Nhóm bệnh lý xương khớp rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt ở nhóm người cao tuổi vào mùa lạnh. Ngoài các phương pháp như dùng thuốc tây, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt cũng có những phương pháp giảm đau nhức xương khớp không dùng thuốc được đề cập trong bài viết sau.
Theo giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng cho biết: đau nhức xương khớp thường gặp khi thời tiết chuyển lạnh là triệu chứng của nhiều nhóm bệnh lý khác nhau. Ở Việt Nam hiện tại thường phổ biến 7 nhóm bệnh xương khớp sau: thoái hóa các khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp, gai cột sống, đau dây thần kinh tọa, thoái hóa cột sống và loãng xương. Tùy theo bệnh lý mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ khám, chẩn đoán và đưa ra phương thức điều trị chuyên biệt phù hợp từng bệnh nhân.
Theo Đông Y, các chứng đau nhức xương khớp được xếp vào chứng Tý, do kinh mạch khí huyết không thông, tắc nghẽn lại và biểu hiện đau. Người bệnh có thể áp dụng một số món dược thiện (món ăn chữa bệnh) nhất định có tác dụng hoạt huyết, thông mạch, bổ can thận, khí huyết sẽ khiến chứng Tý này thuyên giảm.
Sau đây, khoa Dược cổ truyền trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ với các bạn 5 bài dược thiện dễ làm, ngon miệng và giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả trong mùa lạnh.
1. Gà ác chưng táo tàu
- Chuẩn bị nguyên liệu: 1 con gà ác, 10 quả táo tàu hoặc táo tàu đen, 15g hoài sơn, 10g câu kỷ tử, 15g ý dĩ, gia vị các loại.
- Tiến hành chế biến: Sơ chế gà, bỏ nội tạng, nướng chín bóc vỏ 2 củ hành tím, vo sạch ý dĩ ngâm nở, các vị dược tài khác rửa sạch để ráo nước.
Đặt gà ác vào thố chuyên dụng, có thể thay thế bằng đùi gà ta hoặc gà con nhỏ. Sau đó bỏ dược tài vào chung, thêm nước sấp mặt và chưng cách thủy khoảng 90 phút. Thêm gia vị và tiếp tục nấu 30 phút. Trường hợp không có thố chuyên dụng có thể sử dụng nồi áp suất thay thế nấu. Ăn khi còn nóng, có thể thêm hạt tiêu và gia vị tùy khẩu vị.
- Phục dụng: Mỗi ngày 1 lần, liên tục 7-10 ngày.
- Công dụng: chữa xương khớp tê, đau nhức. Ngoài ra có tác dụng kiện tỳ bổ thận.
2. Gà hầm đương quy
- Chuẩn bị nguyên liệu: 1 con gà nhỏ hoặc đùi gà ta lớn, 15g đương quy, 4g xuyên khung, 4g thăng ma, 6g ngưu tất bắc, 12g ý dĩ, gừng, hành lá, rượu cùng gia vị các loại.
- Tiến hành chế biến: Sơ chế gà, bỏ nội tạng. Giã nhuyễn hỗn hợp hành cùng các dược tài, bỏ thêm gừng thái chỉ, gia vị và rượu nấu ăn, trộn đều. Sau đó bỏ hỗn hợp vào bụng gà và dùng kim chỉ khâu kín lại. Bỏ gà vào nồi, thêm nước sấp mặt và hầm trong 2 giờ. Sau khi chế biến cho gà ra đĩa, thêm hành lá, tiêu xay và ăn nóng.
Gà hầm đương quy
- Phục dụng: Một ngày ăn, một ngày nghỉ. Trong 2 tuần ăn 7 lần.
- Công dụng: Chữa phong hàn, thấp khí, đau nhức xương khớp. Ngoài ra có tác dụng bồi bổ cơ thể, bổ máu, trị huyết áp thấp.
