Câu kỷ tử - Vị thuốc quý trong Y học cổ truyền

Thứ ba, 21/02/2023 | 15:16

Câu kỷ tử là một vị thuốc quý với nhiều công dụng đa dạng như trừ phong, bổ thận, cường gân cốt, sinh tinh,... loại dược liệu này được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền, ngoài ra còn xuất hiện nhiều trong các món ăn.

Vậy câu kỷ tử có đặc điểm như thế nào, hiệu quả điều trị bệnh và cách sử dụng ra sao?Hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu qua bài viết sau đây.

01676968143.jpeg

Kỷ tử được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền

Thông tin chung

  • Tên gọi khác: Kỷ tử, Khởi tử, Câu khơi, Khủ khởi, Địa cốt tử,...
  • Tên khoa học: Fructus Lycii
  • Họ: Cà (Solanaceae)

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Kỷ tử là một trong những vị thuốc quý hiếm, chiều cao trung bình từ 0.5 – 1.5m, mọc đứng, cành phân nhiều. Cành kỷ tử mảnh, có ít gai. Lá hình mũi mác, nhẵn, hẹp ở gốc, mọc cách.

Câu kỷ tử ra hoa vào khoảng tháng 6 – 9 và sai quả từ tháng 7 – 10 hằng năm. Hoa mọc ở kẽ lá, thường mọc đơn độc, cũng có một số hoa mọc thành chùm. Hoa có màu đỏ, quả mọng, nhỏ, hình trứng dài, khi chín có màu đỏ thẫm hoặc đỏ cam2.

2. Bộ phận dùng

Quả khô.

3. Phân bố

Cây kỷ tử có nguồn gốc từ Trung Quốc, tập trung ở các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, Vân Nam,...

4. Thu hái – sơ chế

Quả kỷ tử được thu hái vào khoảng tháng 8 – 9 hằng năm. Khi thu hái nên chọn những quả chín đỏ vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm. Quả kỷ tử đem đi phơi trong bóng mát, khi quả nhăn lại mới đem phơi ngoài nắng cho khô hoàn toàn.

Cách bào chế dược liệu:

  • Dùng sống hoặc tẩm mật sắc lấy nước đặc, sấy cho khô rồi đem tán thành bột mịn.
  • Hoặc dùng quả tươi, ngâm rượu trong 1 ngày đêm, giã dập trước khi dùng.

5. Thành phần hóa học

Câu kỷ tử chứa nhiều thành phần hóa học đa dạng như vitamin B1, C, B2, canxi, sắt, kẽm, linoleic acid, asparagine, valine, acid amin, betain,...

6. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Câu kỷ tử có tác dụng tăng cường khả năng tạo máu trên thí nghiệm với chuột nhắt.
  • Hoạt chất Betain có trong dược liệu kích thích chuột tăng trọng lượng cơ thể và gà đẻ trứng nhiều hơn. Ngoài ra, còn có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ gan và chống thoái hóa lipid.
  • Hạ cholesterol ở chuột cống.
  • Tăng cường miễn dịch không đặc hiệu,...
  • Tác dụng hưng phấn ruột, hạ huyết áp,...

Cây kỷ tử còn có tác dụng ức chế một số loại tế bào gây ung thư ở người

7. Bảo quản

Bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm móc và ánh sáng mặt trời trực tiếp. Nên phun rượu, xóc lên hoặc xông diêm sinh định kỳ để tránh ẩm móc làm hỏng dược liệu.

Theo Y  học cổ truyền

1. Tính vị

Vị ngọt, tính bình.

2. Quy kinh

Quy vào các kinh Phế, Can, Thận.

3. Công dụng, chủ trị

  • Cường thịnh âm đạo, an thần, bổ ích tinh huyết, minh mục ,khử hư lao, nhuận phế, trừ phong, bổ gân cốt, ích khí, tư thận,…
  • Chủ trị: Chứng âm huyết hư tổn, hư lao, can thận âm hư, di tinh, huyết hư gây chóng mặt, khái thấu, tiểu đường, đau thắt lưng,...

