Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây Bách bộ

Chủ nhật, 25/06/2023 | 15:47

ở nước ta cây Bách bộ mọc hoang phổ biến ở các tỉnh vùng núi phía Bắc và được sử dụng để điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp như ho gà, viêm phế quản,.. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về cây Bách bộ trong bài viết này nhé!

01687682976.jpeg

Cây Bách bộ có đặc điểm thực vật như thế nào?

Theo giảng viên Trường cao đẳng Y Dược Pasteur cây Bách bộ có những đặc điểm thực vật sau:

Cây Bách bộ thuộc dạng thân leo có thể dài 6-8m, thân nhỏ màu xanh.

Lá thường mọc đối xứng nhau hoặc có thể mọc sole, phiến lá hình tim, có cuống dài, gân phụ nổi rõ trên mặt lá.

Hoa có màu vàng hoặc đỏ, mọc ở kẽ lá.

Quả thuộc loại quả nang bên trong thường có 4 hạt.

Cây Bách bộ có phần rễ phình to thành củ dưới mặt đất, thường có khoảng 20-30 củ nên còn có tên gọi khác là dây ba mươi.

Cây Bách bộ mọc hoang ở nhiều tỉnh nước ta như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình, Phú Thọ,…

Thường sử dụng phần rễ củ dưới mặt đất của cây Bách bộ làm thuốc. Nên thu hoạch vào mùa đông, đào về rửa sạch phơi hoặc sấy khô.

Rễ củ Bách bộ có vị đắng, có màu vàng nâu bên ngoài và có nhiều nếp nhăn.

Bách bộ có những thành phần hóa học nào?

Thành phần hóa học chính của cây Bách bộ là các alkaloid cụ thể là tuberostemonin, stenin, …

Ngoài ra còn có các thành phần khác như glucid, lipid, protid và các acid hữu cơ như acid oxalic, acid malic,..

Bách bộ có những tác dụng chữa bệnh nào?

Theo Y học cổ truyền, Bách bộ có tác dụng chủ yếu là nhuận phế, sát trùng và diệt chấy rận. Thường được dùng để điều trị các bệnh lý như viêm phế quản mạn, ho gà, ho lâu ngày không khỏi, giun kim, chấy rận.

Theo Y học hiện đại, Bách bộ có những tác dụng chữa bệnh sau:

Trên hệ hô hấp: một số nghiên cứu chỉ ra rằng dịch chiết Bách bộ có tác dụng ức chế phản xạ ho, làm giãn cơ trơn hô hấp, giảm tiết dịch phế quản giúp thông toáng đường thở và làm giảm sự nhạy cảm của trung tâm hô hấp với các tác nhân gây kích thích ho.

Thành phần alkaloid ở trong rễ củ Bách bộ có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt một số vi khuẩn có hại cho cơ thể như phó thương hàn, lỵ, tụ cầu vàng,…

Diệt ký sinh trùng: Dịch chiết Bách bộ có tác dụng đối với một số ký sinh trùng như chấy tận, bọ chét, ấu trùng ruỗi, muỗi,… Thành phần stemonin của Bách bộ làm cho giun bị tê liệt và chết.

Bách bộ có cách dùng và liều lượng như thế nào?

Rễ củ Bách bộ được phơi hoặc sấy khô sau đó sắc lấy dịch chiết hoặc nấu thành cao đặc, có thể nghiền thành bột. Khi sử dụng thường kết hợp với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị. Tùy thuộc vào bệnh lý mà liều lượng sử dụng khác nhau. Thường dùng liều từ 6-20g.

Những người có tỳ vị hư yếu không nên sử dụng Bách bộ. Khi bị ngộ độc do sử dụng quá nhiều Bách bộ có thể lấy nước ép gừng tươi uống để giải độc.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ Bách bộ

Trị ho: kết hợp bách bộ và gừng tươi, giã nát chắt lấy nước sắc uống khoảng 2 chén. Có thể

Trị ho lâu ngày không khỏi: Bách bộ 80g rửa sạch giã lấy nước nấu thành cao đặc mỗi lần 1 muỗng canh, ngày 3 lần đến khi hết ho. Trường hợp ho nhiều có thể uống cùng với mật ong.

Trẻ nhỏ ho do lạnh: tán thành bột hỗn hợp rễ bách bộ sao vàng kết hợp cùng với ma hoàng đã bỏ đốt mỗi vị 30g. Sau đó cho mật ông vào làm thành viên uống hằng ngày. Có thể kết hợp cùng với hạnh nhân để tăng tác dụng.

11687682976.png

Bách bộ được sử dụng hiệu quả trong chữa ho

Bài thuốc trị giun kim: sắc khoảng 30gr bách bộ đến khi cô đặc còn 10-20ml. Lấy dịch sắc thụt vào trực tràng liên tục trong 2-3 ngày. Có thể sử dụng bột hỗn hợp Bách bộ + binh lang+ sử quân tử + vaselin bôi vào xung quang hậu môn của trẻ.

Bài thuốc trị giun đũa: uống 5 ngày liên tiếp dịch sắc 10g bách bộ, sau đó uống thêm thuốc nhuận tẩy.

Sử dụng hỗn hợp bột bách bộ và dầu mè bôi vào trong lỗ tai để điều trị trong trường hợp côn trùng đi vào tai.

Tóm lại, theo giảng viên Cao đẳng Dược Bách bộ được sử dụng để điều trị các bệnh lý như ho, ho lâu ngày không dứt, ho do lanh, diệt giun,… Tuy nhiên cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để có hiệu quả tốt nhất trong điều trị.

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đăng ký trực tuyến