Lorazepam là thuốc được sử dụng điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật, động kinh, mất ngủ, hỗ trợ các thuốc chống buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư.
Lorazepam là thuốc được sử dụng điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật, động kinh, mất ngủ, hỗ trợ các thuốc chống buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư.
Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Lorazepam là một benzodiazepin tác dụng ngắn, có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương bao gồm cả hồi viền và tổ chức lưới của não, bằng cách gắn vào thụ thể benzodiazepin nằm trong phức hợp thụ thể GABA, làm tăng tác dụng ức chế của GABA đối với tính kích thích của neuron ở não, dẫn đến trạng thái bị kích thích kém hơn, gây trạng thái ổn định, an thần. Thuốc Lorazepam dùng để điều trị ngắn ngày trạng thái lo âu, chứng mất ngủ và chống co giật trong trạng thái động kinh.
Lorazepam còn gây giảm trí nhớ, làm thư giãn cơ, được sử dụng trong tiền mê, thường được phối hợp với thuốc khác như corticosteroid và thuốc đối kháng thụ thể 5-HT để điều trị buồn nôn và nôn do hóa trị liệu ung thư gây ra.
Lorazepam được sản xuất trên thị trường dưới dạng thuốc:
Lorazepam được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
Đường uống: Điều trị chứng lo âu hoặc lo âu kết hợp với triệu chứng trầm cảm, thời gian điều trị ngắn ngày (dưới 4 tháng).
Đường tiêm tĩnh mạch: Điều trị trạng thái động kinh, tiền mê, chống nôn và buồn nôn do hóa trị liệu ung thư.
Cách dùng: Dạng viên nén được dùng đường uống.
Liều dùng đường uống
+ Điều trị lo âu: Uống 2 – 3 mg/ ngày, chia thành 2 – 3 lần uống mỗi ngày, nếu cần thiết có thể tăng liều tối đa 10 mg/ ngày.
+ Điều trị mất ngủ do lo âu hoặc căng thẳng: Uống 1 – 2 mg/ lần/ ngày trước khi đi ngủ.
+ Điều trị mất ngủ do âu lo hoặc căng thẳng ở người già hoặc người suy nhược cơ thể: Uống 1 – 2 mg/ ngày, chia thành nhiều liều nhỏ.
+ Điều trị lo lắng: Liều khởi đầu: Uống 1 mg x 2- 3 lần/ngày. Liều duy trì: Uống 1 – 2 mg x 2 – 3 lần/ngày. Nếu cần có thể tăng liều 1 – 10 mg/ ngày.
+ Liều dùng làm tiền mê trong phẫu thuật: Uống 2 – 4 mg vào buổi tối trước khi tiến hành mổ hoặc uống 1 – 2 giờ trước khi mổ.
+ Liều dùng chống nôn trong hóa trị liệu ung thư: Uống 1 mg vào buổi tối trước khi tiến hành hóa trị. Hoặc uống 1 mg khoảng 60 phút trước khi tiến hành hóa trị và dùng sau khi hóa trị khoảng 6 giờ và 12 giờ.
Nếu người bệnh quên một liều Lorazepam nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm dùng của liều thuốc tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng giờ theo trong kế hoạch điều trị.
Khi dùng quá liều Lorazepam có biểu hiện lâm sàng như: lú lẫn, hôn mê, hạ huyết áp, loạn nhịp tim, suy hô hấp, cuối cùng tử vong.
Xử trí quá liều: Nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào do quá liều, phải ngừng thuốc ngay và đưa đến cơ sở gần nhất để điều trị triệu chứng, rửa dạ dày, gây nôn, uống than hoạt. Cần theo dõi hoạt động của tim, huyết áp, lưu lượng máu, hoạt động của não.
Lorazepam chống chỉ định cho những trường hợp sau
Thận trọng khi dùng Lorazepam cho những trường hợp sau
Lưu ý thận trọng cho người cao tuổi, người có bệnh gan, người nghiện rượu, người suy nhược, người suy thận, người bị bệnh phổi tắc mạn tính, người ngừng thở khi ngủ. Nên dùng liều thấp nhất cho người cao tuổi và người suy nhược.
Lưu ý thận trọng khi dùng Lorazepam phối hợp với các thuốc ức chế thần kinh hoặc thuốc chống loạn thần khác.
Lưu ý thận trọng với người đang lái tàu xe, người đang vận hành máy móc. Vì Lorazepam gây ức chế hệ thần kinh trung ương dẫn đến gây ngủ, chóng mặt, lú lẫn, mất phối hợp động tác. Tránh dùng khi lái xe, lái tàu hoặc vận hành máy móc.
Thường gặp: Gây ngủ, ức hế hô hấp, đau ở nơi tiêm.
Ít gặp: Hạ huyết áp, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, viêm da, phát ban, chán ăn, buồn nôn, tăng/giảm cân, yếu cơ, rối loạn thị lực, ngừng thở, tăng thông khí, ngạt mũi, chứng ngồi không yên, chứng quên, mất phối hợp động tác, lú lẫn, trầm cảm, mất định hướng.
Hiếm gặp: Chóng mặt, thay đổi tính khí, tăng tiết nước bọt, mệt mỏi, loạn đông máu, tự sát, co giật, rối loạn kinh nguyệt, nghiện thuốc (khi dùng kéo dài), phản xạ chậm, ngộ độc do polyethylen glycol hoặc propylen glycol (khi truyền tĩnh mạch kéo dài).
Tóm lại, trong quá trình sử dụng thuốc Lorazepam, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do sử dụng thuốc Lorazepam phải ngừng thuốc ngay và tham khảo ý kiến hướng dẫn của chuyên gia y tế để xử trí kịp thời.
Rượu: Dùng chung với Lorazepam, làm tăng nồng độ/tác dụng của rượu (ethylic)
Clozapin, các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, phenytoin, phenobarbital, valproate: Dùng chung với Lorazepam, làm tăng tác dụng và tăng độc tính của các thuốc này.
Loxapin, probenecid, acid valproic: Dùng chung với Lorazepam, làm tăng nồng độ và tăng tác dụng của Lorazepam
Theophylin, yohimbin: Dùng chung với Lorazepam, làm giảm nồng độ và tác dụng của Lorazepam
Loxapin, probenecid: Dùng chung với Lorazepam, làm tăng nồng độ và tác dụng của Lorazepam.
Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ tiến triển nặng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp kê đơn sử dụng thuốc môt cách an toàn và đạt hiệu quả.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur