Điều trị bệnh xương khớp bằng bài thuốc Y học cổ truyền “Độc hoạt ký sinh thang”

Thứ năm, 12/01/2023 | 11:47

Bệnh cơ xương khớp trong Y học cổ truyền thường có các chứng phong hàn, phong thấp, hàn thấp, phong nhiệt.

01673499864.jpeg

Bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Nguyên nhân gây bệnh do ngoại nhân, do nhiễm lục dâm tà khí (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) mà chủ yếu là phong hàn thấp, bệnh nhân sống trong điều kiện ẩm thấp lâu ngày nên hàn thấp nhập vào thận. Nguyên nhân nội nhân thường do thận âm hư, dẫn đến can âm hư, không chế được can dương, dương hư bốc hỏa thành phong. Phong thường có các loại: Phong thấp, phong hàn, phong nhiệt.

Y học cổ truyền điều trị chứng phong hàn, phong thấp thường dùng bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh”

Bài này có tác dụng

Khu phong tán hàn, trừ thấp, chỉ thống, hoạt huyết, thông kinh lạc. Bài thuốc này đã được nhiều thầy thuốc sử dụng và đem lại kết quả điều trị tốt cho nhiều bệnh nhân.

Thành phần

Bài thuốc nguyên bản (Thiên kim phương)

  • Độc hoạt: 8 gram
  • Tang ký sinh: 16 gram
  • Tần giao: 8 gram
  • Phòng phong: 8 gram
  • Tế tân: 4 gram
  • Đương quy: 12 gram
  • Bạch thược: 12 gram
  • Xuyên khung: 8 gram
  • Thục địa: 16 gram
  • Ngưu tất: 12 gram
  • Đảng sâm: 12 gram
  • Phục linh: 12 gram
  • Quế tâm: 4 gram
  • Cam thảo chích: 4 gram                                   

Cách dùng: 01 thang sắc còn 200 ml chia 2 lần uống/ngày

Phân tích bài thuốc

  • Độc hoạt: Vị cay, tính ôn, quy vào kinh can, thận. Tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp tà. Trị các chứng phong hàn thấp, gây đau nhức lưng, gối, tê mỏi.
  • Tang ký sinh (cây tầm gửi ký sinh trên cây dâu): Vị đắng tính bình, quy vào kinh can, thận. Tác dụng bổ tạng can thận, cường cân cốt.
  • Tần giao: Vị cay đắng, tính hàn. Quy vào kinh can, đởm. Tác dụng trừ phong thấp, thư cân, hoạt lạc (Trung Dược Học). Trị các chứng phong thấp, tay chân biến dạng, co rút.
  • Phòng phong: Vị cay ngọt, không độc, tính ôn, Vào kinh bàng quang, can và tỳ. Tác dụng khu phong tán hàn trừ thấp (Trung Dược Học). Trị đau nhức các khớp
  • Tế tân: Vị cay, tính ôn, quy kinh tâm, phế, thận. Tác dụng khu phong tán hàn. Trị các chứng đau nhức mỏi toàn thân, ngoài ra còn trị đau đầu đầu, đau tức ngực, trị chứng đau nhức chân răng rất có hiệu quả.
  • Đương qui: Vị cay, ngọt, đắng, thơm, tính ôn. Quy kinh tâm, can, tỳ. Tác dụng và Bổ huyết vừa hoạt huyết.
  • Bạch thược: Vị chua, tính đắng, tính hơi hàn. Quy vào kinh can, tỳ (Thang Dịch Bảng Thảo). Tác dụng Dưỡng huyết, nhu Can, hoãn trung, chỉ thống, liễm âm, thu hãn (Trung Dược Đại Tự Điển). Trị đau nhức mỏi.
  • Xuyên khung: Vị cay, tính ấm (Bản Kinh). Quy kinh Can, Đởm (Trung Dược Học). Tác dụng Hoạt huyết, hành khí, khứ phong, chỉ thống(Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển). Trị các chứng phong thấp, đau sưng các khớp, hoạt huyết khứ ứ, đau đầu chóng mặt.
  • Thục địa: Vị ngọt, tính hàn (Bản Kinh). Quy kinh Can, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển). Tác dụng trừ huyết tý, dưỡng cốt tủy, cơ nhục. Trừ hàn nhiệt, tích tụ, trừ tý. (Bản Kinh)
  • Đỗ trọng:Vị cay, tính bình (Bản kinh). Quy kinh Can, thận. Tác dụng bổ tạng can thận, mạnh cân cốt. Trị đau nhức lưng gối, đau gối, đi lại, vận động khó khăn.
  • Ngưu tất: Vị đắng chua, tính ôn, quy kinh can, thận. Tác dụng bổ tạng can thận, cường tráng cân cốt, trị đau hai gối, đi lại khó khăn. Trị chứng đau hai đầu gối, đi lại khó khăn.
  • Đảng sâm: Có vị ngọt, tính bình. Quy kinh Phế, tỳ. Tác dụng bổ nguyên khí, đặc biệt trung khí, hòa tỳ vị.
  • Phục linh (bạch linh, bạch phục linh): Vị ngọt, tính bình. Quy kinh Tâm, tỳ, thận. Tác dụng: Bổ trợ tác trừ phong hàn thấp.
  • Quế tâm: Vị ngọt cay, tính đại nhiệt, vào hai kinh Can và thận, có tác dụng bổ chân hỏa, giảm đau, trừ hàn.
  • Cam thảo: Vị ngọt tính bình vào 12 kinh lạc.Tác dụng  bổ trợ tác dụng trừ phong hàn thấp, kiện tỳ ích khí, làm tỳ vị mạnh hơn để dễ dàng hấp thu các vị thuốc khác, điều hòa các vị thuốc còn lại.
11673499864.jpeg

