Penicillin là nhóm thuốc kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm vi khuẩn gram dương nhạy cảm như nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới, nhiễm trùng da,... Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý khi sử dụng các thuốc nhóm Penicillin để tránh những tác dụng không mong muốn đáng tiếc xảy ra.
Penicillin được sử dụng điều trị các vi khuẩn gram dương nhạy cảm
Dưới đây Dược sĩ CKI Cô Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên Cao đẳng dược tphcm tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur là một số thông tin cơ bản về Cefotaxime:
Penicillin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn bằng cách phá vỡ thành tế bào của vi khuẩn, bằng cách ức chế sự tổng hợp lớp peptidoglycan, làm cho tế bào vi khuẩn dễ vỡ và bị tiêu diệt. Các thuốc kháng sinh Penicillin hoạt động tốt nhất trên các chủng vi khuẩn gram dương.
Một số thuốc nhóm Penicillin trên thị trường bao gồm:
Penicillin phổ kháng khuẩn hẹp: Penicillin G, Penicillin V.
Penicillin phổ kháng khuẩn hẹp đồng thời có tác dụng lên tụ cầu (Penicillinase – kháng penicillins): Oxacillin, Cloxacillin, Dicloxacillin, Methicillin, Nafcillin.
Penicillin phổ kháng khuẩn trung bình: Ampicillin, Amoxicillin.
Penicillin phổ kháng khuẩn rộng và đồng thời tác dụng lên trực khuẩn mủ xanh: Piperacillin, Carbenicillin, Mezlocillin, Ticarcillin.
2. Phổ tác dụng của kháng sinh nhóm Penicillin
Các kháng sinh nhóm Penicillin có phổ tác dụng chủ yếu trên các vi khuẩn gram dương, nhưng chỉ tác dụng trên một số vi khuẩn gram âm như lậu cầu và màng não cầu.
Aminopenicillin: có phổ tác dụng rộng trên cả gram(+) và gram(-), tác dụng trên gram(+) yếu hơn penicillin G. Không tác dụng trên Pseudomonas aeruginosa, Proteus indol và Bacteroides. Ampicillin có hiệu lực trên Salmonella và Shigella tốt hơn so với Amoxicillin.
Carboxypenicillin: có phổ tác dụng rộng trên cả gram(+) và gram(-) như E.coli, Proteus, Enterococcus, P.aeruginosa…, vị khuẩn kỵ khí Bacteroides.
Ureidopenicillin: có phổ tác dụng rộng trên aeruginosa, E.coli, H.influenzae…, vị khuẩn kỵ khí Bacteroides.
Mecillinam, Pivmecillinam: Phổ kháng khuẩn hẹp chủ yếu trên vi khuẩn gram(-).
3. Thuốckháng sinh Penicillin được sử dụng cho những trường hợp nào?
Thuốc Penicillin được sử dụng cho các trường hợp nhiễm vi khuẩn nhạy cảm như:
Nhiễm trùng tai, mũi, họng, xoang cấp tính
Viêm tai giữa
Viêm màng não mô cầu
Nhiễm trùng đường hô hấp trên do nhiễm vi khuẩn phế cầu và liên cầu.
Viêm phổi thể nhẹ do Pneumococcu
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường mật
Nhiễm cầu khuẩn đường ruột
Nhiễm trùng miệng, nướu và phòng ngừa nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
Nhiễm trùng da do liên cầu nhóm A hoặc vi khuẩn tụ cầu vàng
Bệnh viêm thấp khớp và sốt ban đỏ
Nhiễm vi khuẩn kỵ khí
Bệnh lyme
Bệnh hồng cầu hình liềm do nhiễm liên cầu
Bệnh giang mai, lậu, ghẻ
Nhiễm trùng mô mềm do streptococci nhạy cảm.
Nhiễm trùng thương hàn
4. Lưu ý sử dụng đúng cách các thuốckháng sinh Penicillin?
Penicillin được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau. Tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể mà các bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc và dang thuốc cho phù hợp cho từng người bệnh.
Sử dụng thuốc nhóm Penicillin theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ điều trị, đúng liều lượng và đúng thời gian quy định, không tự ý tăng liều, giảm liều hoặc ngừng giữa liệu trình kể cả khi bệnh có dấu hiệu phục hồi.
Nếu quên một liều thuốc, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Nếu gần với liều kế tiếp, người bệnh nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp theo vào đúng thời điểm như như kế hoạch. Không dùng liều gấp đôi đã chỉ định.
Đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú hoặc người suy thận: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Vì các penicillin (trừ nafcillin) có nồng độ thuốc cao trong nước tiểu. Nên cân nhắc giảm liều penicillin ở những bệnh nhân suy thận nặng.
