Năm 2022 lại là một năm khác của đại dịch Covid-19, đây cũng là một năm đầy thách thức với hệ thống y tế để giải quyết các vấn đề về sức khỏe – những vấn đề cũ và mới.
Năm 2022 lại là một năm khác của đại dịch Covid-19, đây cũng là một năm đầy thách thức với hệ thống y tế để giải quyết các vấn đề về sức khỏe – những vấn đề cũ và mới.
Đánh giá tình hình sức khỏe ở năm 2022 vừa qua
Covid-19 và đậu mùa khỉ: Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Năm 2022 vẫn tiếp diễn ra đại dịch Covid-19 với biến chủng mới – biến chủng omicron – có tốc độ lây lan nhanh chóng, nhưng chúng ta đã trải qua đại dịch này với thái độ chủ động và bình tĩnh hơn rất nhiều. Covid-19 dường như dần trở nên tương tự như virus cúm mùa bình thường, người dân được tiêm phòng đầy đủ với ít nhất một liều, trong đó có rất nhiều người sau khi mắc bệnh đã có miễn dịch bảo vệ.
Tuy nhiên, khi nỗi lo về đại dịch Covid-19 chưa hoàn toàn chấm dứt thì đầu tháng 5 năm 2022, tại Anh người ta lại tiếp tục phát hiện ra một virus mới có tên là virus đậu mùa khỉ (Monkeypox, viết tắt là MPOX). Virus này đã nhanh chóng lây lan ra nhiều Quốc Gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam cũng ghi nhận hai ca mắc phải có yếu tố dịch tễ - cả hai đều bị lây nhiễm virus khi đi du lịch nước ngoài. Mpox không phải một loại virus mới và hầu hết các trường hợp bệnh nhân đậu mùa khỉ có thể tự khỏi các triệu chứng (như ban, sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ,…) sau vài tuần. Tuy nhiên một số ít trường hợp vẫn có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm (như: nhiễm trùng da thứ phát, viêm phổi, lú lẫn,…), thậm chí là tử vong.
Ebola tấn công ở Uganda: Vào tháng 9, Uganda ghi nhận 1 ca mắc Ebola, sau khi xuất hiện các triệu chứng bệnh thì tử vong, tại khu vực Mubende; bệnh nhân là nam, 24 tuổi. Sau đó Bộ Y tế Uganda và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố dịch bệnh do virus Ebola bùng phát trở lại tại Uganda vào ngày 20/9/2022. Cũng tháng 9 này, có 6 trường hợp nghi nhiễm Ebola tử vong tại Mubenda được cơ quan y tế điều tra và sau đó thông báo virus gây bệnh là chủng virus Ebola Sudan tương đối hiếm gặp. Bệnh do virus Ebola gây ra còn được gọi là sốt xuất huyết Ebola, là một căn bệnh truyền nhiễm không phổ biến, nhưng đặc biệt nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao ở người. Ebola được phát hiện đầu tiên vào năm 1976 và tạo ra các đợt dịch bùng phát sau đó, tập trung chủ yếu ở lục địa châu Phi. Virus Ebola lây truyền từ động vật hoang dã sang người đồng thời lại lây lan giữa người với người trong cộng đồng. Mặc dù Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh do Ebola gây ra nhưng chúng ta vẫn luôn chủ động cập nhật kiến thức, sẵn sàng đối phó trước mọi tình huống có thể xảy đến.
Ebola tấn công ở Uganda
Những vấn đề khác ảnh hưởng đến hệ thống y tế: tỉ lệ người mắc bệnh truyền nhiễm đã giảm trong những năm gần đây nhưng dịch bệnh vẫn còn lưu hành tại nhiều quốc gia. Theo WHO, năm 2022 có nhiều quốc gia vẫn đang phải đối phó với dịch tả.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế, chiến sự có nhiều bất ổn, cùng với sự biến đổi khí hậu, hạn hán và lũ lụt đã gây sức ép lớn cho hệ thống y tế do số lượng người bị mắc bệnh tật và suy dinh dưỡng tăng đáng kể, đặc biệt tập trung chủ yếu ở các nước có chiến sự, các quốc gia Châu Phi, các nước đang và kém phát triển. Chẳng hạn như lũ lụt gây ảnh hưởng nghiêm trọng ở Pakistan, hay chiến tranh đang gây tử vong và những ảnh hưởng tiêu cực đến người dân Ethiopia và Ukraine.
Theo giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng cho biết: Mặc dù chúng ta đã trải qua một năm 2022 với nhiều bất ổn về tình hình y tế và tình hình kinh tế, chính trị. Tuy nhiên, đến cuối năm 2022, chúng ta vẫn thấy nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể trên ngành y tế.
Nói về vấn đề nổi cộm nhất – đại dịch Covid-19, mặc dù vẫn tiếp tục ghi nhận những ca mắc mới nhưng số lượng ca bệnh đã giảm đáng kể so với năm trước. Tiếp đó, đợt bùng phát đậu mùa khỉ đang dần suy yếu và ở dưới mức gây nguy hại toàn cầu, ngoài ra không có trường hợp nào về Ebola ở Uganda kể từ ngày 27 tháng 11. Mặc khác, trong khi năm 2021 là một năm ghi nhận số lượng lớn ca tử vong do ký sinh trùng sốt rét gây ra với tốc độ tăng nhanh thì đến năm 2022, tốc độ này đã giảm chậm lại và chậm hơn nhiều so với những năm trước đó.
Đặc biệt, công tác giáo dục tuyên truyền cũng phát huy hiệu quả cao khi Bộ Y Tế kết hợp với WHO ban hành các báo cáo toàn cầu toàn diện đến các cơ quan chức năng, chính phủ cùng người dân được hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc sức khỏe – cả thể chất và tinh thần, đề cao tầm quan trọng của việc tập luyện thể dục và các hoạt động thể lực.
Như vậy, các vấn đề y tế, sức khỏe vẫn trong tầm kiểm soát và chúng ta hoàn toàn nắm thế chủ động trong tình hình hiện tại.
Nguồn:
https://www.who.int/news-room/spotlight/health-highlights-2022
https://vneconomy.vn/who-cong-bo-dich-ebola-sot-xuat-huyet-ebola-tai-uganda.htm