Vị thuốc Độc hoạt

Ứng dụng lâm sàng

  • Trường hợp chứng hàn tý lâu ngày gia thêm Xuyên ô, Thiên niên kiện, Bạch hoa xà để thông kinh lạc trừ hàn thấp.
  • Khi bị viêm khớp mạn tính đau nhức lưng và xương khớp lâu ngày, đau dây thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, chứng thận hư, khí huyết bất túc thì dùng bài này gia giảm thêm sẽ mang lại những kết quả tốt.

Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc

  • Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Cần phải lực chọn thuốc có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng mới đem lại hiệu quả
  • Bạch thược tương phản với Lê lô nên khi dùng chung có thể sẽ sinh ra chất độc nguy hiểm. Nên không được dùng chung với vị Lê lô
  • Vị Tế tân trong bài có tính rất nóng và có độc, tương phản với Lê lô, khi dùng cần chú ý liều lượng, không gia thêm quá nhiều và không dùng chung với vị thuốc Lê lô
  • Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa phản với vị Cam thảo trong bài. Những vị này gặp nhau sẽ phát sinh những phản ứng nguy hiểm, trừ các trường hợp bắt buộc thì mới  phải xem xét thật kỹ mới sử dụng.
  • Người có thai không nên dùng bài thuốc này. Vì Ngưu tất có tác dụng hoạt huyết khá mạnh và đi xuống, là một trong những vị thuốc kỵ thai.
  • Đảng sâm cũng có tính tương kỵ với Lê lô theo một số tài liệu
  • Xuyên ô rất độc là vị thuốc thuộc (Thuốc độc bảng A), vị này nếu muốn dùng phải được bào thật kỹ càng và đúng cách mới loại trừ được độc chất. Phụ nữ có thai không nên dùng.
  • Xuyên ô tương phản các vị Bạch liễm, Bạch cập, Bối mẫu Bán hạ, Qua lâu nên không được dùng chung với các vị này.

   Sưu tầm bởi: BS. Trần Bảo Linh

RAU TÀU BAY – RAU DẠI VỚI NHIỀU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

RAU TÀU BAY – RAU DẠI VỚI NHIỀU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

Rau tàu bay một nguồn thực phẩm quan trọng, cung cấp dinh dưỡng ngoài ra công dụng của rau tàu bay cũng được biết đến với tính năng chữa bệnh, được sử dụng trong nhiều phương pháp dân gian để điều trị các bệnh lý khác nhau.
Công dụng bất ngờ của đậu mèo trong y học hiện đại

Công dụng bất ngờ của đậu mèo trong y học hiện đại

Đậu mèo thường được sử dụng làm dược liệu trong Đông y để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như đau bụng, trị giun,... nhờ vào sự đa dạng về thành phần và tác dụng dược lý của nó.
Dị ứng kháng sinh : Tất cả những gì bạn cần biết

Dị ứng kháng sinh : Tất cả những gì bạn cần biết

Dị ứng với kháng sinh được coi là phản ứng có hại cho cơ thể, có thể phát hiện ngay sau khi sử dụng hoặc từ vài phút đến vài tuần sau khi sử dụng thuốc.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)

Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)

NSAIDs thường được bác sĩ chỉ định phổ biến điều trị trong các trường hợp đau, sốt, viêm cấp hoặc mạn tính. Đây là những thuốc gây ra những tác dụng không mong muốn trên đường tiều hoá hoặc trên tim mạch, do đó cần phải lưu ý cẩn trọng khi dùng.
Đăng ký trực tuyến