Điểm danh những tác hại khi bỏ bữa sáng

Thứ tư, 21/12/2022 | 09:16

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày và tác hại bỏ bữa sáng rất lớn, thế nhưng cũng là bữa ăn dễ bị nhiều người bỏ qua nhất. Vì nhiều lý do khác nhau như là lười ăn, không muốn ăn, chưa đói, không có thời gian hay ăn gộp.

Tuy nhiên hành động bỏ bữa sáng lại mang đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu biết được những tác hại của việc không ăn sáng mong bạn sẽ thay đổi suy nghĩ và thói quen bỏ bữa sáng để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

01671590062.jpeg

Bỏ bữa sáng vì thời gian quá gấp gáp

1.Những nguyên nhân khiến bạn bỏ bữa sáng

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Bỏ bữa sáng xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Nhưng hầu như xuất phát từ thời gian quá gấp gáp, quá bận rộn khiến rất nhiều người không muốn dùng bữa sáng. Thời điểm vừa ngủ dậy, chúng ta ít có cảm giác thèm ăn và cũng chưa cảm thấy đói nên nhiều người chọn cách đi làm, đi học với chiếc bụng rỗng. Bên cạnh đó vì quá gấp gáp làm chúng ta không có đủ thời gian để kịp chuẩn bị và ăn sáng. Lâu dần, việc không ăn sáng trở thành thói quen và bữa sáng nghiễm nhiên không còn là bữa ăn chính trong chế độ ăn hằng ngày nữa.

Bữa sáng là bữa ăn các chuyên gia dinh dưỡng coi trọng. Nhịn ăn sáng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên nhiều đối tượng ăn kiêng, giảm cân hiểu lầm rằng không ăn sáng sẽ hạn chế được năng lượng nạp vào cơ thể giúp đẩy nhanh việc giảm cân.

2.Tác hại của việc bỏ bữa sáng

Khi bạn bỏ bữa sáng trong một thời gian sẽ dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như là:

2.1.Ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tim mạch

Những ảnh hưởng của việc không ăn sáng đến sức khỏe tim mạch được lý giải là do nó có thể làm hạ đường huyết, tăng huyết áp cũng như gây tắc nghẽn động mạch. Tất cả những điều này trở thành yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch mạn tính, đặc biệt là bệnh đột quỵ.

Khi tiến hành khảo sát ở một nhóm đối tượng thường xuyên bỏ bữa sáng cho thấy rằng, người duy trì thói quen ăn sáng đầy đủ thì 87% cải thiện được sức khỏe hệ tim mạch. Hơn thế, nghiên cứu về nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch trên nhóm đối tượng bỏ qua bữa sáng có tới 67% trên tổng số có nguy cơ mắc bệnh.

2.2.Tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2

Khi bạn bỏ bữa sáng có thể khiên sự lưu thông máu của cơ thể giảm sút, khi đó cơ thể không sản xuất đủ lượng hormone điều tiết quá trình chuyển hóa nên có thể xảy ra tình trạng rối loạn chuyển hóa, từ đó gây rối loạn đường huyết dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng và làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2.

Nghiên cứu từ Đại học Harvard, khảo sát trên 46.289 phụ nữ cho thấy rằng những người có thói quen bỏ bữa sáng có nguy cơ bị bệnh lý này cao hơn so với người ăn sáng đầy đủ lên đến 54%.

2.3.Khiến cơ thể thiếu năng lượng, không tỉnh táo và thiếu tập trung

Trẻ em và trẻ đang độ tuổi phát triển khi không duy trì việc ăn sáng sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất vì ở giai đoạn này cơ thể cần nhu cầu dinh dưỡng khá lớn nên nếu không bổ sung dinh dưỡng kịp thòi sẽ gây ra suy nhược cơ thể và suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn nếu ăn sáng đầy đủ có thể giúp cải thiện trí nhớ ngắn hạn cũng như nâng cao khả năng nhận thức, ngược lại bỏ bữa sáng sẽ gây giảm sút trí nhớ và giảm nhận thức ngắn hạn hay dài hạn. Bởi vì, việc bỏ bữa sáng sẽ khiến hạ đường huyết, năng lượng cung cấp cho não bộ cũng giảm sút, nên về lâu dài, người bỏ bữa sáng sẽ bị thiếu máu não gây kém tập trung, khó tỉnh táo và luôn mệt mỏi, khó ghi nhớ.

11671590062.jpeg

Không ăn sáng khiến bạn không đủ tỉnh táo để làm việc

Bên cạnh đó, việc bỏ bữa sáng còn ảnh hường đến tinh thần, tâm trạng bị cáu gắt, khó chịu, căng thẳng, có cảm giác bứt rứt, bồn chồn và khả năng mọi việc trở nên kém hơn. Do khi đó hormone stress sản xuất ra nhiều nên khiến bạn rất dễ nổi giận và cáu kỉnh. Từ đó, bạn sẽ có xu hướng thèm đường để lấy năng lượng và dẫn đến nhiều hệ lụy khác.

