Cortisol là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm Cortisol

Thứ tư, 18/01/2023 | 08:39

Cortisol là một loại hormone steroid do vỏ thượng thận tiết ra, nó được biết đến như một hormone chống trầm cảm. Nó còn có tác dụng làm tăng huyết áp, tăng đường huyết và tác động lên hệ miễn dịch, chống dị ứng.

Xét nghiệm cortisol có thể giúp đánh giá tình trạng giảm hay tăng cortisol, từ đó sẽ định hướng chẩn đoán các bệnh như Cushing, Addison hay một vài bệnh liên quan đến vỏ thượng thận.

 Cortisol là gì?

 
 
01674006162.jpeg

Cortisol hay có tên glucocorticoid là một  loại hormone mà khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ kích thích vùng dưới đồi tăng tiết hormone giải phóng hormone hướng thượng thận, rồi hormone này kích thích tuyến yên tăng tiết  hormone ACTH, từ đó sẽ kích thích vỏ thượng thận tiết cortisol. Việc tăng cortisol lại kích thích ngược lại làm tuyến yên giảm tiết ACTH.

Cortisol là một hormone  steroid được sản xuất bởi vỏ thượng thận

Vai trò cortisol đối với cơ thể:

  • Giúp tiêu thụ lượng glucose tạo thành năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể
  • Kích thích tăng chuyển hóa các chất trong cơ thể, nhất là những chất dùng dự trữ năng lượng như mỡ, đạm,...
  • Giúp chống căng thẳng nhờ khả năng khởi động các phản ứng lên tác nhân gây căng thẳng
  • Chúng tham gia vào hệ thống miễn dịch và các phản ứng chống viêm
  • Tăng tiết dịch vị
  • Nồng độ cortisol giúp đánh giá chức năng của vỏ thượng thận

Sự sản sinh cortisol còn phụ thuộc vào nhịp điệu ngày đêm, thường nồng độ cortisol trong máu cao nhất vào buổi sáng rơi vào lúc 6 giờ đến 8 giờ và thấp nhất vào ban đêm. Do vậy, khi tiến hành xét nghiệm nồng độ cortisol thì thời điểm lấy mẫu lý tưởng nhất là buổi sáng ( thường là trước 10 giờ sáng)

Xét nghiệm cortisol có thể được tiến hành trên mẫu bệnh phẩm là máu hoặc là nước tiểu 24 giờ tùy theo chỉ định của bác sĩ phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh.

Ý nghĩa của xét nghiệm cortisol là gì?

Theo chuyên gia ngành xét nghiệm y học Với xét nghiệm cortisol trên bệnh phẩm máu, sự thay đổi nồng độ cortisol sẽ giúp đánh giá, chẩn đoán phân biệt các bệnh như:

  • Suy thượng thận tiên phát và suy thượng thận thứ phát
  • Đánh giá các vấn đề bệnh lý liên quan đến tuyến yên
  • Hội chứng Cushing

Với  xét nghiệm chỉ số cortisol niệu sẽ giúp đánh giá các vấn đều như sau:

  • Giúp định hướng chẩn đoán cũng như theo dõi hiệu quả điều trị của một số bệnh về cường tuyến thượng thận, bệnh Addison,...
  • Hỗ trợ chẩn đoán bất thường 11 Beta hydroxysteroid dehydrogenase
  • Chẩn đoán tăng tiết aldosteron

Vậy ý nghĩa của việc xét nghiệm chỉ số cortisol là gì?

Nồng độ bình thường của cortisol: Cortisol trong máu bình thường (Từ 7 giờ đến 10 giờ) là 6,2 - 11,9 μg/dl, (từ 16 giờ đến 20 giờ) là 2,3 - 11,9 μg/dl. Chỉ số cortisol niệu là 10 - 100 μg/ngày.

Xét nghiệm chỉ số cortisol tăng cao trong máu gặp ở các trường hợp như: hội chứng Cushing, người béo phì, người làm việc vận động quá sức, người đang bị sốc hay có dấu hiệu bị căng thẳng, gặp ở bệnh nhân u tuyến biểu mô thượng thận, cường tuyến yên hoặc là cường tuyến giáp, tăng cortisol  còn báo hiệu đang trong tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, ở những người đang mang thai, bị bỏng hay viêm tụy cấp cũng sẽ tăng cortisol.

