Hiểu đúng về phương pháp "Dưỡng sinh y học cổ truyền"

Thứ năm, 12/01/2023 | 14:22

Dưỡng sinh được biết đến là một phương pháp rèn luyện, nâng cao sức khỏe con người. Phương pháp dưỡng sinh theo Y học cổ truyền hoàn toàn khác với những gì mà đa số chúng ta biết đến

01673508139.jpeg

Dưỡng sinh y học cổ truyền

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Đó không chỉ là các bài tập vận động, không chỉ là xoa bóp thư giãn các bộ phận trên cơ thể, không chỉ là làm đẹp dưỡng sinh,...Vậy nội dung của Phương pháp Dưỡng sinh Y học cổ truyền là như thế nào mới đầy đủ? 

Dưỡng sinh là phương pháp rèn luyện cơ thể một cách toàn diện để bảo vệ, nâng cao sức khỏe. Cơ sở của phương pháp dưỡng sinh YHCT (Y học cổ truyền) đã được các nhà y học nổi tiếng của nước ta như Tuệ Tĩnh tóm tắt ở hai câu thơ sau:

 "Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần

Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”

Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng (Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam) đã kế thừa, chỉnh lý, nâng cao ở hai tập sách "phương pháp dưỡng sinh". Trong tập sách đó, tác giả đã xuất phát từ kinh nghiệm của nền y học cổ truyền dân tộc, kết hợp với phương pháp và kinh nghiệm của khí công, xoa bóp của Trung Quốc và kinh nghiệm y học Ấn Độ.

Dưỡng sinh YHCT gồm có những nội dung gì?

Thứ nhất phải “Ăn uống cho đúng cách

 Cần xác định ăn uống là việc đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể, phải đưa vào cho đủ không thiếu cũng không thừa, thiếu quá hoặc thừa quá đều có hại.

Việc dùng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào đều là có hại. Cà phê, trà nên dùng vào buổi sáng sớm giúp ta tỉnh táo để làm việc trong ngày, không nên dùng trước khi đi ngủ. Rượu bia chỉ dùng khi cần thiết, nhất là khi gặp lạnh không nên uống quá say. Vấn đề này đã được Hải Thượng Lãn Ông nhà y học nổi tiếng của nước ta ở thế kỷ XVIII là đúc kết trong hai câu thơ sau:

"Muốn cho ngũ tạng được yên

Bớt ăn mấy miếng, nhịn thèm hơn đau.”

Thứ hai: Thở cho đúng cách

Trong một ngày, nhịp thở của mỗi người luôn luôn thay đổi: Khi ngủ ta thở chậm, khi chạy thở nhanh hơn lúc bình thường. Do trung khu hô hấp chỉ huy, cơ thể đã tự động điều chỉnh hơi thở theo yêu cầu sinh hoạt. Rèn luyện hơi thở do ý thức chỉ huy được gọi là “thở theo ý muốn”.

Thở theo phương pháp dưỡng sinh một là đưa Oxy vào cơ thể tốt hơn, hai là thông qua sự thay đổi áp lực trong ổ bụng để xoa bóp nội tạng, và ba là thông qua thở có thể chỉ huy để luyện tập quá trình hưng phấn và ức chế của hệ thống thần kinh có ý thức, qua đó điều hoà lại sự mất cân bằng của hệ thần kinh, kể cả hệ thần kinh thực vật.

Hệ thống thần kinh thực vật hoạt động tốt và hoạt động một cách cân bằng sẽ giúp cho nội tạng hoạt động tốt hơn.

Thứ ba: Nghỉ cho đúng cách

Thực tế thường có 2 cách nghỉ (nghỉ ngơi): Nghỉ chủ động và nghỉ bị động.

Khi làm việc mệt mỏi cơ thể đòi hỏi phải nghỉ và ta nghỉ như ngủ: Đang nghĩ đột nhiên quên, làm việc mệt không muốn làm nữa, đó là nghỉ bị động. Nhưng trong cuộc sống tốt hơn ta phải biết nghỉ ngơi một cách chủ động, ví dụ: Làm việc bằng trí óc nghỉ ngơi bằng lao động chân tay,...

Mọi người lao động đều phải chủ động “nghỉ” cho đúng cách tùy theo hoàn cảnh sống và công việc của mỗi người

11673508139.jpeg

Chủ động nghỉ ngơi đúng cách

Thứ tư: Hàng ngày phải tự vận động và xoa bóp

Việc này thường được áp dụng ở ngũ quan. Thường chú ý vận động các khớp ở mức tối đa để tăng cường dinh dưỡng, nâng cao hoạt động của toàn thân, chống lại quá trình xơ cứng, nhất là đối với người già.

