Câu kỷ tử là vị thuốc quý và được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Có tác dụng bổ thận, cường gân cốt, sinh tinh, trừ phong, …
Câu kỷ tử là vị thuốc quý và được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Có tác dụng bổ thận, cường gân cốt, sinh tinh, trừ phong, …
Cây Câu kỷ tử
Ngoài ra, dược liệu này được dùng để chữa trị chứng hiếm muộn, vô sinh, di mộng tinh ở nam giới, các vấn đề về mắt và viêm dạ dày mãn tính.
Hãy cùng Dược sĩ trường Cao đẳng y dược Pasteur khám phá bí mật đằng sau cây Dược liệu này nhé!
1.1. Đặc điểm thực vật
Đây là một trong những vị thuốc quý hiếm. Kỷ tử có thân mềm, dáng mọc đứng với độ cao trung bình từ 50 – 150 cm.Cành kỷ tử mảnh, thỉnh thoảng có gai.
Lá đơn, mọc so le, dài như hình lưỡi mác. Lá mọc sát cành cây, gần như không có cuống, hai mặt lá đều nhẵn dài khoảng 2 – 5 cm, rộng khoảng 0,5 – 2,5 cm.
Hoa mọc đơn lẻ ở phần nách lá, có màu tím đỏ phơn phớt. ra hoa vào tháng 6 – 8 và sai quả từ tháng 7 – 10 hàng năm
Quả kỷ tử có hình trứng nhỏ và thuôn dài. Khi đã chín, quả chuyển dần sang màu đỏ thẫm, có kích thước khoảng 0,5 - 2cm, thịt quả mềm, mọng. Bên trong của quả có màu nâu sẫm và thân dẹt.
Thu hoạch quả vào khoảng tháng 9- 10 hàng năm bởi thời gian này quả đã chín và mang nhiều dược chất quý.
1.2. Phân bố
Cây có nguồn gốc từ tỉnh Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây Trung Quốc.
Hiện nay đã được di thực vào Việt Nam nhưng sản lượng chưa cao. Kỷ tử thường được trồng làm thuốc ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.
1.3. Thu hái – sơ chế
Quả được thu hoạch vào tháng 9 – 10. nên hái những quả chín đỏ vào chiều mát hoặc sáng sớm. Đem quả kỷ tử phơi trong bóng râm, khi quả có dấu hiệu nhăn mới đem phơi ngoài nắng cho khô hoàn toàn.
Cách bào chế dược liệu:
1.4. Bảo quản
Bảo quản ở nơi thoáng mát. Nên phun rượu, trộn lên hoặc xông diêm sinh định kỳ để tránh ẩm mốc.
Câu kỷ tử chứa các vitamin B1, C, B2, canxi, sắt, kẽm, valine, acid amin, betain, linoleic acid, asparagine,…
Quả Câu kỷ tử
*Theo y học hiện đại:
*Theo Đông y: Câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình hòa. Là một trong những vị thuốc nuôi dưỡng gan và thận, cung cấp tinh chất và máu huyết cho cơ thể, cải thiện thị lực.
Tác dụng: Cường thịnh âm đạo, an thần, minh mục, bổ ích tinh huyết, khử hư lao, nhuận phế, trừ phong, bổ gân cốt, ích khí, tư thận,…
Chủ trị: Chữa Chứng âm huyết hư tổn, bị lao, can thận âm hư, tiểu đường, di tinh, huyết hư gây chóng mặt, và đau thắt lưng, khái thấu.
Dược liệu rất tốt đối với can thận hư tổn, lưng đau gối mỏi, tinh huyết thiếu hụt, chóng mặt, ù tai, di tinh. Ngoài ra, dược liệu còn hỗ trợ khi thận hư tinh giảm, thị lực giảm, tiểu đường, khô miệng,.
5.1. Chức năng miễn dịch
Theo tin tức y dược, dược liệu có khả năng giúp miễn dịch không đặc hiệu. Bằng cách tăng kích thích đại thực bào thực bào, làm tăng cường tác dụng của lysozyme. là một enzym tiêu hóa, lysozyme cung cấp chức năng sát trùng và miễn dịch không đặc hiệu.
5.2. Tác dụng chống lão hóa
Với dịch chiết xuất Kỷ tử qua thực nghiệm thấy có tác dụng giảm quá trình lão hóa. Mặc khác, nhiều nghiên cứu về tác dụng của dược liệu đối với bệnh Alzheimer cũng cho thấy. Dược liệu còn có tác dụng làm giảm thiểu quá trình chết tự động ở các tế bào vỏ não.
Với thành phần polysacarit và flavonoid dược liệu có Tác dụng chống oxy hóa Và hoạt chất Betain cũng có thể góp phần vào quá trình chống oxy hóa của kỷ tử.
5.3. Bảo vệ tế bào gan
Hoạt chất Betaine hydrochloride trong dược liệu có thể làm tăng đáng kể phospholipids trong huyết thanh và gan. Cơ chế này giúp bảo vệ đáng kể trong việc giảm phospholipid và cholesterol.
5.4. Hạ đường huyết
Chiết xuất Kỷ tử có thể làm giảm đáng kể đường huyết, tăng dung nạp glucose và ít tác dụng phụ hơn. Kỷ tử có thể làm giảm đáng kể nồng độ glucose trong máu và nồng độ cholesterol toàn phần trong huyết thanh
5.5. Câu kỷ tử và cải thiện thị lực
Có tác dụng tốt lên nhiều bệnh lý về mắt: tăng nhãn áp, bệnh võng mạc tiểu đường và bệnh thần kinh thị giác do thiếu máu cục bộ. bảo vệ chống lại tổn thương oxy hóa trong nhiều tế bào và mô.Do có Polysacarit trong kỷ tử (LBP)
Câu kỷ tử là dược liệu được sử dụng rất phổ biến trong y học cổ truyền. Với tác dụng bổ thận, cường gân cốt, sinh tinh, trừ phong, … Ngoài ra, dược liệu này được dùng để chữa trị chứng vô sinh – hiếm muốn, di mộng tinh ở nam giới, các vấn đề về mắt và viêm dạ dày mãn tính.
Tuy nhiên trước khi sử dụng kỷ tử để điều trị bệnh, bạn nên chú ý liều lượng để tránh các tác dụng không mong muốn. Cần tham khảo ý kiến thầy thuốc cùng chuyên gia trước khi sử dụng để được an toàn và tránh được những tác dụng phụ không moong muốn có thể xãy ra trong khi sử dụng./.
Ds.CKI.Nguyễn Quốc Trung