Xét nghiệm chỉ số cortisol trong máu giảm khi: mắc bệnh Addison hay các bệnh lý về gan, suy tuyến thượng thận, suy tuyến giáp hay hoại tử tuyến yên sau sinh, hạ đường huyết cũng kéo theo giảm nồng độ cortisol trong máu.

Chỉ số cortisol niệu tăng cao trong các trường hợp: phụ nữ có thai hoặc không có kinh nguyệt, bị stress,  cường tuyến giáp, có khối u ở tuyến yên, hội chứng Cushing, bệnh nhân ung thư phổi.

Chỉ số xét nghiệm cortisol niệu giảm khi: có biểu hiện rối loạn chức năng cầu thận, bệnh Addison, suy tuyến yên, suy tuyến giáp.

Mặt khác, sự thay đổi nồng độ cortisol trong cơ thể có thể không liên quan đến các yếu tố bệnh lý như là: khi căng thẳng, làm việc quá sức hay đang ngủ, dùng các loại thuốc như Dexamethason, thuốc tránh thai, Amphetamine,... hoặc có thể do mẫu bệnh phẩm không được lấy đúng cách cũng như bảo quản không phù hợp.

Những điều cần lưu ý khi lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm chỉ số cortisol

Một vài yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm cortisol:

  • Về yếu tố tâm lý như bệnh nhân đang cảm thấy sợ hãi, lo lắng, căng thẳng
  • Bệnh nhân đang mang thai
  • Ăn uống hay có hoạt động thể chất mạnh trước khi làm xét nghiệm
  • Bệnh nhân đang hạ đường huyết.
  • Sử dụng thuốc tránh thai trước đó hay đang dùng thuốc điều trị các loại bệnh khác
  • Trong vòng 1 tuần trước khi làm xét nghiệm, bệnh nhân có quét phóng xạ.
  • Ngoài ra, có thể mẫu bệnh phẩm không đảm bảo

Theo Giảng viên trường Cao đẳng Dược để tránh những sai số trong xét nghiệm cortisol làm việc chẩn đoán không chính xác, ta cần lưu ý những điều sau đây:

  •  
     
    11674006162.jpeg
    Vì nồng độ cortisol thay đổi tùy từng thời điểm trong ngày, nên thời gian làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng.

Lấy máu làm cortisol rốt nhất là vào buổi sáng

  • Nếu bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm chỉ số cortisol trong máu: cần nhịn ăn tầm 10 đến 12 tiếng trước khi lấy máu và không hoạt động thể chất mạnh trước khi làm xét nghiệm 1 ngày, cần ngưng sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh trước khi xét nghiệm 24 giờ như thuốc chống động kinh, thuốc tránh thai, các thuốc glucocorticoids. Với bệnh nhân nghi ngờ mắc hội chứng Cushing, cần lấy máu 2 lần: lúc sáng từ 7 – 10 giờ và lúc tối từ 16 – 20 giờ.
  • Nếu bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm chỉ số cortisol niệu: lấy mẫu nước tiểu 24 giờ theo hướng dẫn, bảo quản trong bình có chứa acid boric theo yêu cầu.

Tóm lại, cortisol là một hormone quan trọng của cơ thể chúng ta. Để biết chỉ số cortisol trong cơ thể có thể làm xét nghiệm máu hoặc là nước tiểu. Tăng chỉ số cortisol hay giảm chỉ số cortisol đều liên quan đến các bệnh lý của cơ thể. Và xét nghiệm chỉ số cortisol có thể bị sai số nếu không thực hiện đúng quy trình dẫn đến những chẩn đoán không đúng. Do đó, khi bạn muốn thực hiện xét nghiệm cortisol bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín để không bị ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm dẫn đến chẩn đoán bệnh lý không đúng, từ đó đưa đến những hướng điều trị sai lầm.

Nguồn: Trường cao đẳng y dược pasteur

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan là thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn và nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng. Sử dụng thuốc kịp thời giúp giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau khác và giúp người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đầu ngón tay chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên rất nhạy cảm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu ngón tay, phổ biến nhất là do các bệnh lý. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính là một bệnh tiêu hóa phổ biến có thể dẫn đến ung thư nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, việc nắm bắt thông tin về căn bệnh này là rất quan trọng để phòng ngừa và xử lý kịp thời nếu mắc phải.
Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì hiện đang là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại trong xã hội ngày nay. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Đăng ký trực tuyến