Đan sâm được mệnh danh là “Huyết bệnh yếu dược” có nghĩa là thứ dược liệu quan trong điều trị các bệnh liên quan đến huyết. Trước đây, Đan sâm thường được nhập từ Trung Quốc, trong những năm gần đây
Đan sâm được mệnh danh là “Huyết bệnh yếu dược” có nghĩa là thứ dược liệu quan trong điều trị các bệnh liên quan đến huyết. Trước đây, Đan sâm thường được nhập từ Trung Quốc, trong những năm gần đây
Cây sinh trưởng phát triển khá tốt, cho sản lượng và hàm lượng hoạt chất cao. Vậy hiệu quả trị bệnh của Đan sâm như thế nào, cách dùng ra sao là phù hợp? Hãy cùng Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu qua bài viết sau
Đan sâm
Tên gọi khác: Huyết sâm, Đơn sâm, Tử sâm, Xích sâm,...
Tên khoa học: Salvia multiorrhiza Bunge. Thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae).
Đan sâm là một loại cỏ sống lâu năm, cây cao khoảng 30-80cm, toàn thân có lông ngắn màu vàng trắng. Rễ có hình trụ dài, đường kính 0,5- 1,5cm, màu đỏ nâu. Thân vuông có các gân dọc. Lá kép, mọc đối: 3-5 lá chét, hoặc có cây có 7 lá chét. Lá chét giữa thường lớn nhất. Lá kép có cuống dài, cuống ngắn và có rì, chiều dài 2-7cm, rộng 1-5cm.
Lá chét có mép răng cưa tù, mặt trên có màu xanh, có các lông mềm màu trắng, mặt dưới có màu xanh tro, có lông. Mặt dưới có gân, chia phiến lá chét thành những múi nhỏ.
Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hoặc ở kẽ lá, dài 10-20cm. Hoa mọc vòng, từ 3-10 hoa thường là 5 hoa. Tràng hoa màu xanh tím nhạt. Quả nhỏ, dài 3mm, rộng 1,5mm. Mùa hoa khoảng tháng 5-8 (Tam Đảo), mùa quả tháng 6-9.
Rễ, thân rễ
Mùa xuân hoặc mùa thu, đào lấy rễ và thân rễ, chon lọc phần sử dụng, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, sau đó đem phơi hoặc sấy khô.
Đan sâm khô, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày sau đó đem phơi khô để dùng.
Tửu đan sâm (Chế rượu): Lấy đan sâm đã thái phiến, trộn đều với rượu, đậy kín, để 1 giờ cho ngấm hết rượu, đem sao nhỏ lửa đến khô, lấy để ra để nguội. Cứ 10 kg đan sâm dùng với 1 lít rượu.
Ngoài ra Đan sâm có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh như: Thiếu máu cục bộ cơ tim, thiếu máu não, Alzeimer, Paskinson, giảm đau kiểu thần kinh, kháng viêm, chống oxy hoá,…
Vị thuốc Đan sâm
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Tâm, can, tâm bào
Phá túc huyết, sinh ra huyết, dưỡng huyết an thai, trụy tử thai (khứ ứ), điều kinh mạch. Chủ trị các chứng hư lao, đau nhức xương khớp, chân tay mệt mỏi, đau bụng, sôi bụng, mắt đỏ, sang giới, thũng độc.
Đan sâm dưỡng thần định chí, thông kinh mạch, dưỡng huyết, điều huyết, giúp công năng của tâm, tâm bào được điều hòa. Chính vì vậy, Đan sâm là một trong những loại dược liệu không thể thiếu trong các phương thuốc trị các chứng bệnh về tâm và huyết.
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Đan sâm được dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc trong những bài thuốc chữa các bệnh về tâm, huyết mạch, phụ khoa… Liều dùng từ 6 – 12gr, sắc uống hoặc làm hoàn.
Có thể dùng Đan sâm dưới dạng cao chiết toàn phần hoặc dịch chiết phân đoạn, dùng điều trị đơn độc hoặc kết hợp với các loại hoạt chất từ những dược liệu khác để tạo ra những chế phẩm, có tác dụng chữa bệnh hiệu quả cao có nguồn gốc tự nhiên. Tuy nhiên, đối với những chế phẩm cụ thể, cần phải được nghiên cứu về tính an toàn (độc tính cấp, độc tính bán trường diễn) và hiệu quả khi sử dụng.
1. Chữa đau tức ở ngực: Đan sâm 32gr; xuyên khung, trầm hương, uất kim, mỗi vị 20gr; Hhng hoa 16g; xích thược, hương phụ chế, qua lâu, hẹ mỗi vị 12gr; quy vĩ 10gr. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Đan sâm 32g; xích thược, hoàng kỳ, hồng hoa, xuyên khung, uất kim, mỗi vị 20gr; đảng sâm, toàn đương quy, trầm hương, mỗi vị 16g; mạch môn, hương phụ, mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
2. Chữa suy tim: Đan sâm 16gr; đảng sâm 20gr; bạch truật, ý dĩ, xuyên khung, mộc thông, ngưu tất, trạch tả, mã đề, mỗi vị 16gr. Sắc uống mỗi ngày 1 thang
3. Chữa hồi hộp, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai: Đan sâm, sa sâm, thục địa, long nhãn, đảng sâm, thiên môn, mạch môn, mỗi vị 12gr; toan táo nhân, viễn chí, bá tử nhân, mỗi vị 8gr; ngũ vị tử 6gr. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
4. Chữa thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ: Đan sâm, bạch thược, đại táo, huyền sâm, thảo quyết minh (sao), mạch môn, ngưu tất mỗi vị 16gr; nhân hạt táo (sao), dành dành, mỗi vị 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
5. Chữa đau dây thần kinh liên sườn: Đan sâm, bạch truật, bạch thược, sài hồ, uất kim, thanh bì, bạch linh mỗi vị 8gr; bạc hà, hương phụ, cam thảo, mỗi vị 6gr; gừng 4gr. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
6. Chữa xơ gan giai đoạn đầu: Đan sâm 16gr, nhân trần 20gr, ý dĩ 16gr, bạch truật 12g; bạch linh, hoàng kỳ, bạch thược, sài hồ, mỗi vị 10gr; ngũ gia bì, chi tử, mỗi vị 8gr; gừng, đại phúc bì, cam thảo, đại táo, mỗi vị 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
7. Chữa kinh nguyệt không đều: Đan sâm, thục địa, sài hồ, bạch thược, hoài sơn, mỗi vị 12gr; sơn thù, phục linh, trạch tả, đan bì, mỗi vị 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
8. Chữa đau kinh, bế kinh: Đan sâm, sinh địa, đương quy, mỗi vị 10gr; hương phụ, bạch thược, xuyên khung, mỗi vị 6gr. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Lưu ý khi sử dụng Đan sâm: Đan sâm úy diêm thủy, kỵ giấm và phản lê lô.