Kington: Hỗ trợ giảm chứng suy nhược cơ thể nặng và những lưu ý khi sử dụng

Thứ ba, 16/05/2023 | 10:11

Kington là sản phẩm phục hồi sức khỏe đặc biệt, hỗ trợ tăng chức năng đề kháng, giảm các triệu chứng suy nhược cơ thể, hỗ trợ giảm mệt mỏi trong các trường hợp bệnh nặng và bệnh đặc biệt.

01684207344.jpeg

Kington là viên uống giảm các chứng suy nhược cơ thể nặng

1. Kington là thuốc gì?

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Kington à sản phẩm được sản xuất từ các thành phần dược liệu quy như Tam thất, Nấm linh chi, Nhân sâm, Đương quy, Xuyên khung, Nấm Đông trùng hạ thảo, Yến sào. Kington là sản phẩm phục hồi sức khỏe đặc biệt, hỗ trợ tăng chức năng đề kháng, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ giảm mệt mỏi trong các trường hợp bệnh nặng, bệnh đặc biệt, hỗ trợ giảm các triệu chứng suy nhược cơ thể nặng như mệt mỏi nhiều, đuối sức không muốn làm gì hết, cơ thể suy nhược, da xanh tái, niêm mạc nhạt, bơ phờ, sợ lạnh, tay chân lạnh.

2. Dạng thuốc và hàm lượng của Kington?

Kington được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc viên nang cứng với quy cách là hộp 6 vỉ x 10 viên nang cứng

Trong một viên nang cứng Kington có chứa các thành phần chính là

Cao hỗn hợp dược liệu

tương đương các thảo mộc khô gồm:

160 mg

  • Tam thất (Panax pseudo-ginseng)

500 mg

  • Nấm linh chi (Ganoderma lucium) 

350 mg

  • Nhân sâm (Panax ginseng) 

350 mg

  • Đương quy (Angelica sinensis) 

200 mg

  • Xuyên khung (Ligusticum striatum) 

200 mg

  • Đông Trùng Hạ Thảo (Ophiocordyceps sinensis)
  • Yến sào

50 mg

3. Kington được dùng cho những trường hợp nào?

Kington được sử dụng cho các trường hợp sau:

Người lớn và trẻ em từ 13 tuổi trở lên có sức khoẻ suy kém, sức đề kháng kém, cơ thể mệt mỏi, niêm mạc nhạt, suy nhược cơ thể là do nhiều nguyên nhân:

Do yếu tố bẩm sinh, do ăn uống dinh dưỡng kém và do lao động quá nặng nhọc, do tác động của môi trường, hoặc bị stress, do lão hóa.

Do mắc các bệnh, các tình trạng sau: các bệnh nặng, bệnh đặc biệt (ung thư, lao, HIV, bệnh tự miễn, bệnh phải mổ, bệnh mãn tính,….); thời kỳ phục hồi bị nhiễm trùng cấp tính nặng như sốt xuất huyết, sốt rét, covid, viêm phổi.

4. Cách dùng - Liều lượng của Kington?

Cách dùng: Theo tin tức y dược Kington được dùng đường uống sau bữa ăn.

Liều dùng:

  • Người lớn: Uống mỗi lần 2 viên, ngày 2 lần.
  • Trẻ em từ 13 tuổi trở lên: Uống mỗi lần 1 viên, ngày 2 lần.

Tóm lại, tuỳ theo tình trạng của người bệnh, cần dùng viên Kington theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn của dược sĩ tư vấn về liều dùng và thời gian sử dụng thích hợp để đạt hiệu quả tối ưu.

5. Cách xử lý nếu quên liều Kington?

Nếu người bệnh quên một liều Kington nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều tiếp theo, chỉ cần uống liều tiếp theo vào đúng giờ đã lên kế hoạch điều trị.

6. Cách xử lý khi dùng quá liều Kington?

Hiện chưa có dữ liệu báo cáo về người bệnh dùng quá liều Kington. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do dùng quá liều thuốc Kington, cần ngừng thuốc ngay và đưa đến bệnh viện sớm nhất để điều trị triệu chứng.

7. Những chống chỉ định, lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Kington?

1. Kington chống chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Người có tiền sử mẫn cảm với Kington hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ có thai.
  • Phụ nữ cho con bú.
  • Trẻ em dưới 13 tuổi.

2. Thận trọng khi sử dụng Kington cho những trường hợp sau:

Lưu ý sản phẩm Kington là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Lưu ý với người cao huyết áp, người bị táo bón, người đang sử dụng thuốc tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng sản phẩm Kington.

Lưu ý thông báo cho dược sĩ tư vấn hoặc bác sĩ điều trị những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng Kington.

Lưu ý với phụ nữ có thai, chưa có dữ liệu nghiên cứu đầy đủ khi dùng Kington trên người trong thời kỳ mang thai. Chống chỉ định dùng Kington cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú, chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh dùng Kington gây hại cho trẻ bú sữa mẹ. Chống chỉ định dùng Kington cho người mẹ đang cho con bú.

Lưu ý với người đang lái tàu xe và đang vận hành máy móc. Kington không gây ảnh hưởng và có thể sử dụng cho đối tượng này.

11684207344.jpeg

Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng Kington

 8. Kington gây ra các tác dụng phụ nào?

Hiện chưa có dữ liệu báo cáo về tác dụng phụ của Kington. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng Kington, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng Kington thì cần tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ hướng dẫn để xử trí kịp thời.

9. Kington tương tác với các thuốc nào?

Hiện nay, chưa có dữ liệu lâm sàng báo cáo về tương tác Kington khi dùng chung với các thuốc khác. Tuy nhiên, Kington có thể xảy ra tương tác với các thuốc hoá dược, thuốc dược liệu, thực phẩm chức năng khác. Tương tác thuốc xảy ra làm thay đổi hiệu lực điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ tăng nặng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm Kington trước khi dùng hoặc thông báo cho dược sĩ tư vấn hoặc bác sĩ điều trị biết các loại thuốc đang dùng, giúp sử dụng sản phẩm Kington một cách an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

10. Bảo quản Kington như thế nào?

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Kington được bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhiệt độ dưới 30°C, nơi khô mát, tránh ánh sáng để đảm bảo giữ chất lượng thuốc. Để sản phẩm Kington tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn tham khảo:

1. vanxuanpharma.com.vn: https://vanxuanpharma.com.vn/kington-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe.p100022529232.html

Có thể sử dụng chườm đá để giảm đau đầu không?

Có thể sử dụng chườm đá để giảm đau đầu không?

Hội chứng đau đầu có nguyên nhân đa dạng và mỗi người thường có cách giảm đau riêng. Đau đầu kéo dài hoặc đau nửa đầu thường cần chú ý, và việc chườm đá có thể là một phương pháp giúp giảm đau trong một số trường hợp.
Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Mất nước và uống quá nhiều cũng đều gây hại. Thừa nước khi uống nhiều nước hơn mức cần có thể gây tác động tiêu cực, như làm loãng natri máu, gánh nặng cho thận, và rối loạn điện giải.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ, và có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Mặc dù có thể chữa khỏi, nhưng nguy cơ tái phát cao. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay phổ biến gây đau và tê bì ở một hoặc cả hai bàn tay. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh bị nén tại ống cổ tay, có thể trở nên nghiêm trọng. Nhận biết và điều trị kịp thời giúp để giảm triệu chứng và phục hồi chức năng.
Đăng ký trực tuyến