Corticoid là thuốc chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch, được dùng cho nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, do hiệu quả giảm triệu chứng nhanh, corticoid thường bị lạm dụng, dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng không đúng cách.
Corticoid là thuốc chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch, được dùng cho nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, do hiệu quả giảm triệu chứng nhanh, corticoid thường bị lạm dụng, dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng không đúng cách.
Theo Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, corticoid hay glucocorticoid, là một loại thuốc kháng viêm được chỉ định cho nhiều bệnh lý khác nhau. Corticoid trong điều trị hoạt động tương tự hormone do tuyến thượng thận (hai tuyến nhỏ nằm trên thận) sản xuất.
Trên thị trường, thuốc chứa corticoid có nhiều dạng khác nhau:
Các loại corticoid thường gặp trong thành phần của thuốc bao gồm: hydrocortisone, prednisone, prednisolone, methylprednisolone, fluticasone, triamcinolone, beclomethasone, betamethasone, clobetasone, dexamethasone và budesonide.
Corticoid được sử dụng cho nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm:
Theo Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, sử dụng thuốc corticoid trong khoảng thời gian ngắn (1–2 tuần) thường không gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số tác dụng phụ nhẹ có thể gặp khi dùng ngắn hạn gồm: kích ứng dạ dày, tăng cảm giác ngon miệng, và khó ngủ.
Nêu sử dụng corticoid trong thời gian dài hoặc dùng đợt ngắn nhưng lặp lại nhiều lần sẽ dễ gây tác dụng phụ hơn. Nguy cơ gặp tác dụng phụ càng lớn khi sử dụng corticoid liều càng cao. Do đó, nếu cần điều trị bằng corticoid dài hạn, bác sĩ sẽ cân nhắc liều thấp nhất có thể mà vẫn kiểm soát được triệu chứng. Một số bệnh cần liều cao hơn để kiểm soát triệu chứng. Liều corticoid cũng có thể thay đổi từ người này sang người khác và phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh mặc dù thậm chí cùng một bệnh.
Một số tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra khi dùng corticoid kéo dài gồm:
Do vậy, nếu bạn cần dùng corticoid dài hạn, nên tái khám và làm các xét nghiệm định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện sớm các tác dụng phụ (nếu có).
Với corticoid dạng uống (viên, siro...), nên dùng cùng thức ăn để giảm kích ứng dạ dày.
Không ngừng thuốc đột ngột nếu đã dùng corticoid trong thời gian dài.
Ngừng thuốc đột ngột có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Bác sĩ sẽ hướng dẫn giảm liều thuốc từ từ, thường kéo dài vài tuần để cơ thể có thời gian khôi phục lại khả năng sản xuất hormone tự nhiên.
Với corticoid dạng mỡ hoặc kem bôi ngoài da, chỉ nên dùng một lượng nhỏ đủ để tạo lớp mỏng trên vùng da bệnh. Điều này giúp hạn chế thuốc hấp thu quá nhiều vào cơ thể, tránh tác dụng phụ. Không nên băng vùng bôi thuốc và tránh bôi vào vùng da trầy xước hoặc vùng da thường xuyên bị cọ xát.
Corticoid dạng hít thường ít gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số tác dụng phụ thường gặp như nấm miệng và khàn giọng có thể phòng tránh bằng cách thực hiện đúng kỹ thuật xịt hít và súc miệng sau khi dùng thuốc.
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur