:
Ho khạc kéo dài hơn 3 tuần (bệnh nhân ho khan, ho có đờm, ho ra máu), Đau tức ngực, kèm theo khó thở, Cảm thấy mệt mỏi nhiều , thường Đổ mồ hôi trộm về đêm,có Sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều, Chán ăn, gầy sút cân nhanh.
3. Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân lao phổi
Đầu tiên cần cách ly người bệnh tại nhà
Mầm bệnh Lao phổi lây truyền qua không khí. Vì vậy khi chăm sóc bệnh tại nhà các bạn cần:
- Cách ly người bệnh với những thành viên khác trong gia đình bằng cách cho bệnh nhân ở phòng riêng, khoảng cách an toàn với người đối diện khoảng 2 mét.
- Mang khẩu trang che mũi, miệng khi phải tiếp xúc với người thân trong gia đình. - Đối với gia đình có trẻ em và những người có hệ miễn dịch kém không nên tiếp xúc với người bệnh lao. - Không đến những nơi tập trung đông người trừ trường hợp đi khám bệnh định kỳ).
Thứ 2 Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh lao phổi
Người bị bệnh lao dễ bị chán ăn và bị suy giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Vì vậy khi chăm sóc tại nhà, người thân phải biết cách cung cấp thực phẩm tăng cường tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân thì mới giúp hỗ trợ điều trị và nhanh chóng phục hồi.
Cần bổ sung các chất dinh dưỡng sau:
- Kẽm: Bổ sung kẽm từ thịt bò, gan và hạt bí ngô, ngũ cốc, hạt hướng dương… - Vitamin A, E, C có nhiều trong rau, củ, quả, cá biển, thịt, gan. - Sắt: Các thực phẩm như mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành, lòng đỏ trứng…chưa nhiều sắt. - Vitamin K, B6:những thực phẩm chung cấp nhiều chất này có trong có rau xanh, gan, thịt lợn, đậu, đỗ, chuối, ngũ cốc …
Tác dụng phụ của thuốc điều trị lao làm người bệnh ăn không ngon, dẫn đến chán ăn vì vậy nên chọn những thực phẩm phù hợp với khẩu vị của bệnh nhân, nên chia thành nhiều bữa trong ngày giúp cơ thể dễ hấp thu.
Thứ 3 Điều trị bằng thuốc
Đối với bệnh lao, việc điều trị bằng thuốc là yếu tố cực kỳ quan trọng đến việc khỏi bệnh. Bệnh nhân lao cần tuân thủ việc uống thuốc nghiêm ngặt phải đảm bảo uống “ Đúng và đủ liều “.
- Đúng liều lượng: Thuốc điều trị lao sẽ được bác sĩ chỉ định dựa theo cần nặng của bệnh nhân. Do đó nếu bệnh nhân uống không đủ sẽ không có hiệu quả, còn cao quá bệnh nhân sẽ có biến chứng sốc thuốc hoặc suy gan, suy thận. - Đúng cách: Thuốc chữa lao cần được tiêm và uống đúng thời điểm mới phát huy hiệu quả của thuốc. Bệnh nhân lao uống thuốc vào buổi sáng, trước ăn 2 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Bệnh nhân chọn 1 trong 2 khung giờ để duy trì việc uống thuốc.
- Điều trị đều: Điều trị bệnh lao phải được liên tục , bệnh nhân cần thực hiện liệu trình uống thuốc đều đặn và nghiêm ngặt. Nếu bệnh nhân quên hay bỏ thuốc sẽ dẫn đến tình trạng lao kháng thuốc. - Điều trị đủ: thời gian điều trị bệnh lao khá dài, liệu trình thông thường bệnh nhân lao mất từ 6 – 8 tháng để điểu trị dứt điểm.
Thứ 3 Điều trị bằng thuốc
Thứ 4 Kiểm tra sức khỏe bệnh nhân định kỳ
- Bệnh nhân lao cần được khám bệnh định kỳ để được bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh lý. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện kiểm tra đờm theo các mốc 2-3 tháng, sau 4 tháng, sau 6-8 tháng.
Thứ 5 Các lưu ý khác
- Những vật dụng như giấy lau miệng, khẩu trang là những vật dễ dính dịch tiết của bệnh nhân phải được bỏ vào túi nilon và để riêng trong thùng rác.
- Nơi ở cần thoáng mát, có ánh nắng để diệt vi khuẩn.
Theo lời khuyên của Giảng viênCao đẳng Điều dưỡng- Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur Liệu trình điều trị bệnh Lao phổi lâu dài, người bệnh rất dễ suy sụp tinh thần làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vì vậy bệnh nhân cần được tư vẫn để hiểu rõ bệnh lý, cần được chăm sóc và quan tâm chu đáo từ những thành viên trong gia đình.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngưỡng đầu vào đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề sẽ có nhiều thay đổi đáng chú ý trong các phương thức tuyển sinh.
Say rượu bia gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, công việc. Hiện nay, nhiều loại thuốc giải rượu đã được nghiên cứu, giúp giảm nhanh các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp giải rượu tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.