Cần làm test dị ứng penicillin có thể được đánh giá bằng thử nghiệm trên da.
Khi gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ sử dụng quá liều, bạn nên ngừng dùng thuốc và lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Lưu ý bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ bảo quản không quá 30oC, tránh ánh sáng trực tiếp.
Lưu ý để thuốc xa tầm tay trẻ em và phải đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Penicillin được sử dụng cho người bệnh với sự chỉ định của bác sĩ
Chia sẻ với sinh viên Cao đẳng dược cô Diễm cũng lưu ý thêm một số thông tin:
5. Chống chỉ định và thận trọng cần lưu ý của thuốckháng sinh Penicillin?
Người bệnh có tiền sử phản ứng dị ứng với các kháng sinh Penicillin hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Penicillin có thể phản ứng chéo với cephalosporin ở dưới 1% những người bị dị ứng với penicillin.
6. Những tác dụng phụ cần lưu ý của thuốckháng sinh Penicillin?
Phản ứng dị ứng: Phát ban, mày đay, phù mạch, hồng ban đa dạng, hoại tử biểu bì nhiễm độc, ban đỏ nhiễm độc, đau khớp, sưng cổ họng, lưỡi hoặc miệng, viêm da tróc vảy và sốc phản vệ
Phản ứng về máu: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu tán huyết.
Phản ứng thận (rất hiếm): Viêm thận kẽ
Độc tính trên thần kinh khi dùng liều rất cao (rất hiếm) với biểu hiện: Nhầm lẫn, co giật, co giật,…(nguy cơ cao ở những người bị suy thận).
Phản ứng viêm tại vị trí tiêm.
7. Những tương tác thuốc cần lưu ý của thuốckháng sinh Penicillin?
Kháng sinh kìm khuẩn: Gây tác dụng đối kháng do các Penicillin có tác dụng diệt vi khuẩn bằng cách tác động trên thành tế bào của vi khuẩn, trong khi các kháng sinh kìm khuẩn ức chế sự phát triển của các tế bào này.
Kháng sinh Aminosid: Phối hợp với các Penicillin kinh, tác dụng hiệp đồng, tăng hiệu quả điều trị, giảm sự đề kháng thuốc. Tuy nhiên một số penicillin đường tiêm có thể là mất tác dụng của aminosid.
Probenecid: Làm giảm sự bài tiết kháng sinh Penicillin qua nước tiểu, dẫn đến tăng nồng độ kháng sinh Penicillin trong máu.
Methotrexat: Dùng đồng thời với các Penicillin, làm giảm sự thanh thải methotrexat ra khỏi cơ thể, làm tăng nguy cơ nhiễm độc methotrexat.
Allopurinol: Làm tăng nguy cơ phát ban da khi dùng đồng thời với các Penicillin.
Cholestyramin: Làm giảm hấp thu các penicillin đường uống (nên uống penicillin trước 2 giờ hoặc sau 4 giờ).
Thuốc tránh thai: Dùng đồng thời với các Penicillin, làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai.
Atenolol: Khi dùng chung với ampicillin, có thể giảm khả năng hạ huyết áp và chống đau thắt ngực .
Tóm lại, Penicillin là nhóm kháng sinh diệt khuẩn thường được chỉ định sử dụng phổ biến trên lâm sàng, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả trong điều trị.
Hải kim sa (cây bòng bong) là cây leo thân rễ bò, dùng cả cây hoặc bào tử làm thuốc. Với tính hàn, cây giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, trị sỏi thận, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu máu, hỗ trợ thông tiểu tiện, giảm sạn thận và cải thiện chức năng bàng quang.
Táo đỏ, hay còn gọi là táo tàu với hương vị ngọt ngào tự nhiên và giàu dinh dưỡng, táo đỏ không chỉ là món ăn vặt lý tưởng mà công dụng của táo đỏ còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cây Mỏ quạ, còn gọi Xuyên phá thạch, là dược liệu quý trong y học cổ truyền, có vị đắng, tính mát. Cây này giúp phá ứ, khứ phong, giảm đau xương khớp, thanh nhiệt phế, được sử dụng lâu đời trong các bài thuốc dân gian Việt Nam.
Bầu đất, hay cây Kim thất, là rau quen thuộc trong ẩm thực Việt. Ngoài làm món ăn, nó còn được dùng trong y học cổ truyền công dụng của Cây Bầu đất để hỗ trợ điều trị táo bón, kiết lỵ, ho khan, tiểu đường và cải thiện giấc ngủ.