Liều lượng sử dụng thuốc chống nôn palonosetron như thế nào?

Thứ sáu, 24/02/2023 | 11:29

Thuốc chống nôn palonosetron có công dụng phòng ngừa buồn nôn và nôn do hóa trị liệu ung thư hoặc sau phẫu thuật. Thuốc palonosetron được tiêm vào tĩnh mạch.

buon-non
Thuốc chống nôn palonosetron điều trị buồn nôn, nôn

Hàm lượng thuốc Chống nôn palonosetron?

Chống nôn palonosetron có những dạng và hàm lượng sau:

Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Aloxi: 0,25 mg/5 ml (5 ml).

Công dụng của thuốc chống nôn palonosetron

Theo giảng viên chuyên ngành Dược Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội, thuốc chống nôn palonosetron có công dụng trong việc:

  • Ngăn ngừa buồn nôn và nôn do hóa trị liệu ung thư.
  • Ngăn ngừa buồn nôn và nôn sau phẫu thuật.

Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các hoóc-môn (serotonin) gây nôn mửa.

Liều lượng sử dụng chống nôn palonosetron cho người trưởng thành

- Liều lượng sử dụng thuốc chống nôn palonosetron thông thường dành cho người trưởng thành bị buồn nôn/ nôn – do hóa trị

Liều palonosetron uống:

  • 0,5 mg uống khoảng 1 giờ trước khi bắt đầu hóa trị.
  • Công dụng: giảm ói mửa do hóa trị liệu ung thư: Phòng chống buồn nôn và nôn mửa liên quan đến các khóa điều trị ban đầu và khóa điều trị lặp lại.

Liều palonosetron tiêm:

  • 0,25 mg vào mạch liều đơn trong 30 phút trước khi bắt đầu hóa trị.
  • Công dụng: giảm ói mửa do hóa trị liệu ung thư: Phòng chống buồn nôn và nôn mửa liên quan đến các khóa điều trị ban đầu và khóa điều trị lặp lại.

- Liều lượng sử dụng thuốc chống nôn palonosetron thông thường dành cho người trưởng thành bị buồn nôn/ nôn – sau phẫu thuật

Liêu palonosetron tiêm:

  • 1 liều 0.075 mg vào mạch ngay lập tức trước khi gây mê.
  • Công dụng: Phòng chống buồn nôn và nôn sau phẫu thuật (PONV) ở người trưởng thành cho đến 24 giờ sau phẫu thuật. Hiệu quả sau 24 giờ chưa được xác định.

Liều lượng sử dụng thuốc chống nôn palonosetron cho trẻ nhỏ

Liều palonosetron tiêm:

  • 20 mcg/kg (tối đa 1,5 mg cho một liều) truyền hơn 15 phút, bắt đầu truyền 30 phút trước khi bắt đầu hóa trị.
  • Công dụng: Phòng chống buồn nôn và nôn cấp tính liên quan đến chứng ói mửa trong các đợt hóa trị đầu tiên và lặp lại do ung thư, bao gồm liều cao hóa trị ung thư ói mửa ở những bệnh nhân từ 1 tháng đến dưới 17 tuổi.
thuoc-palonosetron
Thuốc chống nôn palonosetron dùng theo chỉ định.

Tương tác thuốc

Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý những loại thuốc có thể tương tác với thuốc chống nôn palonosetron, gồm:

Thuốc trị đau nửa đầu (Amineptine; Frovatriptan; Eletriptan; Meperidine; Naratriptan; Sumatriptan; Rizatriptan; Zolmitriptan);

Thuốc trị trầm cảm (Amitriptyline; Amoxapine; Amitriptylinoxide; Buspirone; Carbamazepine; Clomipramine; Citalopram; Desipramine; Dibenzepin; Doxepin; Desvenlafaxine; Duloxetine; Fluoxetine; Escitalopram; Fluvoxamine; Imipramine; Lithium; Levomilnacipran; Lofepramine; Melitracen; Mirtazapine; Moclobemide; Milnacipran; Nefazodone; Nialamide; Paroxetine; Phenelzine; Nortriptyline; Opipramol; Protriptyline; Rasagiline; Tianeptine; Tranylcypromine; Selegiline; Sertraline; Trazodone; Trimipramine; Valproic Acid; Vortioxetine; Venlafaxine; Vilazodone);

Thuốc kích thích thần kinh trung ương (Amphetamine; Dextroamphetamine; Cocaine; Fentanyl; Pentazocine; Methadone; Tapentadol; Tramadol);

Thuốc kháng histamine (Brompheniramine; Chlorpheniramine);

Dextromethorphan;

Cyclobenzaprine;

Thuốc kháng sinh (Furazolidone; Isocarboxazid; Iproniazid; Linezolid);

Hydroxytryptophan;

Methylene Blue;

Procarbazine;

Sibutramine;

Lorcaserin;

St John’s Wort.

Lưu ý, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ.

Hạ Vi

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan là thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn và nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng. Sử dụng thuốc kịp thời giúp giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau khác và giúp người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đầu ngón tay chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên rất nhạy cảm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu ngón tay, phổ biến nhất là do các bệnh lý. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính là một bệnh tiêu hóa phổ biến có thể dẫn đến ung thư nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, việc nắm bắt thông tin về căn bệnh này là rất quan trọng để phòng ngừa và xử lý kịp thời nếu mắc phải.
Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì hiện đang là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại trong xã hội ngày nay. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Đăng ký trực tuyến