2.4.Cơ thể thiếu dưỡng chất

Bỏ ăn sáng đồng nghĩa mất đi một nguồn cung cấp năng lượng. Bữa sáng có thể cung cấp năng lượng dài cho cả nửa ngày hoạt động, vậy nên nếu không cung cấp sẽ làm cơ thể trở nên kiệt sức. Ăn sáng đầy đủ, cơ thể được bổ sung dưỡng chất sẽ rất lợi đối với hệ miễn dịch. Vậy nên nếu sau thời gian cơ thể không nhận được dinh dưỡng từ bữa sáng sẽ gây suy yếu miễn dịch

Hệ miễn dịch giống như một chiếc áo giáo bảo vệ cơ thể trước sự tấn công  của các yếu tố gây hại từ môi trường bên ngoài. Vì thế mà người bỏ bữa sáng dễ mắc bệnh và cơ thể suy nhược.

2.5.Gây bệnh lý về đường tiêu hóa

Khi không có thức ăn tiêu hóa, dạ dày vẫn làm việc theo đúng chu kỳ. Lượng axit trong dạ dày vẫn được tiết ra để tiêu hóa thức ăn, lúc này axit sẽ tác động lên niêm mạc dạ dày, vậy nên người không ăn sáng sẽ có nguy cơ viêm loét dạ dày cao hơn so với những người ăn sáng đầy đủ.

Đồng thời, khi bỏ ăn sáng sẽ có cảm giác buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón bất thường. Tình trạng này là do cơ thể chịu căng thẳng khi đói quá lâu khiến hệ tiêu hóa bị kích thích và thói quen đại tiện cũng thay đổi. Đói do không ăn sáng còn tạo thói quen ăn uống không điều độ sẽ làm ảnh hường đến quá trình tiêu hóa và các bệnh lý về đường tiêu hóa cũng xuất hiện theo đó.

Ngoại những tác hại trên, bỏ bữa sáng có thể ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng trao đổi chất của cơ thể. Cơ thể khó khăn trong quá trình trao đổi chất chính là nguyên nhân dẫn đến béo phì, thừa năng lượng.

3.Xây dựng bữa sáng hợp lý

Theo tin tức khi đã nhận thức được những tác hại nghiêm trọng của việc bỏ bữa sáng, để quay trở thói quen ăn sáng hàng ngày bạn cũng nên biết xây dựng một bữa sáng đảm bảo dinh dưỡng. Khi đó không những sức khỏe được cải thiện mà nguy cơ mắc những bệnh lý cũng giảm đáng kể.

Một bữa sáng hợp lý là:

  • Khẩu phần ăn được cân bằng sao cho tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể mỗi ngày đảm bảo tỷ lệ: Carbohydrate 60%, chất béo 25% - 30%, Protein 10% - 14%.
  •  Một bữa sáng tốt nhất nên đầy đủ cả 3 nhóm chất quan trọng là: chất béo, protein, tinh bột.

Hy vọng bạn có thể duy trì thói quen ăn sáng và mỗi bữa sáng của bạn đầy đủ dinh dưỡng để bạn có thể đón một ngày mới tràn đầy năng lượng và thật nhiều sự vui vẻ.

 Những lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc kháng histamin H2

 Những lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc kháng histamin H2

Thuốc kháng histamin H2 là một nhóm thuốc được các chuyên gia y tế lựa chọn sử dụng cho người bệnh để điều trị các tình trạng gây ra bởi sự dư thừa axit trong dạ dày. Hãy cùng chúng tôi điểm lại những lưu ý khi dùng các thuốc kháng histamin H2 nhé.!
Rối loạn thần kinh tim : Những điều cơ bản cần biết

Rối loạn thần kinh tim : Những điều cơ bản cần biết

Rối loạn thần kinh tim là một tình trạng bệnh lý không đe dọa tính mạng của người mắc. Người bệnh thường trải qua các dấu hiệu như nhịp tim nhanh hoặc chậm, cảm giác lo lắng, hoặc chóng mặt.
RAU TÀU BAY – RAU DẠI VỚI NHIỀU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

RAU TÀU BAY – RAU DẠI VỚI NHIỀU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

Rau tàu bay một nguồn thực phẩm quan trọng, cung cấp dinh dưỡng ngoài ra công dụng của rau tàu bay cũng được biết đến với tính năng chữa bệnh, được sử dụng trong nhiều phương pháp dân gian để điều trị các bệnh lý khác nhau.
Công dụng bất ngờ của đậu mèo trong y học hiện đại

Công dụng bất ngờ của đậu mèo trong y học hiện đại

Đậu mèo thường được sử dụng làm dược liệu trong Đông y để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như đau bụng, trị giun,... nhờ vào sự đa dạng về thành phần và tác dụng dược lý của nó.
Đăng ký trực tuyến