Thuốc Sulfaguanidin là gì? Tác dụng, Chỉ định, Cách dùng

Thứ ba, 10/01/2023 | 11:10

Thuốc Sulfaguanidin là thuốc dùng trong tiêu hóa, dùng điều trị các nhiễm khuẩn đường ruột như lỵ trực khuẩn, viêm ruột, tiêu chảy.

01673325217.jpeg

Thuốc Sulfaguanidin

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Thuốc Sulfaguanidin thuộc phân nhóm: thuốc kháng sinh – sulphonamide

Dạng bào chế:Viên nén Đóng gói: Hộp 50 vỉ x 10 viên nén. Lọ 250 viên nén

Thành phần: Sulfaguanidin 500 mg.

Tác dụng

Tác dụng của thuốc Sulfaguanidin là gì?

Thuốc Sulfaguanidin đối với các vi khuẩn gây rối loạn à nhiễm khuẩn đường tiêu hóa được sử dụng để điều trị các nhiễm khuẩn đường ruột như lỵ trực khuẩn, viêm ruột, tiêu chảy.

Ngoài ra thuốc Sulfaguanidin còn giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn trước và sau phẫu thuật đường ruột.

Chỉ định :

  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
  • Tiêu chảy cấp do nguyên nhân mà chưa có các dấu hiệu suy giảm .
  • Nhiễm độc vi sinh vật
  • Sử dụng trước và sau phẫu thuật đường ruột.

Chống chỉ định :

  • Thiếu Glucose– 6– phosphate dehydrogenase (G6PD) 
  • Trẻ em dưới 2 tháng tuổi.
  • Thiếu máu G6PD, rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.
  • Suy thận nặng, suy gan nặng.

Liều dùng

Liều dùng thuốc Sulfaguanidin cho người lớn như thế nào?

Bạn dùng 8-10 viên/ngày, chia làm 2-3 lần uống.

Liều dùng thuốc Sulfaguanidin cho trẻ em

Trẻ em nên dùng theo liều chỉ hướng dẫn .Thông thường, liều dùng cho trẻ em như sau:

  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi: bạn cho trẻ dùng 2-4 viên/ngày, chia làm 2-3 lần uống.
  • Trẻ từ 1-6 tuổi: bạn cho trẻ dùng 4-6 viên/ngày, chia làm 2-3 lần uống.
  • Trẻ từ 7-15 tuổi: bạn cho trẻ dùng 8-10 viên/ngày, chia làm 2-3 lần uống.

Chú ý đề phòng: Dùng liều cao Sunfaguanidin có thể ức chế men đường ruột tạo Vitamin B1, do đó cần sử dụng bổ xung thêm Vitamin B1 trong thời gian sử dụng Sunfaguanidin.

Tác dụng phụ của thuốc Sulfaguanidin

Trong một số trường hợp, thuốc Sulfaguanidin vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn và nôn
  • Chán ăn
  • Có vết ban trên da
  • Viêm da bong vảy
  • Phản ứng nhạy cảm với ánh sáng
  • Hội chứng Lyell
  • Mất bạch cầu hạt
  • Thiếu máu bất sản
  • Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu
  • Giảm Prothrombin máu
  • Tăng bạch cầu ái toan (eosinophil)
  • Giảm chức năng gan, thận.

 Dược lực: Dược động học

Sulfaguanidine là một kháng sinh thuộc nhóm Sulfonamide có tác dụng chủ yếu là kìm khuẩn.

Sulfaguanidine có cấu trúc tương tự acid p– aminobenzoic làm cản trở vi khuẩn bằng cách ức chế sự chuyển đổi của acid p– aminobenzoic thành coenzyme acid dihydrofolic ,là một dạng chuyển hóa của acid Folic.  

Sunfaguanidin chuyển hóa ở gan.

Thải trừ qua nước tiểu

Cách dùng

Nên dùng thuốc Sulfaguanidin như thế nào?

Uống thuốc Sulfaguanidin trước khi ăn

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Sulfaguanidin, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng).
  • Trong thời kỳ mang thai, thuốc này chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết. Bạn nên thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ.
  • Chưa có thông tin liệu thuốc này có đi vào sữa mẹ hay không. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con bú.

Nếu bị tiêu chảy có nhiễm khuẩn, bạn cần dùng kết hợp với thuốc kháng sinh và các biện pháp bù nước.

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Sulfaguanidin trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

11673325217.jpeg

Lưu ý khi dùng thuốc Sulfaguanidin

Tương tác thuốc

Thuốc Sulfaguanidin có thể tương tác với những thuốc nào?

Do thuốc không hấp thụ qua đường tiêu hóa, nên ít tương tác với các thuốc.

Tuy nhiên, thuốc Sulfaguanidin vẫn có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác khi đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.

Để tránh tình trạng tương tác thuốc, Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có ý kiến của chuyên gia y tế..

Sulfaguanidin có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Cần phải cân nhắc khi sử dụng.

Bảo quản thuốc

Nên bảo quản thuốc Sulfaguanidin như thế nào?

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng.
  • Không bảo quản trong ngăn đá.
  • Nên lưu ý mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì của thuốc.
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em .
  • Không sử dụng thuốc khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng.

Bài viết và sưu tầm: DS CKI Lý Thanh Long

Nguồn tham khảo:                     

  • https://hellobacsi.com/thuoc/sulfaguanidin/https://hellobacsi.com/thuoc/sulfaguanidin/
  • https://www.thuocbietduoc.com.vn/thuoc-20012/sulfaguanidin-500mg.aspx
  • https://www.elib.vn/tai-lieu/sulfaguanidin-8618.html.
  • https://songkhoe.medplus.vn/thuoc-sulfaguanidin-500-mg-lieu-dung-luu-y-huong-dan-su-dung-tac-dung-phu/amp/

Enzyme là gì và cơ chế hoạt động của enzyme trong cơ thể

Enzyme là gì và cơ chế hoạt động của enzyme trong cơ thể

Enzyme đóng vai trò quan trọng trong hàng ngày của cơ thể con người. Chúng liên kết và thay đổi các hợp chất, hỗ trợ hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, cơ bắp và các cơ quan khác để duy trì hoạt động tốt.
Bệnh cường giáp có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe không?

Bệnh cường giáp có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe không?

Bệnh cường giáp là một trong những hội chứng phổ biến do nhiều bệnh lý gây ra, trong đó, Basedow thường được coi là nguyên nhân phổ biến nhất. Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và phát triển của cơ thể.
U máu trong gan và nguy cơ tiềm ẩn

U máu trong gan và nguy cơ tiềm ẩn

U máu trong gan, mặc dù là loại u lành tính thường gặp nhất ở gan, nhưng có thể dẫn đến một số biến chứng, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và gây nguy hiểm cho người bệnh.
Bệnh viêm tuyến nước bọt có thể lây nhiễm tới người khác không?

Bệnh viêm tuyến nước bọt có thể lây nhiễm tới người khác không?

Viêm tuyến nước bọt là sự viêm nhiễm của tuyến nước bọt do vi khuẩn, virus, nấm hoặc dị ứng gây ra. Các triệu chứng thường bao gồm sưng, đau và sưng khi ăn.
Đăng ký trực tuyến