Thở, xoa bóp và vận động đúng cách có tác dụng làm cho tinh thần đạt trạng thái yên tĩnh, giúp cho ta chủ động hơn trong cuộc sống.

Thứ năm: Phải biết cách lao động.

Muốn cho cơ thể khỏe mạnh ta phải lao động đúng cách, lao động phải có năng suất cao, nhưng lại không lãng phí sức lực, nghĩa là phải làm việc có trách nhiệm, thành thạo, có kế hoạch, mặt khác phải biết giữ gìn bản thân để làm việc được lâu dài và đạt hiệu quả cao. Muốn vậy phải biết sắp xếp sự nghỉ ngơi cần thiết, xen kẽ quá trình lao động. Sự nghỉ ngơi chủ động kể trên giúp ta đạt mục đích này.

Thứ sáu là “Phải có cách nhìn đúng đắn

Mỗi ngày, cố gắng giữ cho tinh thần ở trạng thái ổn định, không có những gánh nặng vô ích, những chấn thương tinh thần, mỗi xúc cảm đều không được quá đà, theo YHCT thì:

" Vui quá hại tâm

Sợ quá hại thận

Giận giữ quá hại can

Lo lắng quá hại phế

Suy nghĩ nhiều hại tỳ vị"

Những sự thái quá trên làm hoạt động thần kinh rối loạn, mất cân bằng. Trong cuộc sống phải lấy suy nghĩ đúng thay suy nghĩ sai, trong lao động phải tập trung tư tưởng, YHCT gọi đây là “lấy chính niệm thay cho ác niệm, gạt bỏ tạp niệm”.

Điều cuối cùng: Phải biết chống lại các tác nhân gây ra bệnh

Muốn vậy, trước hết phải giữ cho bản thân mình mạnh khoẻ để khi thời tiết thay đổi thì vi khuẩn, virus xâm phạm vào trong có thể không thể gây bệnh được. Phải giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh

Tóm lại trong dưỡng sinh của YHCT chúng ta cần chú ý những điều sau:

  • Biết cách thở (thanh hô hấp)
  • Biết ăn uống (thanh ẩm thực)
  • Biết cách suy nghĩ phù hợp (thanh tư tưởng)
  • Biết cách vận động.

Theo giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu cho biết: Dưỡng sinh Y học cổ truyền là một phương pháp khá hoàn chỉnh, không chỉ khu trú vào vấn đề vệ sinh chung mà khái quát hoá cuộc sống một cách toàn diện trên cơ sở biện chứng, giúp rèn luyện và nâng cao sức khỏe về mọi mặt. Từ đó làm cho con người khoẻ mạnh và chống lại được các tác nhân gây bệnh.

Sưu tầm bởi: BS. Bảo Linh

 Những lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc kháng histamin H2

 Những lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc kháng histamin H2

Thuốc kháng histamin H2 là một nhóm thuốc được các chuyên gia y tế lựa chọn sử dụng cho người bệnh để điều trị các tình trạng gây ra bởi sự dư thừa axit trong dạ dày. Hãy cùng chúng tôi điểm lại những lưu ý khi dùng các thuốc kháng histamin H2 nhé.!
Rối loạn thần kinh tim : Những điều cơ bản cần biết

Rối loạn thần kinh tim : Những điều cơ bản cần biết

Rối loạn thần kinh tim là một tình trạng bệnh lý không đe dọa tính mạng của người mắc. Người bệnh thường trải qua các dấu hiệu như nhịp tim nhanh hoặc chậm, cảm giác lo lắng, hoặc chóng mặt.
RAU TÀU BAY – RAU DẠI VỚI NHIỀU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

RAU TÀU BAY – RAU DẠI VỚI NHIỀU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

Rau tàu bay một nguồn thực phẩm quan trọng, cung cấp dinh dưỡng ngoài ra công dụng của rau tàu bay cũng được biết đến với tính năng chữa bệnh, được sử dụng trong nhiều phương pháp dân gian để điều trị các bệnh lý khác nhau.
Công dụng bất ngờ của đậu mèo trong y học hiện đại

Công dụng bất ngờ của đậu mèo trong y học hiện đại

Đậu mèo thường được sử dụng làm dược liệu trong Đông y để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như đau bụng, trị giun,... nhờ vào sự đa dạng về thành phần và tác dụng dược lý của nó.
Đăng ký trực tuyến