Ai trong chúng ta cũng đã từng đi qua những năm tháng tuổi học trò chắn chắn sẽ không bao giờ quên những cây Bàng sừng sững trong sân trường. Tán bàng to rộng tỏa xòe cho bóng mát cho lũ học trò năm xưa…
Ai trong chúng ta cũng đã từng đi qua những năm tháng tuổi học trò chắn chắn sẽ không bao giờ quên những cây Bàng sừng sững trong sân trường. Tán bàng to rộng tỏa xòe cho bóng mát cho lũ học trò năm xưa…
Và nay Bàng lại cho ta biết thêm là một thứ cây dùng làm thuốc trong Y học cổ truyền, để chữa trị đau răng, viêm lợi, làm se ghẻ, chữa lỵ, ỉa chảy, trị cảm sốt, ra mồ hôi, bệnh trĩ, phong tế thấp…. Hãy cùng Dược sĩ, Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu hơn về cây Bàng này nhé!.
Cây Bàng
Tên gọi khác: Bàng biển, Quang lang
Tên khoa học: Terminalia catappa L., thuộc họ Bàng Combretaceae
Bàng là loại cây thân gỗ lớn. Cây cao khoảng 8 – 10m, có thể cao tới 30 – 35m. Các cành mọc vòng xòe ra thành tán rộng và nằm ngang, tán lá rộng, mọc đối xứng. Cây già càng lâu năm thì tán lá càng to rổng ra nên tạo cảm giác rộng lớn hơn.
Lá to hình thìa, đầu tròn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông hung nhạt, phiến lá dài 25-30cm, rộng 10-12cm.
Là loài cây về mùa khô có lá sớm rụng. Trước khi rụng thì các lá chuyển màu từ xanh sang màu đỏ ánh hồng hay nâu vàng.
Hoa nhiều mọc thành bông dài 15-20cm, trên cán bông có lông.l à loại hoa đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây.
Quả hình bầu dục, nhẵn, đầu quả hơi nhọn, dẹt ở 2 bên rìa , phình to ở giữa, dài khoảng 4 cm, rộng 3 cm. nhân quả bên trong chứa một hạt. chứa cơm màu vàng đỏ, có xơ.
Quả chứa tinh dầu có mùi đặc trưng. Mùa ra quả vào tháng 8 – 10.
Cây Bàng có xuất xứ từ Ấn Độ, New Guinea. hay bán đảo Mã Lai. Nó được phân bố ở các nước vùng nhiệt đới. Cây Bàng được di thực từ đảo Moluques vào chứ không có ở nước ta,
Bàng là loại cây ưa ánh sáng. có khả năng chịu hạn tốt, không kén đất, Tại nước ta, cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi để lấy bóng mát, lấy gỗ và một số người dùng làm thuốc.
Lá và vỏ Bàng có chứa Tanin, vỏ thân chứa 20 – 35% Tanin Catechic và Tanin Pyrogalic. Tanin trong Vỏ cành chứa 11% .
Trong lá chứa corilagin, acid galic, egalic, và acd brevifolincarboxylic.
Nhâ hạt có chứa 50% dầu béo, mùi vị dễ chịu, màu lục nhạt hay vàng nhạt, Và Nhân hạt có thể ăn được
Dầu hạt Bàng còn tách được acid toàn phần ở dạng đặc, màu trắng hay vàng nhạt, trong đó có chứa tới 36%. thành phần acid đặc
Dầu hạt Bàng vào nhóm có chỉ số iod thấp do không cho phản ứng hexabromua cho nên người ta có thể kết luận dàu bang không có glyxerit limoleic và thuộc loại dầu không khô.
Các bộ phận cây bàng được dùng để làm thuốc
Lá Bàng có tính mát. Quả và Vỏ cây có tác dụng làm săn da và niêm mạc da. Hạt có vị ngoan,béo,
* Theo y học hiện đại:
* Theo y học cổ truyền:
Lấy lá bàng non và búp đem rửa sạch, để khô, thái nhỏ, cho vào chảo sao vàng hạ thổ.
Hàng ngày cho 1 nhúm cho vào bình trà, hãm, uống thay trà liên tục 2 tháng.
Lá bàng khô 15gr, Bạc hà khô 12gr, Kinh giới khô và Vỏ quýt khô mỗi vị 10gr.
Đem sắc lấy nước uống. Chỉ uống một lần khi còn nóng, rồi trùm đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
Lá Bàng non tùy to nhỏ, Dùng khoảng 6 – 10 lá, Đem giã nát cùng 1/4 thìa cà phê muối hạt.
Cho thêm 250 ml nước, khuấy đều, bỏ bã, lọc phần nước cốt,
Đem dùng súc miệng kỹ, cứ 4 giờ súc 1 lần. dùng vài lần sẽ bớt đau
Dùng búp non hay vỏ thân cây sắc thành nước đặc, dùng ngậm và súc miệng mỗi ngày.
Ngoài ra,có thể lấy vỏ thân ngâm rượu, dùng ngậm mỗi 3 lần/ngày.
Bài thuốc từ Lá Bàng non chữa sâu răng
Lấy Búp bàng non, phơi khô, tán thành bột mịn, rắc lên chổ ghẻ.
Đun lấy nước từ lá cây Bàng rửa sạch, thái nhỏ, Rồi dùng ngâm rửa hậu môn chừng 15 – 20 phút.
Lại dùng Thiên lý, rửa sạch, giã nhỏ, rồi thêm chút nước muối sinh lý, giã nát, vắt lấy nước cốt, tẩm vào băng gạc. Rồi đắp băng vào hậu môn, để yên cho đến sáng.
Thực hiện liên tục trong một tháng mỗi ngày một lần,.
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Cây Bàng là một loại cây dược liệu dễ tìm, các bộ phận dùng của nó được làm thuốc để chữa được một số bệnh thông thường. như đau dạ dày, trị, mụn nhọt, cảm sốt.sâu rănng, bệnh trĩ, ghẻ lở… Mặc dù không chứa độc tính nhưng trước khi sử dụng dược liệu, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể để phòng tránh trường những hậu quả không mong muốn khi tự ý sử dụng../
DsCKI. Nguyễn Quốc Trung