Khám phá công dụng và cách sử dụng của Acemol 325 mg

Chủ nhật, 10/09/2023 | 11:13

Acemol 325 mg là gì? Thuốc Acemol 325 mg được dùng trong những trường hợp nào? Có những lưu ý gì cần biết về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong khi dùng thuốc?

01694320445.jpeg

Thuốc giảm đau, hạ sốt Acemol 325 mg

Tên thành phần hoạt chất: Paracetamol.

Tên một số biệt dược chứa hoạt chất tương tự: Paradol, Hapacol, Cophadol,…

Acemol 325 mg là thuốc gì? Hoạt chất chính là gì?

Theo thông tin các Dược sĩ Nhà thuốc cung cấp, Acemol 325 sản xuất bởi Công ty Cổ Phần Dược Phẩm 2/9 – Nadyphar. Thuốc Acemol 325 mg là thuốc giảm đau hạ sốt. Mỗi viên thuốc có chứa hoạt chất Paracetamol 325 mg.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, một hộp gồm 40 viên.

Công dụng thuốc Acemol 325 mg

Công dụng

Thuốc dùng điều trị các chứng đau và/hoặc sốt như đau đầu, tình trạng như cúm, giảm đau khi đau răng, nhức mỏi cơ, đau bụng kinh.

Cách dùng và liều dùng của thuốc Acemol 325 mg Nadyphar

Cách dùng

Thuốc Acemol được dùng đường uống, uống với một lượng nước khoảng 200 ml.

Liều dùng cho từng đối tượng

  • Người lớn: Mỗi lần uống 1-2 viên, ngày 3 lần hoặc cách 4 giờ.
  • Trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 – 3 lần.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

  • Liều cao hơn 3000 mg/ngày phải có ý kiến của bác sĩ.
  • Không bao giờ dùng trên 4000 mg/ngày (có tính đến tất cả các thuốc có chứa paracetamol).
  • Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu là 4 giờ.

Acemol giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay thuốc Acemol 325 mg được bán với giá tham khảo 10.000 – 15.000 VNĐ cho hộp 40 viên. Mức giá chênh lệch tùy thuộc vào thời điểm mua thuốc và các nhà thuốc, cửa hàng khác nhau.

Ai không nên sử dụng Acemol 325 mg

Thuốc Acemol 325 mg không được dùng trong những trường hợp sau (chống chỉ định):

  • Dị ứng với propacetamol hydroclorid (tiền chất của paracetamol) hoặc với paracetamol hoặc các thành phần khác của thuốc.
  • Bệnh gan nặng.

Đối tượng thận trọng dùng thuốc

Dùng thận trọng thuốc Acemol 325 mg Nadyphar trong những trường hợp sau:

  • Suy tế bào gan.
  • Suy thận nặng
  • Thiếu hụt Glucose-6-Phosphat Dehydrogenase (G6PD) vì có thể dẫn tới thiếu máu tán huyết.
  • Nghiện rượu mạn, uống rượu quá nhiều (từ 3 cốc rượu trở lên mỗi ngày).
  • Chán ăn, suy dinh dưỡng kéo dài, chứng suy mòn.
  • Mất nước, giảm thế tích máu.

Đối với các đối tượng đặc biệt

Người lái xe và vận hành máy móc

Thuốc không gây ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Thuốc an toàn nên dùng được cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên, cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để dảm bảo sự an toàn của thai nhi và trẻ sơ sinh.

Tác dụng phụ thường gặp của Acemol 325 mg

11694320445.jpeg

Có thể gặp một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

Dược sĩ Nguyễn Thị Thắm – hiện đang giảng dạy tại Cao đẳng Dược TPHCM lưu ý, bạn có thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn trên các cơ quan:

  • Trên hệ tiêu hoá: Rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, đau bụng,…
  • Đối với huyết học: Giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu, hiếm khi giảm tiểu cầu.
  • Các cơ quan khác: Dị ứng, phát ban ngoài da với hồng ban hoặc mề đay, độc với thận.

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Acemol 325 mg

Thuốc có thể gây tương tác khi:

  • Sử dụng đồng thời với các thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin), isoniazid làm tăng độc tính thuốc trên gan. Nếu bác sĩ yêu cầu đo nồng độ acid uric hoặc đường huyết, bạn cần báo là mình đang dùng thuốc này.
  • Thuốc chống đông máu.
  • Phenytoin.
  • Probenecid.
  • Salicylamid.
  • Các chất gây cảm ứng enzym như: barbiturat, isoniazid, carbamazepin, rifampin và ethanol.

Quá liều thuốc Acemol 325 mg

Cơ chế ngộ độc

Quá liều khi dùng một liều cao hơn 7,5 g paracetamol ở người lớn, hoặc 140 mg/kg thể trọng ở trẻ em sẽ gây viêm tế bào gan và hủy tế bào gan, có thể gây hoại tử gan hoàn toàn và không hồi phục, dẫn đến suy tế bào gan, nhiễm acid chuyển hóa và bệnh não kéo theo hôn mê và tử vong.

Xử trí khi quá liều

Một số dấu hiệu khi quá liều thuốc:

  • Buồn nôn, nôn;
  • Ăn không ngon;
  • Đổ mồ hôi;
  • Mệt mỏi;
  • Chảy máu hoặc bầm tím bất thường;
  • Đau ở phần trên bên phải của dạ dày;
  • Vàng da hoặc mắt;
  • Các triệu chứng giống như cảm cúm;
  • Khó thở, hạ huyết áp;
  • Hôn mê.

Khi gặp những triệu chứng trên, bạn nên đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện để được xử trí cấp cứu kịp thời.

Xử trí khi quên một liều thuốc Acemol 325 mg

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra. Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp, bỏ qua liều đã quên và dùng thuốc theo kế hoạch bình thường.
  • Tuyệt đối không dùng gấp đôi liều để bù vào liều đã quên.

Những lưu ý trong quá trình dùng thuốc

Có những thuốc khác cũng chứa paracetamol, tránh dùng phối hợp những thuốc như vậy để không vượt quá liều hàng ngày được chỉ định.

Liều paracetamol cao hơn liều khuyến cáo gây ra nguy cơ tổn thương gan rất nghiêm trọng.

Lưu ý về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN), hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hoặc hội chứng Lyell, hội chứng ngoại bàn mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Cách bảo quản

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, nhiệt độ dưới 30°C.
  • Giữ thuốc trong hộp đựng, đậy kín và để xa tầm tay trẻ em.

Bên trên là những thông tin từ tổng hợp tin tức y tế về sử dụng thuốc Acemol 325 mg. Hãy tìm hiểu kỹ thông tin trước khi dùng thuốc và gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Từ khóa: Acemol 325 mg
Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan là thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn và nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng. Sử dụng thuốc kịp thời giúp giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau khác và giúp người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đầu ngón tay chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên rất nhạy cảm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu ngón tay, phổ biến nhất là do các bệnh lý. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính là một bệnh tiêu hóa phổ biến có thể dẫn đến ung thư nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, việc nắm bắt thông tin về căn bệnh này là rất quan trọng để phòng ngừa và xử lý kịp thời nếu mắc phải.
Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì hiện đang là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại trong xã hội ngày nay. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Đăng ký trực tuyến