*Một số bài thuốc từ câu kỷ tử

1. Bài thuốc trị hoa mắt, cườm mắt, giảm thị lực, đục thủy tinh thể,...

  • Chuẩn bị: Ba kích thiên, cúc hoa mỗi thứ 8gr, nhục thung dung 12gr, kỷ tử 20gr
  • Cách làm: Đem các vị trên sắc lấy nước uống.

2. Bài thuốc chữa viêm dạ dày mãn tính

  • Chuẩn bị: Câu kỷ tử khô.
  • Cách làm: Dùng 20gr/ngày, chia thành 2 lần. Nhai khi bụng đói, kéo dài trong 2 tháng.

3. Bài thuốc chữa viêm gan, xơ gan mãn tính do âm hư

  • Chuẩn bị: Đương quy, mạch môn, bắc sa sâm mỗi thứ 12gr, xuyên luyện tử 6gr, sinh địa 24 – 40gr, câu kỷ tử 12 – 24gr
  • Cách làm: Đem các vị trên sắc lấy nước uống.

4. Bài thuốc trị đau mỏi thắt lưn do thận hư

  • Chuẩn bị: Hoàng tinh và câu kỷ tử lượng bằng nhau.
  • Cách làm: Tán bột, sau đó trộn với mật làm thành viên. Mỗi lần uống khoảng 12gr với nước ấm, dùng 2 lần/ngày cho đến khi khỏi.

5. Bài thuốc thải độc gan từ trà câu kỷ tử 

  • Chuẩn bị: Trà, mật ong, câu kỷ tử khô.
  • Cách làm: Hãm các nguyên liệu trên với nước sôi trong khoảng 10 phút, uống hằng ngày có tác dụng giải độc cho gan.
11676968143.jpeg

Trà kỷ tử

6. Bài thuốc tăng số lượng và chất lượng tinh trùng, hỗ trợ điều trị chứng vô sinh –hiếm muộn ở nam giới

  • Chuẩn bị: Nhục thung dung, lộc giác giao, lộc nhung, câu kỷ tử, đương quy, xuyên khung, đan sâm, táo nhân, sinh địa, nhân sâm.
  • Cách làm: Ngâm các vị thuốc trên với khoảng 10 lít rượu 40 độ. Sau đó đun 300gr đường phèn với 0.5 lít nước đến tan ra, đợi nguội sau đó đổ vào rượu ngâm. Rượu ngâm trong 30 ngày. Mỗi lần dùng 25ml (một ly nhỏ), dùng 3 lần/ngày

7. Những điều cần lưu ý khi dùng bài thuốc từ Câu kỷ tử

  • Dược liệu kỷ tử có thể gây sảy thai, vì vậy phụ nữ có thai không nên dùng.
  • Phụ nữ đang cho con bú nên hạn chế dùng câu kỷ tử vì có thể làm giảm khả năng tiết sữa.
  • Kỷ tử có tính trệ, cần cẩn trọng khi dùng cho người có tỳ vị hư yếu, tiêu chảy kéo dài,...
  • Tuyệt đối không dùng câu kỷ tử cho người có ngoại tà thực nhiệt.

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết, kỷ tử là một loại dược liệu quý với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, thường được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Y học cổ truyền giúp ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại dược liệu khác, kỷ tử cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn nếu sử dụng không đúng cách. Vì vậy chúng ta phải hết sức lưu ý, và tìm hiểu thật kĩ, tốt hơn hết là nên thông qua sự hướng dẫn của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.trước khi sử dụng.

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan là thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn và nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng. Sử dụng thuốc kịp thời giúp giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau khác và giúp người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đầu ngón tay chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên rất nhạy cảm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu ngón tay, phổ biến nhất là do các bệnh lý. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính là một bệnh tiêu hóa phổ biến có thể dẫn đến ung thư nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, việc nắm bắt thông tin về căn bệnh này là rất quan trọng để phòng ngừa và xử lý kịp thời nếu mắc phải.
Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì hiện đang là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại trong xã hội ngày nay. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Đăng ký trực tuyến