Thuốc Trimeseptol: Công dụng và lưu ý quan trọng

Thứ sáu, 08/09/2023 | 15:08

Thuốc Trimeseptol là gì? Thuốc Trimeseptol được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu về thuốc Trimeseptol trong bài viết dưới đây nhé!

01694160867.jpeg

Thuốc Trimeseptol

Thành phần hoạt chất: sulfamethazol, trimethoprim.

Thuốc có thành phần tương tự: Cotrim, Bactrim, Co-Trimoxazole…

Trimeseptol là thuốc gì?

Theo thông tin các Dược sĩ Nhà thuốc cung cấp, thành phần trong công thức thuốc:

  • Sulfamethoxazol: 400 mg.
  • Trimethoprim: 80 mg.
  • Tá dược: 1 viên.

Chỉ định của thuốc Trimeseptol

Thuốc Trimeseptol được dùng để điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc, bao gồm:

Người bệnh bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới không biến chứng.
  • Hoặc các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính tái phát ở nữ trưởng thành.
  • Hoặc các trường hợp viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp, bao gồm các tình trạng:

  • Đợt cấp viêm phế quản mạn, viêm phổi cấp ở trẻ em.
  • Viêm tai giữa cấp ở trẻ em.
  • Viêm xoang má cấp ở người lớn.
  • Hoặc tình trạng viêm phổi do Pneumocystis carinii.

Không những vậy, Trimeseptol còn được dùng điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa bao gồm lỵ trực khuẩn, thương hàn.

Trường hợp không nên dùng thuốc Trimeseptol

  • Người bệnh mẫn cảm với sulfonamid, trimethoprim hoặc với bất cứ thành phần nào khác có trong công thức thuốc.
  • Đối tượng là bệnh nhân bị suy thận nặng nhưng không theo dõi được nồng độ thuốc trong huyết tương.
  • Người bệnh được chẩn đoán là thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic.
  • Đặc biệt, không dùng trên các đối tượng trẻ em < 2 tháng tuổi hoặc phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Cách dùng thuốc Trimeseptol hiệu quả

Cách dùng

  • Thuốc Trimeseptol được bào chế ở dạng viên uống.
  • Nên dùng thuốc với một cốc nước có dung tích vừa đủ (150 – 250 ml).

Liều dùng

1. Trường hợp điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới không biến chứng

Người lớn:

  • Liều dùng 2 viên x 2 lần/ngày, thời gian điều trị 10 ngày.
  • Hoặc dùng liều duy nhất: 4 viên/ngày, điều trị tối thiểu 3 hoặc 7 ngày.

Trẻ em:

  • Uống với liều 8 mg trimethoprim/kg phối hợp với 40 mg sulfamethoxazol/kg, chia 2 lần, thời gian điều trị 10 ngày.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính tái phát

  • Dùng liều thấp: 40 mg trimethoprim cùng 200 mg sulfamethoxazol mỗi ngày hoặc uống 1 – 2 viên, uống 1 hoặc 2 lần mỗi tuần.

2. Trường hợp điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp

Đợt cấp viêm phế quản mãn tính ở người lớn

  • Liều uống 2 – 3 viên/lần x 2 lần/ngày.
  • Thời gian điều trị trong 10 ngày.

Viêm tai giữa cấp, viêm phổi cấp ở trẻ em

  • Liều uống 8 mg trimethoprim/kg cùng 40 mg sulfamethoxazol/kg/ngày, chia làm 2 lần.
  • Thời gian điều trị trong 5 – 10 ngày.

Viêm phổi do Pneumocystis carinii ở trẻ em và người lớn

  • Dùng với liều uống 20 mg trimethoprim/kg cùng 100 mg sulfamethoxazol/kg/ngày chia làm 4 lần.
  • Thời gian điều trị trong 14 – 21 ngày.

3. Thuốc Trimeseptol trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Lỵ trực khuẩn

Người lớn:

  • Uống mỗi lần 2 viên x 2 lần/ngày.
  • Thời gian điều trị trong 5 ngày.

Trẻ em:

  • Uống thuốc với liều 8mg trimethoprim/kg + 40mg sulfamethoxazol/kg/ngày, chia làm 2 lần.
  • Thời gian điều trị trong 5 ngày.

Tác dụng phụ

11694160867.jpeg

Thuốc Trimeseptol có thể gây ra tác dụng phụ là sốt

  • Tình trạng sốt.
  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm lưỡi.
  • Phản ứng trên da: ngứa, ngoại ban.
  • Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu trung tính, ban xuất huyết.
  • Nổi mày đay.

Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – hiện đang là giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, ngoài ra còn có thể gặp phải các triệu chứng hiếm gặp như:

  • Phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh.
  • Tình trạng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt.
  • Tình trạng viêm màng não vô khuẩn.
  • Hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell), hội chứng Stevens-Johnson, phù mạch, mẫn cảm ánh sáng.
  • Vàng da, ứ mật ở gan, hoại tử gan.
  • Tăng kali huyết, giảm đường huyết.
  • Xuất hiện tình trạng ảo giác.
  • Suy thận, viêm thận kẽ, sỏi thận.
  • Ù tai.

Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Trimeseptol

  • Các thuốc lợi tiểu, đặc biệt là thiazid.
  • Pyrimethamin 25mg.
  • Phenytoin.
  • Warfarin: dùng cùng lúc có thể kéo dài thời gian prothrombin ở người bệnh.

Những lưu ý khi dùng thuốc Trimeseptol

Lưu ý trên các đối tượng có chức năng thận suy giảm.

Không những vậy, cần cẩn thận sử dụng Trimeseptol trên các đối tượng dễ bị thiếu hụt acid folic như người bệnh cao tuổi và khi dùng với liều cao trong thời gian dài ngày.

Ngoài ra, cần lưu ý trên những đối tượng thiếu hụt men G6PD vì thuốc Trimeseptol có thể gây thiếu máu tán huyết ở những đối tượng này.

Các đối tượng sử dụng đặc biệt

1. Phụ nữ mang thai

  • Sulfonamid có thể gây vàng da ở trẻ em thời kỳ chu sinh.
  • Vì trimethoprim và sulfamethoxazol có thể cản trở chuyển hóa acid folic, chỉ dùng thuốc trên đối tượng mang thai khi thật cần thiết.
  • Trường hợp nếu cần phải sử dụng thuốc trong thời kỳ có thai, việc phải dùng thêm acid folic là một điều quan trọng.

2. Phụ nữ đang cho con bú

  • Lưu ý, phụ nữ trong thời kỳ cho con bú không được dùng thuốc Trimeseptol.
  • Ngoài ra, trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với độc tính của thuốc.

3. Lái xe và vận hành máy móc

  • Thuốc Trimeseptol không gây tác động có hại lên thần kinh trung ương với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ…
  • Do đó, có thể dùng Trimeseptol trên các đối tượng này. Tuy nhiên, nên theo dõi tình trạng sức khỏe.

Xử trí khi quá liều Trimeseptol

Triệu chứng quá liều:

  • Chán ăn, buồn nôn, nôn.
  • Đau đầu, thậm chí là bất tỉnh.
  • Gây rối loạn hệ tạo máu và vàng da là biểu hiện muộn của dùng quá liều.
  • Ức chế tủy.

Xử trí tình trạng quá liều:

  • Gây nôn và rửa dạ dày.
  • Ngoài ra, acid hóa nước tiểu để tăng đào thải trimethoprim.
  • Không những vậy, nếu có dấu hiệu ức chế tủy, người bệnh cần dùng leucovorin (acid folinic) 5 – 15 mg/ngày cho đến khi phục hồi hệ tạo máu.

Xử trí khi quên một liều Trimeseptol

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
  • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp: bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Cách bảo quản

  • Để thuốc Trimeseptol tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh để thuốc Trimeseptol tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30ºC.

Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Trimeseptol được tổng hợp bỏi tin y tế mới nhất. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Từ khóa: Trimeseptol
Bệnh giời leo có lây không và điều trị như thế nào?

Bệnh giời leo có lây không và điều trị như thế nào?

Bệnh giời leo (Zona thần kinh) không quá nguy hiểm nhưng nếu chậm điều trị có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến cuộc sống. Bệnh có dấu hiệu gì, có lây không và cách điều trị ra sao?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi dùng kháng sinh là nỗi lo của nhiều cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu có con. Bài viết sau sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả tình trạng này.
VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

Vitamin B12 (cobalamin) là vitamin nhóm B tan trong nước, thiết yếu cho hệ thần kinh, tạo máu và chuyển hóa cơ thể. Nó có nhiều trong thực phẩm động vật và không thể tự tổng hợp trong cơ thể.
Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Viêm họng liên cầu là một dạng nhiễm trùng phổ biến ở đường hô hấp, do vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sẽ giúp chủ động hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý hiệu quả.
Đăng ký trực tuyến