Feritonic: Bổ sung sắt, giảm nguy cơ thiếu máu và những lưu ý khi sử dụng

Thứ sáu, 21/04/2023 | 09:03

Feritonic là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, được các chuyên gia y tế khuyên sử dụng để bổ sung sắt, hỗ trợ tái tạo hồng cầu, giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

01682043423.jpeg

Feritonic là dung dịch uống bổ sung sắt

1. Feritonic là thuốc gì?

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Feritonic là sản phẩm bảo vệ sức khỏe, có tác dụng bổ sung sắt, hỗ trợ tái tạo hồng cầu, giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, được sử dụng cho người thiếu máu do thiếu sắt như người mới ốm dậy, người gầy yếu, xanh xao, ăn kém, mệt mỏi, người suy dinh dưỡng, người bệnh sau phẫu thuật, hoặc người trong giai đoạn nhu cầu sắt tăng cao như phụ nữ có thai, đang thời kỳ cho con bú, trẻ em, thanh thiếu niên trong thời kỳ tăng trưởng, hoặc người mất máu do chấn thương và trong một số bệnh đường tiêu hóa, mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt, rong kinh.

2. Dạng thuốc và hàm lượng của Feritonic?

Feritonic được sản xuất trên thị trường dưới dạng dung dihcj uống với quy cách là hộp 2 vỉ x 10 ống uống x 10 ml dung dịch uống.

Trong mỗi 10 ml dung dịch uống Feritonic có chứa thành phần chính là

Sắt (dạng Ferric hydroxide polymaltose)……………………………40 mg

3. Feritonic được dùng cho những trường hợp nào?

Feritonic được sử dụng cho các trường hợp sau:

- Người thiếu máu do thiếu sắt như người suy dinh dưỡng, người gầy yếu, xanh xao, mệt mỏi, ăn kém, người mới ốm dậy, người bệnh sau phẫu thuật.

- Người trong giai đoạn cần nhu cầu sắt tăng cao như phụ nữ đang có thai, phụ nữ đang thời kỳ cho con bú, thanh thiếu niên trong thời kỳ tăng trưởng và trẻ em.

- Người bị mất máu do chấn thương và do một số bệnh đường tiêu hóa, người bị mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt, rong kinh.

4. Cách dùng - Liều lượng của Feritonic?

Cách dùng: Theo tin tức y dược Feritonic được dùng đường uống ngay sau bữa ăn. 

Liều dùng:

Người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên: Uống 1 ống/ngày.

Trẻ dưới 2 tuổi: Uống theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Thời gian sử dụng: Từ 1 - 3 tháng tùy vào mức độ thiếu sắt cũng như đáp ứng của người sử dụng hoặc theo lời khuyên, chỉ dẫn của thầy thuốc.

Tóm lại, tuỳ theo tuổi, tình trạng tiến triển của người bệnh, cần dùng dung dịch Feritonic theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn của dược sĩ về liều dùng và liệu trình dùng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả.

11682043423.jpeg

Các triếu chứng thiếu máu do thiếu sắt

5. Cách xử lý nếu quên liều Feritonic?

Nếu người bệnh quên một liều Feritonic nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ dùng của liều tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng thời điểm đã lên kế hoạch điều trị.

6. Cách xử lý khi dùng quá liều Feritonic?

Hiện này chưa có dữ liệu lâm sàng báo cáo về người bệnh dùng quá liều Feritonic. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do dùng Feritonic quá liều, nên ngừng thuốc ngay và đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị triệu chứng.

7. Những chống chỉ định, lưu ý thận trọng khi sử dụng Feritonic?

1. Feritonic chống chỉ định cho những trường hợp sau:

Người có tiền sử mẫn cảm với Feritonic hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

2. Thận trọng khi sử dụng Feritonic cho những trường hợp sau:

  • Lưu ý để tăng hấp thu sắt tối đa nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong điều trị, khi sử dụng dung dịch uống Feritonic nên tránh uống chung với nước trà vì ức chế hấp thu sắt, ngược lại nên uống cùng với vitamin C giúp làm tăng hấp thu sắt.
  • Lưu ý không dùng sản phẩm Feritonic khi ống uống không còn nguyên vẹn, bị nứt, bị gãy hoặc có dấu hiệu bất thường khác.
  • Lưu ý Feritonic là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ, không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Lưu ý hiệu quả Feritonic còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nên tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ để được hướng dẫn kỹ rõ hơn.
  • Lưu ý phải thông báo cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng Feritonic.
  • Lưu ý với phụ nữ có thai, chưa có dữ liệu nghiên cứu đầy đủ khi dùng Feritonic trên người trong thời kỳ mang thai. Thận trọng khi dùng Feritonic cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
  • Lưu ý với phụ nữ cho con bú, chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh dùng Feritonic gây hại cho trẻ bú sữa mẹ. Thận trọng khi dùng Feritonic cho người mẹ đang cho con bú.
  • Lưu ý với người đang lái tàu, lái xe và người đang vận hành máy móc. Feritonic không gây ảnh hưởng và có thể sử dụng cho các đối tượng này.
21682043423.jpeg

Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi dùng Feritonic

8. Feritonic gây ra các tác dụng phụ nào?

Trên lâm sàng, hiện chưa có dữ liệu báo cáo về tác dụng phụ của Feritonic. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng dung dịch uốngFeritonic người bệnh có thể gặp những tác dụng không mong muốn bất kỳ nào nghi ngờ do sử dụng Feritonic, cần tham khảo ý kiến của dược sĩ tư vấn hoặc bác sĩ điều trị hướng dẫn để xử trí kịp thời.

9. Feritonic tương tác với các thuốc nào?

Trên lâm sàng, chưa có báo cáo về tương tác khi dùng Feritonic với các thuốc khác. Tuy nhiên, Feritonic có thể xảy ra tương tác với thuốc dược liệu hay thực phẩm bảo vệ sức khoẻ khác hay các thuốc hoá dược. Tương tác thuốc xảy ra có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ tăng nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn biết những thuốc đang dùng, giúp sử dụng Feritonic một cách an toàn và đạt hiệu quả.

10. Bảo quản Feritonic như thế nào?

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Feritonic được bảo quản theo khuyến cáo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhiệt độ dưới 30°C, tránh ẩm, tránh ánh sáng để đảm bảo giữ chất lượng thuốc. Để sản phẩm Feritonic tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn tham khảo:

1. traphaco.com.vn: https://traphaco.com.vn/vi/san-pham/136-thuc-pham-bvsk-feritonic.html

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đăng ký trực tuyến