Tam cá nguyệt thứ ba mẹ bầu cần lưu ý gì

Thứ ba, 20/12/2022 | 10:53

Phụ nữ mang thai sau khi trải qua 2 giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai thì ở giai đoạn này được xem là cột mốc cuối của giai đoạn mang thai để chuẩn bị chào đón đứa con yêu của gia đình chào đời.

Trong giai đoạn này cả mẹ và bé đều có sự thay đổi đặc biệt mà mẹ cần nhận biết rõ. Để có thể chuẩn bị cho một cuộc vượt cạn an toàn và có thể hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc khi được làm mẹ và nuôi dưỡng con yêu phát triển toàn diện, mẹ bầu cần nắm và theo dõi những thay đổi của cơ thể trong tam cá nguyệt thứ ba này nhé!

01671509040.jpeg

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba

Tam cá nguyệt thứ ba sẽ được tính vào khoảng thời gian nào của thai kỳ

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Tam cá nguyệt là khoảng thời gian từ khi mang thai đến lúc bé yêu chào đời, các mẹ sẽ phải trải qua 3 giai đoạn của thai kỳ và giai đoạn thứ ba được gọi là tam cá nguyệt thứ ba (giai đoạn cuối) của thời kỳ mang thai, được diễn ra từ tuần 28 – 40.

Những biểu hiện của mẹ bầu ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba

Sau những thay đổi cơ thể ở 2 giai đoạn tam cá nguyệt đầu thì đến giai đoạn này mẹ bầu sẽ bắt gặp những thay đổi điển hình như:

  • Các ngón tay, mắt cá chân và mặt bị sưng, tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa ở ống cổ tay gây cảm giác tê tay, đau tay và tay yếu hơn bình thường, tiêu hóa thường hay bị ợ nóng; cảm thấy khó thở (thở nhanh và nông hơn); rốn sẽ bị lồi, muốn đi tiểu nhiều lần hơn, có thể gặp phải các cơn gò (cơn gò sinh lý), đây là dấu hiệu thật hoặc giả của việc chuẩn bị lâm bồn.

Ngoài những thay đổi của cơ thể ở trên, mẹ bầu cũng cần chú ý những tai biến sản khoa có thể xảy ra nhằm tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé:

  • Tiền sản giật: là hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do thai nghén gây ra thường xảy ra với 3 triệu chứng: Tăng huyết áp, protein niệu và phù (sưng tay và chân do cơ thể giữ nước và tăng cân quá mức) sẽ dễ dẫn đến sản giật hoặc co giật, suy thận và thậm chí là cả tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
  • Chuyển dạ sinh non: là việc sản phụ có các dấu hiệu chuyển dạ sớm sinh trước 37 tuần của thai kỳ. Biểu hiện những cơn co thắt đau bụng dưới (được diễn ra cứ sau 10 phút hoặc có thể sớm hơn); đau lưng âm ỉ, cảm giác nặng, đau tức vùng chậu hoặc dưới bụng; dịch âm đạo bất thường ẩm ướt có chất nhầy hoặc chút máu, vỡ nước ối, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy,…
  • Rau bong non: là hiện tượng rau thai tách ra khỏi tử cung ở vị trí rau thai bám bình thường ngay trước khi chuyển dạ. Có những triệu chứng thường gặp như chảy máu âm đạo, đau và căng tử cung và đông máu nội mạch rải rác,…
  • Rau tiền đạo: là tình trạng rau không bám hoàn toàn ở mặt trước và sau đáy tử cung như bình thường mà một phần hoặc toàn bộ ở đoạn dưới tử cung (rau thai nằm chặn ngay cổ tử cung người mẹ, làm cản đường ra lúc sinh của em bé). Triệu chứng của rau tiền đạo phổ biến là chảy máu âm đạo bất thường mà không bị đau, máu chảy ra có màu đỏ tươi và đôi khi có lẫn máu cục.
  • Ngôi ngược (ngôi mông): là tình trạng phần mông hoặc chân của bé hướng xuống về đáy khung chậu của mẹ và đầu của bé hướng lên phía trên ngực. Đây là trường hợp sinh có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé, có thể dẫn đến tử vong với thai nhi và tăng nguy cơ tai biến với mẹ.

Những chất dinh dưỡng mẹ bầu cần bổ sung cho thai nhi ở giai đoạn này

Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba, mẹ bầu cần có chế độ ăn giàu những chất dinh dưỡng sau:

  • Protein: thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá, trứng, sữa, các loại đậu, hạt hướng dương, hạt bí, hạnh nhân,… Sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, ngăn ngừa xuất huyết, thiếu máu và sinh non.
  • Chất béo: bơ, dầu ô liu, các loại hạt, đậu phộng tự nhiên,…
  • Sắt và canxi: nước ép cam, sữa đậu nành, sữa chua ít béo, rau lá xanh, đậu phụ, thịt bò, thịt lợn,… giúp chuẩn bị tốtcho quá trình sinh nở và giảm nguy cơ loãng xương sau sinh.
  • Tăng cường vitamin, khoáng chất và chất xơ: rau xanh (súp lơ, rau muống, cải thìa, hoa quả tươi (kiwi, táo, lê, cam, bưởi,…), các loại ngũ cốc, các loại khoai,…

Những thực phẩm mẹ bầu cần tránh bổ sung cho thai nhi ở giai đoạn này

Theo tin tức đối với thực phẩm có chứa chất béo bão hòa đã qua chế biến, mẹ bầu cần hạn chế bổ sung và các nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ, cá thu, cá lát,…

Không nên sử dụng quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ và tránh ăn mặn, vì việc thừa muối cũng gây ra các vấn đề về thận và huyết áp trong thai kỳ.

11671509040.jpeg

Những thức ăn sống mẹ bầu cần tránh ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba

Không nên ăn thức ăn sống và chưa chín kỹ do đều có chứa vi khuẩn như salmonella, coliform, toxoplasmosis,…gây ngộ độc.

Những lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc Nitrat điều trị cơn đau thắc ngực

Những lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc Nitrat điều trị cơn đau thắc ngực

Nhóm thuốc Nitrat là những thuốc được sử dụng phổ biến trong phòng ngừa và điều trị cơn đau thắt ngực. Người bệnh cần lưu ý tuân theo chỉ định của thầy thuốc, giúp phòng tránh các tác hại mà nhóm thuốc này có thể gây ra.
CAFFEINE ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO?

CAFFEINE ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO?

Có lẽ Cà phê không còn xa lạ với chúng ta và caffeine cũng thế. Chúng ta thường tìm thấy caffein trong cà phê, trà,… Liệu rằng chúng có tốt cho cơ thể của chúng ta vì thế hãy cùng tìm hiểu về những ảnh hưởng của caffeine mang đến.
Nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo của ung thư cổ tử cung

Nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo của ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của phụ nữ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy, các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung là gì?
Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Để tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, việc đăng ký thi trực tuyến là bước không thể thiếu. Cùng theo dõi hướng dẫn các bước đăng ký thi trong bài viết dưới đây
Đăng ký trực tuyến