3. Cháo cá trê, đậu đen
Chuẩn bị nguyên liệu: Cá trê chọn khúc thân, khoảng 500g, 250g gạo nếp, 200g đậu đen xanh lòng, 20g ý dĩ, 1 miếng trần bì, hành tím, mùi ta cùng gia vị các loại.
Tiến hành chế biến: Đậu và gạo rửa sạch ngâm qua đêm tới khi hạt nở ra. Cá trê sát muối làm sạch nhờn. Trần bì, ý dĩ rửa sạch. Nướng chín rửa sạch 4-5 củ hành tím. Cho toàn bộ gạo nếp, đậu đen, cá trê, trần bì và ý dĩ vào nồi, thêm nước vừa đủ nấu nhừ thành cháo. Bỏ thêm gia vị và hành tím. Khi ăn bỏ thêm mùi ta, hạt tiêu để thêm ngon miệng.
Công dụng: Chữa nhức mỏi tay chân. Ngoài ra có tác dụng bổ thận dương, thông huyết, trị hoa mắt, ù tai, chóng mặt.
4. Chả lá lốt
Chuẩn bị nguyên liệu: 300g nạc vai lợn, có thể thay thế bằng thịt bò hoặc trộn lẫn thịt bò, 30 lá lốt - chọn lá đủ to, không quá già, hành, hạt tiêu và gia vị các loại.
Tiến hành chế biến: Lá lốt bỏ cuống, làm sạch ráo nước. Nạc vai rửa sạch băm nhuyễn hoặc xay nhuyễn. Có thể bỏ thêm khoảng 10 lá lốt vào cùng hoặc thái chỉ lá lốt bỏ vào thịt đã xay. Sau đó nêm nếm hành, hạt tiêu và gia vị vừa ăn. Dùng lá lốt cuốn thịt thành từng cuộn tròn nhỏ, lá bao phần thịt vào trong không bung ra là được. Sau đó rán vàng các mặt ngập dầu với lửa nhỏ. Chả lá lốt có thể ăn cùng cơm, bún đều được.
Phục dụng: Không có tác dụng phụ khi dùng lâu dài nên có thể sử dụng hàng ngày tùy độ thèm ăn.
Công dụng: Chả lá lốt có tác dụng ôn trung, tán hành, thông kinh hoạt lạc, hành khí chỉ thống nên có tác dụng giảm đau xương khớp. Ngoài ra có tác dụng tư bổ can thận, trị yêu cước thống, ty uyên, đầy hơi khó tiêu…
5. Thịt trâu xào lá lốt
- Chuẩn bị nguyên liệu: Thịt trâu khoảng 300-400g, 1 mớ lá lốt, hành, tỏi, gừng, rượu và gia vị các loại.
- Tiến hành chế biến: Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết rằng thịt trâu rửa sạch thái mỏng rồi ướp khoảng 30 phút cùng gia vị, hành, tỏi, gừng và rượu. Lá lốt rửa sạch để ráo, để nguyên hoặc thái vừa ăn. Bắc chảo lên bếp, thêm dầu, phi thơm hành tỏi rồi bỏ thịt trâu đã ướp vào xào đều tay trên lửa lớn. Bỏ thêm lá lốt vào xào. Nêm nếm gia vị vừa ăn.
Thịt trâu xào lá lốt
- Phục dụng: Dùng 3 - 4 lần/ tuần.
- Công dụng: Giảm những cơn đau nhức xương khớp do lạnh.
Naratriptan là thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn và nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng. Sử dụng thuốc kịp thời giúp giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau khác và giúp người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Đầu ngón tay chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên rất nhạy cảm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu ngón tay, phổ biến nhất là do các bệnh lý. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm dạ dày mạn tính là một bệnh tiêu hóa phổ biến có thể dẫn đến ung thư nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, việc nắm bắt thông tin về căn bệnh này là rất quan trọng để phòng ngừa và xử lý kịp thời nếu mắc phải.
Béo phì hiện đang là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại trong xã hội ngày nay. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.