Câu kỷ tử là một vị thuốc quý có nguồn gốc từ xa trong y học cổ truyền, Câu kỷ tử vừa có tác dụng trừ phong, bổ thận, cường gân cốt, sinh tinh, trong việc điều trị các bệnh chứng vô sinh – hiếm muốn, di mộng tinh ở nam giới...
Câu kỷ tử là một vị thuốc quý có nguồn gốc từ xa trong y học cổ truyền, Câu kỷ tử vừa có tác dụng trừ phong, bổ thận, cường gân cốt, sinh tinh, trong việc điều trị các bệnh chứng vô sinh – hiếm muốn, di mộng tinh ở nam giới...
Bạn hãy cùng Dược sĩ, Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu cây thuốc này nhé!.
Câu kỷ tử
Tên gọi khác: câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, câu kỷ tử, dương nhũ.
Tên khoa học: Lycium sinense và Lycium barbarum, thuộc họ cà Solanacea
Cây có chiều cao trung bình từ 1 – 1.5m, mọc đứng, cành phân nhiều. nhỏ mảnh thỉnh thoảng có gai.
Lá mọc so le, hình mũi mác, hẹp ở gốc, nhẵn.
Hoa mọc ở kẽ lá, đơn độc, có một số hoa mọc lại thành chùm. Hoa màu đỏ,
Quả nhỏ, hình trứng dài, có màu đỏ cam và đỏ thắm khi chín.
Mùa ra hoa vào tháng 6 – 9, mùa quả từ tháng 7 – 10 hàng năm.
Câu kỷ tử được phân phối ở hầu hết các vùng của Trung Quốc. tập trung nhiều ở tỉnh Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây.. Hiện nay, cây cũng được di thực vào Việt Nam nhưng sản lượng chưa cao.
Thu hái: Thu hoạch vào tháng 8 – 9 hằng năm khi quả chín
Cần hái quả vào sáng sớm hoặc chiều mát, vì hái giữa trưa chất lượng sẽ bị giảm. Khi mới hái nhất thiết phải hong trong bóng râm cho nhăn vỏ. Rồi mới phơi nắng gắt để đảm bảo quả khô đều.
Vị thuốc dùng từ quả chín được đem phơi khô.
Cách bào chế dược liệu:
Quả khô.
Cây chứa thành phần hóa học đa dạng. Bao gồm: axit amin, carotene, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, canxi, phospho, sắt và một số thành phần khác.
Câu kỷ tử có vị ngọt, qui vào 3 kinh: Phế, Can, Thận
- Bổ can thận.
- Nhuận phế táo.
- Mạnh gân cốt.
- Dùng chữa trị di mộng tinh, chân tay yếu mỏi, mắt mờ,
Dược liệu vừa có tác dụng bồi bổ cơ thể, vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh: Được dùng để tăng cường sức khỏe cho người gầy yếu, mệt mỏi, bổ tinh khí huyết, hỗ trợ chữa trị bệnh đái tháo đường, ho lao, lao phổi…
Liều dùng từ 6 – 12g dưới dạng sắc hoặc rượu uống.
Dùng: kỷ tử 10 cân, Sinh địa 3 cân
Đem tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 1 thìa uống với rượu ấm.
Để cải thiện làn da, mỗi ngày dùng 3 lần trong thời gian dài.
Kỷ tử 20g, Ba kích thiên, Cúc hoa mỗi vị 8g, nhục thung dung 12g,
Đem sắc lấy nước uống. Mỗi ngày/1 thang
Chuẩn bị: Câu kỷ tử khô ,Trà, mật ong, và nước đun sôi.
Đem Hãm các nguyên liệu trong 10 phút trong 10 phút với nước sôi, uống hằng ngày để giải độc cho gan.
Trà Câu kỷ tử giải độc gan
Câu kỷ tử 6g, Sinh khương và Nhục thong dong mỗi vị 2g.
Đem sắc với 600ml nước, Sắc còn 200ml, uống 3 lần trong ngày.
Câu kỷ tử, lộc nhung ,Nhục thung dung, lộc giác giao, đương quy, xuyên khung, đảng sâm, đan sâm, táo nhân, sinh địa, nhân sâm.
Đem tất cả các vị ngâm với 10 lít rượu 40 độ.
Sau đó tiếp tục đun 300g đường phèn với 0.5 lít nước cho tan ra, đợi nguội và đổ vào rượu.
Ngâm rượu trong 30 ngày. Uống 3 ly/ngày. mỗi ly khoảng 25ml.
Hoặc:
Uống 12g/lần với nước ấm, ngày/2 lần cho đến khi khỏi.
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Là một loại dược liệu quý và sở hữu nhiều công dụng cho sức khỏe, câu kỷ tử thường có mặt nhiều trong các bài thuốc Đông y giúp ngăn ngừa và chữa trị nhiều bệnh lý. Ngoài ra, loại dược liệu này có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng cho con người.
Tuy nhiên với nhiều tác dụng tốt như vậy. Nhưng khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để tránh rủi ro trong khi sử dụng./.
DsCKI. Nguyễn Quốc Trung