Đau mắt đỏ là bệnh gì? Cách phòng tránh và điều trị

Thứ năm, 26/01/2023 | 15:42

Viêm kết mạc do nhiễm trùng mắt hay còn gọi là đau mắt đỏ, thường gặp ở trẻ nhỏ. Nó thường dễ lây lan và các đợt bùng phát có thể xảy ra ở các trường mầm non và sân chơi.

 Nhưng bệnh cũng có thể gặp ở thanh thiếu niên và người lớn. Vậy làm cách nào để phòng ngừa và điều trị đau mắt đỏ, hay cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu qua bài viết sau đây.

01674723026.jpeg

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là tình trạng viêm kết mạc, phần lòng trắng của mắt và mí mắt bên trong. Đây là một bệnh nhiễm trùng nhẹ và mặc dù trông có vẻ xấu nhưng thường không nghiêm trọng.

Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu đau mắt đỏ, điều cần làm là đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám. Một số loại đau mắt đỏ tự khỏi nhưng một số loại khác cần được điều trị .

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ truyền nhiễm (loại có khả năng lây lan) do nhiều loại vi khuẩn và virus gây cảm và các bệnh nhiễm trùng khác gây ra. Đôi khi nó được gây ra bởi cùng loại vi khuẩn gây bệnh chlamydia và bệnh lậu, hai bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) .

Bên cạnh đó cũng có một số loại đau mắt đỏ không lây nhiễm như:

  • Viêm kết mạc dị ứng, nhóm này xảy ra thường xuyên hơn ở những trẻ có mắc các bệnh dị ứng khác. Các yếu tố kích hoạt bao gồm cỏ, phấn hoa cỏ phấn hương, vẩy da động vật và mạt bụi.
  • Viêm kết mạc kích ứng, gây ra bởi bất cứ thứ gì gây kích ứng mắt, chẳng hạn như ô nhiễm không khí hoặc clo trong hồ bơi

Dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ

Bên cạnh màu đỏ hoặc hồng đặc trưng, khó chịu ở mắt là một triệu chứng phổ biến khác. Người bệnh mô tả rằng cảm giác như có hạt cát ở trong mắt. Thường có một số chất tiết ra từ mắt, cảm giác đau và sưng kết mạc. Một số trường hợp bị sưng mí mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng chói. Đau mắt đỏ có thể xảy ra ở một bên mắt hoặc cả hai bên.

Đối với trường hợp viêm kết mạc dị ứng, thì triệu chứng ngứa và chảy nước mắt  là phổ biến nhất.

Đau mắt đỏ có lây không?

Đau mắt đỏ là bệnh truyền nhiễm nếu do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra :

  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn có thể lây từ người sang người ngay khi các triệu chứng xuất hiện và khi có dịch tiết từ mắt hoặc sau khi bắt đầu sử dụng kháng sinh 24 giờ
  • Bệnh đau mắt đỏ do virrus thường dễ lây lan trước khi xuất hiện các triệu chứng

Viêm kết mạc kích ứng và viêm kết mạc dị ứng không lây nhiễm.

Bạn có thể bị đau mắt đỏ nếu chạm vào người bị nhiễm bệnh hoặc qua vật trung gian, ví như khăn giấy đã qua sử dụng của người nhiễm bệnh. Vào mùa hè, bệnh đau mắt đỏ có thể lây lan khi trẻ em bơi chung bể bơi hoặc dùng chung khăn tắm bị nhiễm mầm bệnh. Bệnh này cũng có thể lây lan qua ho hoặc hắt hơi.

Ngoài ra, người bị đau mắt đỏ ở một bên mắt cũng có thể bị lây lan sang mắt còn lại bằng cách dụi hoặc chạm vào mắt bị nhiễm bệnh, sau đó chạm vào mắt chưa nhiễm.

Các cách điều trị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ do virus thường tự khỏi mà không cần điều trị gì. 

Ngược lại, đối với đau mắt đỏ do vi khuẩn thì có thể điều trị bằng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh.

Có thể uống Acetaminophen hoặc Ibuprofen để giảm bớt sự khó chịu (tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng)

11674723026.jpeg

Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Những cách làm khác giúp giảm tình trạng bệnh

Chườm mát hoặc ấm lên mắt có thể giúp mắt dễ chịu hơn. Sử dụng gạc hoặc bông gòn cùng với nước ấm làm sạch cẩn thận các cạnh của mắt bị nhiễm trùng. Bằng cách này có thể giúp loại bỏ lớp vảy khô khiến mí mắt dính vào nhau vào buổi sáng.

Nếu bạn đeo kính áp tròng, bác sĩ có thể khuyên không nên đeo kính áp tròng cho đến khi hết nhiễm trùng. Sau đó, khử trùng tròng kính và hộp đựng ít nhất hai lần trước khi đeo lại. Nếu bạn đeo kính áp tròng dùng một lần, hãy vứt bỏ cặp hiện tại và sử dụng cặp mới sau khi hết nhiễm trùng.

Các bác sĩ thường khuyên nên cho trẻ bị viêm kết mạc truyền nhiễm nghỉ học, không đến nhà trẻ hoặc trại hè trong một thời gian ngắn.

Đau mắt đỏ có thể được ngăn chặn?

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Viêm kết mạc truyền nhiễm rất dễ lây lan, vì vậy hãy rửa tay thật kỹ và thường xuyên bằng xà phòng. Không nên dùng chung thuốc nhỏ mắt, khăn giấy, khăn tắm, khăn lau, đồ trang điểm mắt hoặc vỏ gối,…

Đảm bảo rửa tay sạch sẽ sau khi chạm vào mắt của người bị nhiễm bệnh và vứt bỏ ngay những vật dụng như gạc hoặc bông gòn sau khi sử dụng. Giặt riêng khăn tắm và khăn trải giường đã sử dụng trong nước nóng với những đồ giặt còn lại của gia đình để tránh khuẩn.

Nếu bạn dễ bị viêm kết mạc dị ứng, hãy  hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi, phấn hoa vàvệ sinh nơi ở thường xuyên hơn. Chỉ có thể ngăn ngừa viêm kết mạc kích ứng bằng cách tránh các nguyên nhân gây kích ứng.

Sàng lọc và điều trị STDs cho phụ nữ mang thai có thể ngăn ngừa nhiều trường hợp đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh. Phụ nữ mang thai có thể có vi khuẩn trong ống sinh của mình ngay cả khi không có triệu chứng, đó là lý do tại sao sàng lọc trước khi sinh lại quan trọng.

Nếu đau mắt đỏ không cải thiện sau 2 đến 3 ngày điều trị hoặc sau một tuần không được điều trị, hãy liên hệ ngay với chuyên gia y tế..

Nếu mắt  ngày càng sưng, đỏ, đau ở mí mắt và xung quanh mắt, cùng với sốt, hãy nhanh chóng tìm đến chuyên gia y tế để được điều trị kịp thời. Những triệu chứng đó có thể có nghĩa là nhiễm trùng đã bắt đầu lan ra ngoài kết mạc và sẽ cần điều trị thêm.

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg là thuốc được sử dụng trong điều trị tăng cholesterol, rối loạn lipid máu hỗn hợp, tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử, phòng ngừa các biến chứng trên tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.
Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường, thành phần quen thuộc trong chế độ ăn, có mặt từ trái cây, mật ong đến bánh kẹo, nước ngọt. Đường mang lại vị ngọt và sự hài lòng cho khẩu vị, trở thành yếu tố không thể thiếu trong ẩm thực hàng ngày.
Đăng ký trực tuyến