Tìm hiểu về quá trình chuyển hóa trong cơ thể

Thứ bảy, 31/12/2022 | 09:57

Quá trình chuyển hóa diễn ra ở khắp mọi nơi trong tự  nhiên và trong chính cơ thể chúng ta. Bản chất đó là quá trình trao đổi chất và năng lượng, giúp cơ thể tồn tại và phát triển.

01672456208.jpeg

Chuyển hóa trong cơ thể

“Chuyển hóa” là gì

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Chuyển hóa – hiểu một cách đơn giản thì đó là tập hợp của tất cả các phản ứng sinh hóa diễn ra bên trong cơ thể. Khi chúng ta ăn, thức ăn được phân cắt rồi được hấp thu tại dạ dày và ruột non, đó là quá trình chuyển hóa (hay còn gọi là tiêu hóa). Rồi khi cơ thể chúng ta tiết ra các hormon sinh lý từ các tuyến như tuyến tụy, tuyến giáp, tuyến thượng thận,… đó cũng là “chuyển hóa”. Thậm chí cả khi chúng ta vận động cũng là các quá trình “chuyển hóa” đang diễn ra ở bên trong cơ thể.

Như vậy, muốn tồn tại, chúng ta chắc chắn phải “chuyển hóa”. Nếu coi cơ thể con người như một cỗ máy hoạt động, thì chuyển hóa chính là động cơ với hiệu suất cần thiết lập ở mức cân đối, gồm 2 dạng: chuyển hóa hiệu suất cao và chuyển hóa hiệu suất thấp.

  • Chuyển hóa hiệu suất cao: dạng chuyển hóa này sẽ tách calo và dễ dàng dự trữ chúng hơn dạng chuyển hóa hiệu suất thấp, đồng thời năng lượng tiêu hao dưới dạng nhiệt cũng ít hơn.
  • Chuyển hóa hiệu suất thấp: dạng chuyển hóa này không tách calo triệt để bằng dạng kia, đồng thời nó lại tiêu hao nhiều năng lượng dưới dạng nhiệt.

Vì vậy, những người muốn giảm cân nên hướng cơ thể đến dạng chuyển hóa hiệu suất thấp với mức năng lượng tiêu hao cao và có khả năng “đốt cháy” mỡ thừa tốt.

Những yếu tố tác động đến hiệu suất chuyển hóa

Cơ thể con người giống như một cỗ máy và không phải cỗ máy nào cũng hoạt động liên tục với 100% công suất, tương tự “cỗ máy con người” cũng vậy. Quá trình chuyển hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến như:

Gene và hormon chuyển hóa: đây là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể nói chung và hiệu suất chuyển hóa nói riêng. Chẳng hạn như có một số bệnh lý về rối loạn chuyển hóa bẩm sinh như: đái tháo đường, bệnh phenylketone niệu,… Hay một ví dụ điển hình về những người có bệnh lý chức năng tuyến giáp sẽ có hiệu suất chuyển hóa cao hơn và sản sinh ra ít nhiệt chuyển hóa hơn so với người bình thường. Điều này cũng giải thích cho hiện tượng những người có rối loạn chức năng tuyến giáp (cụ thể là chức năng tuyến giáp kém) lại có xu hướng phản ứng chậm với các chế độ ăn kiêng.

Đặc đểm sinh lý của các bộ phận cơ thể: một số bộ phận như hông, mông, bắp đùi ở nữ giới và vùng eo ở nam giới là những nơi lưu trữ chất béo tốt và đốt chất béo khó khăn. Bên cạnh đó thì những vùng này còn nhạy cảm với insulin hơn so với những vùng khác, có nhiều thụ thể alpha hơn thụ thể beta (liên quan đến việc lưu thông và phân phối lipid), do vậy mà mỡ thừa dễ bị tích tụ ở những vị trí này.

Chất dinh dưỡng: nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng chính cho cơ thể chúng ta đến từ 3 thành phần là những chất đa lượng bao gồm protein, carbohydrate và lipid.

11672456208.jpeg

Các chất dinh dưỡng từ thực phẩm

  • Protein (đạm) là chất dễ gây no và sinh nhiệt nhất trong các thành phần đa lượng, đây cũng là “chất đốt có hiệu suất thấp nhất”. Hay nói cách khác, việc sử dụng protein sẽ góp phần làm quá trình chuyển hóa tiêu tốn nhiều năng lượng đồng thời tạo nhiều nhiệt hơn. Đặc biệt, protein là chất khó dự trữ nhất so với các chất khác, điều này có ý nghĩa cho những người muốn giảm cân nhờ chế độ dinh dưỡng.
  • Carbohydrate như glucose hay monosacharide, oligosaccharid, tinh bột,… chúng là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể và là chất dễ gây no và dễ sinh nhiệt thứ hai chỉ sau protein, nhưng cũng còn phụ thuộc vào từng loại vì carbohydrate rất đa dạng. Cụ thể như tinh bột với nhiều chất xơ thì cho chuyển hóa hiệu suất thấp nhưng tinh bột ít xơ và nhất là đã qua tinh luyện thì lại có hiệu suất cao.
  • Lipid hay chất béo cũng là thành phần quan trọng trong chuyển hóa và có vai trò chính là cấu tạo nên tế bào, tuy nhiên chất béo khó gây no và khó sinh nhiệt nhất trong các thành phần đa lượng kể trên. Nó là dạng có hiệu suất cao nhất và có khả năng dự trữ.

Theo giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng cho biết: Để cơ thể hoạt động tốt thì các phản ứng phải diễn ra bình thường và rối loạn chuyển hóa là một bệnh lý.

Như vậy, thông qua bài viết trên, chúng ta đã phần nào hiểu hơn về chuyển hóa – là quá trình với các phản ứng đang diễn ra, và diễn ra liên tục bên trong chính cơ thể mình.

Tham khảo:

1.Hội chứng chuyển hóa - Rối loạn dinh dưỡng - Cẩm nang MSD - Phiên bản dành cho chuyên gia (msdmanuals.com)

2.https://suckhoedoisong.vn/ban-biet-gi-ve-chuyen-hoa-cac-chat-dinh-duong-trong-co-the-169139445.htm

Nguyên nhân gây cảm lạnh và các biện pháp khắc phục

Nguyên nhân gây cảm lạnh và các biện pháp khắc phục

Cảm lạnh là bệnh lý phổ biến thường xảy ra trong thời điểm giao mùa. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do các loại virus như Enterovirus hoặc Rhinovirus, xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng.
LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

Trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), Xuyên bối mẫu (Fritillariae Cirrhosae Bulbus) nổi tiếng với các đặc tính dược liệu mạnh mẽ. Dưới đây, cùng tìm hiểu về công dụng của Xuyên Bối Mẫu – vị thuốc thần kì này nhé!
Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch rất quan trọng đối với sức khỏe, vì vậy chúng ta cần tăng sức đề kháng hàng ngày. Một trong những cách tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng tự nhiên nhất đó là bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng.
Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ho đờm xanh kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp. Vậy những bệnh lý đó là gì? Người bệnh nên làm gì khi gặp phải triệu chứng ho ra đờm xanh?
Đăng ký trực tuyến