Chè dây: Vị thuốc quý trị viêm loét dạ dày

Thứ năm, 12/01/2023 | 12:05

Chè dây là dược liệu lành tính từ núi rừng, có tác dụng kháng viêm, giải độc, thanh nhiệt. Là một vị thuốc dân gian trong YHCT hiệu quả trong điều trị Viêm loét dạ dày – tá tràng. Ngoài ra Chè dây còn có tác dụng an thần,…

Hãy cùng Dược sĩ, Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về vị thuốc này qua bài viết sau:

01673500654.jpeg

Chè dây

1. Đặc điểm chung của Chè dây 

Tên gọi khác : Trà dây, thau rả, bạch liễm,... 

Tên khoa học: Ampelosis cantoniensis (Hook. et Arn.)  thuộc họ Nho (Vitaceae)

1.1. Mô tả thực vật

Chè dây là loại day leo, có thân và cành cứng, hình trụ, có lông nhỏ.

Lá kép lông chim, mọc so le, có 7 – 13 lá chét có cuống, hình trái xoan, dài 2 – 7.5 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép có ít răng cưa, nhẵn mặt; trên lá khi khô có những vệt như bị nấm mốc, mặt dưới rất nhạt. 

Cụm hoa mọc đối diện với lá, phân nhiều nhánh, rộng 2 – 6cm, hoa trắng; hình chén có lông mịn.

Quả mọng khi chín có màu đen.

1.2. Phân bố sinh thái – thu hái:

Chè dây là một cây thuốc mọc hoang có ở nhiều nơi như Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Inđônêxia và các nước Đông dương.

Ở nước ta, Chè dây phân bố nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, ở Hà Giang cũng được phát hiện thêm ở nhiều điểm như Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh ; Hương Khê (Hà Tĩnh)… Trong đó, có lẽ Đồng Văn và Yên Minh là nơi có chè dây mọc tập trung nhất. Hàng năm có thể thu hoạch một lượng lớn có ước tính tới vài trăm tấn. 

Độ cao phân bố của Chè dây từ 600 - 1600m. Là loại cây ưa ẩm và ưa sáng, thường leo, thích nghi với vùng á nhiệt đới núi cao, như Hà Giang, Lào Cai…

Cây có tái sinh chồi mạnh sau khi bị cắt cành. Hiện nay, nguy cơ chủ thu hẹp vùng phân bố tự nhiên của chè dây ở Việt Nam.do nạn phá rừng làm nương rẫy

Cây có thể trồng bằng cách gieo hạt và các cây non thu thập trong tự nhiên.

Thu hái:  Thu hái khi cây chưa ra hoa, dêm cắt nhỏ, phơi khô.

2. Bộ phận dùng

Cả cây : thân, lá cành của cây chè dây,

3. Thành phần hóa học 

Chè dây chứa flavonoid, tanin, glucose. Rễ chứa ampelopsin và myricetin.

Theo kết quả phân tích, hàm lượng flavonoid toàn phần là 18.15%. Hỗn hợp flvonoid chứa 2 chất myricetin 5.30% và 2,3 – dihydromyricetin 53.80%.

Qua kết quả phân tích cũng cho thấy, trong thành phần của chè dây không chứa các nhóm chất độc như alcaloid, saponin… Vì vậy đây một loại dược liệu an toàn và lành tính, có thể sử dụng lâu dài.

4. Tác dụng dược lý

* Theo Y học hiện đại 

4.1. Tác dụng chống loét dạ dày 

Chè dây được có tác dụng chính và được biết đến nhiều nhất là chữa bệnh đau dạ dày tá tràng

Do trong cây có chứa flavonoid và tanin có tính kháng viêm, diệt khuẩn mạnh. Tanin khi vào dạ dày, sẽ kết hợp với protein tạo thành phức hợp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày.  

Từ đó axit dịch vị không thể tấn công vào niêm mạc thành dạ dày, gây viêm loét hoặc bào mòn dạ dày. 

.

11673500654.jpeg

Chè dây được dùng trong các trường hợp viêm loét dạ dày

Vì vậy: khi sử dụng chè dây và các sản phẩm chế biến từ chè dây sẽ giúp:

  • Hỗ trợ chữa trị bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng, giúp bệnh nhân cắt cơn đau và các vết loét nhanh liền sẹo hơn.
  • Giảm tình trạng ợ hơi, ợ chua và đau rát vùng thượng vị và hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản
  • Ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) – Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư dạ dày. Vì trong chè dây chứa nhiều flavonoid có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn.
  • Hỗ trợ chức năng hệ tiêu hóa, giúp hạn chế sự tái phát của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.

