Thuốc trị gout - Colchicine là gì? Các thành phần và tác dụng của thuốc Colchicine ra sao?

Thứ năm, 12/01/2023 | 12:31

Thuốc trị gout -  Colchicine là gì? Các thành phần và tác dụng của thuốc Colchicine ra sao? bạn sẽ biết rõ về Colchicine ở bài viết dưới đây

01673501485.jpeg

Thuốc trị gout - Colchicine

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Thuốc Colchicine (Colchicin) thường được chỉ định trong bệnh Gout.

Thành phần thuốc Colchicine

Thuốc Colchicin có thành phần hoạt chất là Colchicin

Dạng bào chế và hàm lượng

Thuốc dạng viên nén sẽ có các hàm lượng như sau: 0,6mg 0,25mg, 1mg

Thuốc Colchicine điều trị bệnh gì?

  • Cơ chế tác dụng của thuốc Colchicin làm giảm sự vận chuyển của bạch cầu, ức chế sự thực bào với các tinh thể urate và làm giảm sự sản xuất ra các lactate nên làm giảm lắng đọng tinh thể urate trong các khớp của cơ thể.
  • Colchicin cũng có tác dụng giảm viêm với tinh thể acid uric, giảm các cơn đau và làm dễ chịu đi những cơn đau cho những người mắc bệnh gout.

Chỉ định

Colchicin được dùng trong một số trường hợp:

  • Các cơn viêm sụn khớp cấp do quá trình canxi hóa
  • Xơ hóa đường mật nguyên phát
  • Xơ gan
  • Sốt chu kỳ

Tác dụng của thuốc Colchicine trong điều trị bệnh gout là gì?

Thuốc Colchicine sử dụng  được trong 3 trường hợp sau, cụ thể là:

  • Hỗ trợ trong việc chẩn đoán bệnh gout:
  • Chống viêm giảm đau trong các đợt goút cấp,
  • Dự phòng cơn cấp ở bệnh nhân gout mạn tính.

 Nếu cơ thể đáp ứng điều trị với Colchicin thì điều này chứng tỏ là có tinh thể urat bị lắng đọng trong các khớp xương.

Thuốc Colchicine dự phòng cơn cấp

Colchicine cũng được sử dụng trong điều trị dự phòng xuất hiện cơn cấp ở bệnh nhân gút mạn tính trong giai đoạn đầu điều trị phối hợp với allopurinol hay các thuốc tăng đào thải acid uric.

Thuốc Colchicine có tác dụng phụ không?

Thuốc Colchicine có thể gây ra một vài các tác dụng phụ không được như mong muốn, chúng ta sẽ thường gặp như:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Nổi mày đay, phát ban
  • Buồn nôn, nôn
  • Người uống sẽ dễ bị bầm tím hay chảy máu

Các điều mà bạn nên cần thận trọng khi sử dụng Colchicine với các thuốc khác như sau:

Khi điều trị bằng thuốc Colchicine cùng với một số loại huốc sau:

  • Khi chúng ta sử dụng chung với các chất ức chế cytochrom P450 3A4 (CYP3A4) hoặc P-glycoprotein (P-gp) ví dụ như các thuốc chẹn kênh calci (như diltiazem, verapamil), thuốc chống nấm nhóm azol (như fluconazol), và kháng sinh nhóm macrolid sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc colchicin. 
  • Dùng phối hợp cyclosporin và làm tăng độc tính của cyclosporin.
  • Tăng nguy cơ chảy máu khi sử dụng thuốc Colchicin với các thuốc chống đông máu dạng uống
  • Xảy ra nguy cơ làm tăng tác dụng phụ trên cơ vân của những thuốc này khi dùng thuốc Colchicin với các thuốc statin

Đối tượng không nên dùng Colchicine

Những đối tượng sau chống chỉ định với Colchicine:

  • Những người bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Những trường hợp bị suy thận
  • Các bệnh nhân bị suy gan nặng
  • Những người có nguy cơ glaucom góc hẹp
  • Bí tiểu hay Phụ nữ có thai

Liệu trình dùng thuốc Colchicine trong điều trị gout

Thuốc Colchicine điều trị gout cấp

Thuốc Colchicin cần được chỉ định dùng càng sớm càng tốt ngay sau khi khởi phát cơn gout. Colchicine dạng viên nén có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với một số thuốc NSAIDs hoặc corticoid trong trường hợp không chống chỉ định.

