Lợi ích của cây Trám hồng đối với sức khoẻ

Thứ sáu, 09/08/2024 | 15:07

Cây Trám hồng là thảo dược dân gian có tác dụng giải khát, chống viêm, giải độc gan, bảo vệ gan, chữa viêm họng, chữa ho,…Hãy cùng tìm hiểu những công dụng cây trám hồng tuyệt vời của loại dược liệu này nhé.!

1. Cây Trám hồng là gì?

01723191387.jpeg

Cây Trám hồng

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết:

Cây Trám hồng có tên khoa học là Canarium bengalense Roxb., thuộc họ Trám (Burseraceae)

Cây Trám hồng là cây gỗ cao tới 20m, nhánh non có lông sét. Lá mọc đối, có 13-21 lá chét. Chuỳ hoa dài bằng hay ngắn hơn lá, đài hình chén có 3 răng, cánh hoa 3, nhị có chỉ nhị dính nhau đến ½, đĩa mật có lông. Quả hạch dài 3,5cm, không lông, nhân nhọn 2 đầu, có 3 cạnh, dày, cứng. Ra hoa tháng 6, có quả tháng 7-12.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Trám hồng là lá và vỏ thân

Lá và vỏ thân cây Trám hồng có chứa các thành phần hoạt chất như flavonoid, tinh dầu, tanin, đường khử.

2. Những công dụng tuyệt vời của cây Trám hồng với sức khoẻ con người

Theo y học cổ truyền

Lá và vỏ cây Trám hồng có vị chua, ngọt, hơi chát. Vào kinh phế. Quả trám dùng để giải khát, giải độc gan, chữa ho, chữa viêm họng. Ngoài ra còn có tác dụng giải độc với các trường hợp ngộ độc cá, Gỗ Trám có giá trị kinh tế cao, được dùng để đóng bàn ghế, giường tủ,... Liều dùng Liều dùng 3-9g dưới dạng thuốc sắc

Ở Ấn Độ, theo kinh nghiệm dân gian, lá và vỏ cây Trám được dùng làm thuốc đắp ngoài trị sưng đau do phong thấp.

Theo Y học hiện đại

Lá và vỏ cây Trám hồng có tác dụng chống viêm, bảo vệ gan, chống oxy hóa. Cao chiết và chất tinh khiết được phân lập từ Trám hồng có hoạt tính gây độc tế bào ung thư.

11723191387.png

Quả trám được sử dụng chữa ho khan, ho có đờm

3. Một số bài thuốc từ cây Trám hồng với sức khoẻ con người

3.1. Bài thuốc chữa ho khản cổ

Chuẩn bị: Quả trám tươi 4 quả, huyền sâm 10g.

Thực hiện: Cho các vị dược liệu vào nồi đất đổ ngập nước, nấu uống. Bài thuốc có tác dụng tư âm, giáng hỏa, thanh nhiệt, giải độc, lợi yết hầu, tán thũng.

3.2. Bài thuốc chữa đau họng

Chuẩn bị: Quả trám tươi 500g, đường trắng 100g.

Thực hiện: Đập vỡ quả trám, nấu với nước nhiều lần, bỏ bã, lấy nước, cho đường trắng, hòa tan, lọc và cô lại còn 250ml. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 15ml, uống với nước đun sôi để nguội ngoài ra súc miệng nước muối pha loãng ngày nhiều lần.

3.3. Bài thuốc chữa viêm họng, ho có đờm

Chuẩn bị: Quả trám 30g, cam thảo 06g, mạch môn 10g, huyền sâm 15g.

Thực hiện: Sắc các vị dược liệu trên với nước thay trà uống trong ngày, dùng liên tục 10 ngày.

3.4. Bài thuốc chữa viêm họng mạn tính

Chuẩn bị: Quả trám 06g, trà xanh 06g.

Thực hiện: Các vị dược liệu trên đem sắc cùng 1 lít nước cho đến khi cạn còn một nửa. Chắc lấy nước sắc, thêm 1 thìa mật ong vào rồi uống giúp giảm các triệu chứng viêm họng mạn tính.

3.5. Bài thuốc chữa ho khan do viêm phế quản

Chuẩn bị: Quả trám 20g, Vừng đen 30g, đào nhân 05g, bạch truật 15g.

Thực hiện: Sắc các vị dược liệu trên cùng với 1 lít nước trong vòng 20 phút, chắc lấy nước uống, mỗi ngày 3 lần sau bữa ăn, có thể thêm 1-2 thìa cà phê mật ong. Bài thuốc có tác dụng cải thiện ho khan hiệu quả.

3.6. Bài thuốc điều trị ho do cảm lạnh, ho gà

Chuẩn bị: Quả trám tươi (bỏ hạt) 10 qủa, đường phèn vừa đủ.

Thực hiện: Sắc quả trám cùng với 1 lít nước, có thể thêm đường phèn, uống khi còn ấm, 2 bữa sáng- tối sau bữa ăn 30 phút có tác dụng chữa ho gà, ho do cảm lạnh. Dùng liên tục trong 7-10 ngày để cải thiện bệnh tốt hơn.

3.7. Bài thuốc giải nhiệt, thanh phế, lợi hầu họng

Chuẩn bị: Quả trám tươi (bỏ hạt) 10g, ngó sen tươi 120g, mã thầy 150g, gừng tươi 06g.

Thực hiện: Các dược liệu trên đem ép lấy nước, uống sau bữa ăn 30 phút, uống 2 lần/ngày, bài thuốc có tác dụng thanh phế, giải nhiệt, lợi cho hầu họng.

Tóm lại, Cây Trám hồng là vị thuốc dân gian với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, được sử dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, để sử dụng thảo dược có hiệu quả và an toàn, người bệnh cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng Cây Trám hồng trong phòng và chữa bệnh.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP PHỔI

NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP PHỔI

Tăng huyết áp phổi (PH) là một tình trạng nghiêm trọng gây ra huyết áp cao trong các động mạch trong phổi và có thể ảnh hưởng đến bên phải tim của bạn.
VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO

VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là bệnh viêm mạn tính, đặc trưng bởi đau và cứng cột sống tiến triển. Đây là bệnh lý phổ biến trong nhóm cột sống huyết thanh âm tính, bao gồm VCSDK, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến và tổn thương khớp do bệnh viêm ruột.
ALS ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO

ALS ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO

Do triệu chứng ALS khởi phát chậm và tiến triển từ từ, việc phát hiện ban đầu gặp khó khăn. Chẩn đoán cần loại trừ nhiều bệnh tương tự nên thường mất thời gian mới xác định chính xác.
Cây Kế sữa: Vị thuốc thần dược bảo vệ gan

Cây Kế sữa: Vị thuốc thần dược bảo vệ gan

Cây kế sữa (Cúc gai, Kế thánh) là thảo dược họ Cúc, phổ biến ở Địa Trung Hải. Chứa silymarin chống oxy hóa mạnh, cây hỗ trợ điều trị bệnh gan, tiểu đường, xơ vữa động mạch và ung thư.
Đăng ký trực tuyến