4.2. Các tác dụng khác của cây chè dây

  • Ngoài tác dụng chính là chữa trị bệnh viêm dạ dày, Dược liệu còn rất nhiều tác dụng khác có lợi cho sức khỏe như:
  • Chữa trị bệnh mụn nhọt, rôm sẩy, nóng trong người.
  • Chữa nhiệt miệng, viêm lợi, chảy máu chân răng:
  • Giúp an thần, chữa mất ngủ:
  • Hỗ trợ chữa trị bệnh huyết áp cao:
  • Giúp thanh nhiệt cơ thể và đào thải độc tố  

*Theo Y học cổ truyền  

Cè dây có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, chống viêm.

Chủ trị các bệnh : Viêm loét dạ dày tá tràng, mụn nhọt, tê thấp, chữa viêm gan, cảm mạo phong nhiệt, viêm kết mạc, viêm họng…

Thân và lá được dùng nấu nước uống thay chè chữa đau dạ dày.

Viện Y học cổ truyền Việt Nam đã chiết ra dạng cao khô dùng chữa loét dạ dày tá tràng.

5. Một số bài thuốc từ cây Chè dây 

5.1. Chữa trị đau dạ dày 

- Theo kinh nghiệm của dân gian:

Lấy 30 – 50g dược liệu, đem hãm uống  hoặc sắc uống làm nhiều lần/ngày.

Dùng liên tục từ 15 – 30 ngày cho mỗi một đợt điều trị

- Trường Đại học Dược Hà Nội đã điều chế thành công ra chế phẩm Ampelop chứa 50% flavonoid từ chè dây. 

5.2. Chữa trị tê thấp đau nhức

Dùng Lá tươi giã nát, hơ nóng, gói vào vải sạch, đắp vào chỗ đau nhức.

5.3. Phòng và chữa bệnh sốt rét

Chè dây 60g, lá hồng bì 60g, rễ cỏ xước lá đại bi, lá tía tô, lá hoặc vỏ cây vối, rễ xoan rừng mỗi thứ 12g, Đem thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400 ml nước sắc còn 100ml

uống trong ngày/ 1 tháng. Dùng Cứ 3 ngày /một thang.

5.4. Chữa trị bệnh mất ngủ, an thần

 Dùng khoảng 50g chè dây khô, sắc cùng 4 bát nước đầy.

 Đem sắc nhỏ lửa cho đến khi nước còn lại 1 bát. 

 Trước khi ngủ, uống lúc còn ấm 1 lần 1 bát, sẽ giúp an thần, ngủ ngon.

21673500654.jpeg

Chữa trị bệnh mất ngủ, an thần

6.Những lưu ý khi dùng chè dây

Mặc dù Dược liệu có nhiều dược tính tốt cho sức khỏe, ít độc, có thể dùng lâu dài. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất:

  • Chỉ uống nước chè sau khi ăn ít nhất 25 – 30 phút .
  • Chỉ sử dụng nước sắc chè dây trong ngày, không nên uống nước chè để qua đêm vì chè có thể bị nhiễm khuẩn,
  • Cẩn thận, không dùng dược liệu bị mốc,  nên biết cách bảo quản để tránh sử dụng loại chè bị hư hỏng.
  • Chỉ nên dùng sản phẩm sạch, đảm bảo xuất xứ có nguồn gốc rõ ràng nhằm mang lại kết quả tốt
  • Mỗi ngày một người chỉ nên dùng tối đa 70 gram/ ngày.

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách dùng của Chè dây, Một dược liệu quý hiện đang được sử dụng rộng rãi. Ít độc và được dùng lâu dài. Vì vậy chè dây được xem là một loại dược liệu an toàn và lành tính, có thể sử dụng lâu dài.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng thảo dược người dùng cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên môn để mang lại hiệu quả tốt nhất. /.

Ds.CKI.Nguyễn Quốc Trung

Gợi ý về chế độ ăn giúp phòng tránh bệnh ung thư

Gợi ý về chế độ ăn giúp phòng tránh bệnh ung thư

Chế độ ăn lành mạnh không chỉ giữ cân nặng ổn định mà còn bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa ung thư. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp phòng chống bệnh ung thư.
Những lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc Nitrat điều trị cơn đau thắc ngực

Những lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc Nitrat điều trị cơn đau thắc ngực

Nhóm thuốc Nitrat là những thuốc được sử dụng phổ biến trong phòng ngừa và điều trị cơn đau thắt ngực. Người bệnh cần lưu ý tuân theo chỉ định của thầy thuốc, giúp phòng tránh các tác hại mà nhóm thuốc này có thể gây ra.
CAFFEINE ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO?

CAFFEINE ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO?

Có lẽ Cà phê không còn xa lạ với chúng ta và caffeine cũng thế. Chúng ta thường tìm thấy caffein trong cà phê, trà,… Liệu rằng chúng có tốt cho cơ thể của chúng ta vì thế hãy cùng tìm hiểu về những ảnh hưởng của caffeine mang đến.
Nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo của ung thư cổ tử cung

Nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo của ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của phụ nữ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy, các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung là gì?
Đăng ký trực tuyến