Dùng đơn độc

Khởi đầu uống 1mg. Sau 1 giờ  sử dụng thuốc thì nên uống thêm 0,5 mg. Tiếp theo duy trì liều 0,5 mg × 1 – 2 lần/ngày (tối đa 3 lần/ngày) và tối đa 6mg cho một đợt sử dụng và không nên được lặp lại trong khoảng 3 ngày.

Dùng phối hợp: 1 mg/ngày.

Dự phòng cơn gout cấp khi uống thuốc giảm acid uric máu: Liều dùng nên Uống 0,5 mg × 1 – 3 lần/ngày và ít nhất trong 1 tháng sau khi ngừng tăng acid uric máu. Hiện nay không có các khuyến cáo nào cụ thể về dạng viên nén của thuốc Colchicine uống trước và sau bữa ăn.

11673501944.jpeg

Liệu trình dùng thuốc Colchicine trong điều trị gout

Xử lý bị ngộ độc Colchicine

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Nếu bạn dùng quá liều Colchicine (khoảng 10mg), bệnh nhân sử dụng thuốc có thể bị ngộ độc Colchicine, thậm chí điều này có thể gây tử vong với các liều trên 40mg. Khi dùng quá liều thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hay các trung tâm cấp cứu dù tình trạng người bệnh có thể chưa thay đổi gì.

Các triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện sau thời gian uống từ 1– 8 tiếng, cụ thể :

  • Đau bụng, tiêu chảy
  • Sốt, phát ban, mất nước
  • Tiểu ra máu
  • Thở nhanh
  • Sốc và trụy tim mạch.
  • Thiếu máu
  • Rụng tóc

Các điều cần lưu ý khi dùng thuốc Colchicine

  • Đó là không được tự ý bản thân sử dụng hoặc thay đổi liều lượng thuốc.
  • Và tác hại của thuốc colchicine khi sử dụng trong thời gian lâu dài và nếu dùng quá liều là rất nghiêm trọng. Vì vậy, chúng ta cần cân nhắc giữa các lợi ích và các nguy cơ mà thuốc Colchicine mang lại.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Colchicine

  • Không được tự ý dùng hoặc thay đổi liều lượng.
  • Tác hại của thuốc colchicine khi dùng trong thời gian dài và dùng quá liều là khá nghiêm trọng. Do đó, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ mà thuốc mang lại.
  • Khi điều trị lâu dài bằng colchicine, người bệnh cần định kỳ kiểm tra tế bào máu, định lượng nồng độ creatinin kinase huyết thanh ít nhất 6 tháng 1 lần để phòng tránh nguy cơ bị bệnh cơ và suy tủy.
  • Thuốc colchicine cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng, tránh ẩm.

Bảo quản 

  • Bảo quản Thuốc Colchicin nhệt độ phòng ,dưới 30 độ C và độ ẩm  dưới 70%.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em .

Bài viết và sưu tầm: DS CKI Lý Thanh Long

Nguồn sưu tầm:                        

- https://healthvietnam.vn/thuoc-biet-duoc/thuoc-dieu-tri-benh-gut/colchicin-1mg-thuoc-dieu-tri-gout-danapha-viet-nam.

- https://bvnguyentriphuong.com.vn/duoc-lam-sang-cho-cong-dong/huong-dan-su-dung-thuoc-colchicin

- https://ykhoaphuocan.vn/thuvien/duoc-thu/Colchicin.

- https://pharmog.com/wp/colchicine-goutcolcin/

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan là thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn và nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng. Sử dụng thuốc kịp thời giúp giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau khác và giúp người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đầu ngón tay chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên rất nhạy cảm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu ngón tay, phổ biến nhất là do các bệnh lý. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính là một bệnh tiêu hóa phổ biến có thể dẫn đến ung thư nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, việc nắm bắt thông tin về căn bệnh này là rất quan trọng để phòng ngừa và xử lý kịp thời nếu mắc phải.
Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì hiện đang là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại trong xã hội ngày nay. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Đăng ký trực tuyến