Lưu ý khi sử dụng thuốc Sulfonylurea điều trị đái tháo đường

Thứ sáu, 05/04/2024 | 15:51

Thuốc Sulfonylurea được các chuyên gia y tế sử dụng cho người bệnh trong điều trị đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, cần lưu ý một số tác dụng phụ như hạ đường huyết, tăng cân,… do thuốc có thể gây ra.

1. Thuốc Sulfonylurea là gì?

Sulfonylurea là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trên lâm sàng trong kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2. Thuốc có tác dụng kích thích tế bào tuyến tụy tăng bài tiết insulin, đồng thời ngăn tế bào gan sản xuất glucose từ việc ly giải mỡ ở gan, tăng tổng hợp glycogen, nhờ đó giúp làm giảm lượng đường trong máu. ‏

‏Thuốc được sử dụng qua đường uống, cấp ngoại trú cho người bệnh dùng tại nhà nên cần chú ý chọn lựa loại thuốc phù hợp, với thể trạng của từng người bệnh, theo dõi về liều lượng, cách sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị.

01712307631.jpeg

Một số thuốc Sulfonylurea phổ biến trên thị trường  

Một số thuốc Sulfonylurea phổ biến trên thị trường:

Thế hệ thứ nhất: Carbutamide, Chlorpropamide, Tolbutamide, Acetohexamide.

Thế hệ thứ hai: Glipizide (Glucotrol), Gliclazide ( Diamicron ), Glibenclamide, Glyburide (Micronase), Glibornuride, Gliquidone, Glisoxepide, Glyclopyramide.

Thế hệ thứ ba: Glimepiride ( Amaryl)

2. Thuốc Sulfonylurea được sử dụng cho những trường hợp nào?

Điều trị đái tháo đường type 2.

Điều trị cho người bệnh đái tháo đường có kèm béo phì.

Sử dụng ở người bệnh bị đề kháng insulin hoặc sử dụng metformin không nhận được hiệu quả như mong đợi. ‏

Không dùng trong điều trị đái tháo đường type 1 hay sau khi cắt tuyến hoặc nhiễm toan ceton do đái tháo đường (một tình trạng lượng đường trong máu cao nếu không được xử lý điều trị sẽ gây nguy hiểm).

Nhóm sulfonylureas có thể phối hợp với các nhóm thuốc khác trong điều trị tiểu đường type 2 như Metformin, thuốc ức chế DPP-4, thuốc ức chế thụ thể SGLT-2, Insulin nền, Thiazolidinediones.

3.  Lưu ý sử dụng đúng cách các thuốc Sulfonylurea?

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM lưu ý cách dùng thuốc:

Đa số các thuốc Sulfonylureas có thời gian tác dụng dài, người bệnh chỉ cần sử dụng thuốc hai lần/ngày hoặc chỉ cần dùng 1 lần/ngày.

Thuốc Sulfonylureas thường được sử dụng trong hoặc sau bữa ăn để tránh tình trạng hạ đường huyết. Với trường hợp dùng thuốc 1 lần/ngày thì nên uống thuốc vào buổi sáng.

Một số loại thuốc được bào chế dưới dạng phóng thích kéo dài phải uống nguyên viên thuốc, không được nhai hay bẻ vở viên. Nếu người bệnh nhai thuốc trước khi uống sẽ ảnh hưởng đến tác dụng và hiệu quả của thuốc (Ví dụ Diamicron MR).

Khi uống thuốc nhóm sulfonylureas chung với những thuốc khác phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

Thuốc sulfonylureas có thể làm một số người bệnh nhạy cảm với ánh sáng. Cần bảo vệ da khi ra nắng.

Trong khi sử dụng thuốc sulfonylureas nên đem theo ít kẹo bánh đề phòng hạ đường huyết xảy ra.

Người bệnh không được uống rượu bia khi uống thuốc, vì có thể gây hạ đường huyết quá mức.

Nếu người bệnh quên liều thuốc thì không nên sử dụng liều quên mà nên dùng liều điều trị kế tiếp. Vì nếu người bệnh tăng liều sử dụng có thể gây ra tác dụng không mong muốn.

Trong quá trình sử dụng thuốc sulfonylurea, người bệnh có thể gặp riệu chứng hạ đường huyết với các biểu hiện như nhịp tim nhanh, run tay chân, đánh trống ngực, đổ mồ hôi nhiều... Những dấu hiệu này thường xuất hiện vào buổi chiều hoặc khi bệnh nhân đang bị đói.

Lưu ý khi sử dụng thuốc sulfonylurea có thể gây tăng cân một cách đáng kể. Tác dụng phụ khác thường gặp nữa là rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn…

Để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc, người bệnh cần lưu ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh, ăn đúng lượng, lượng tinh bột nạp vào ổn định. Tránh bỏ bữa để giảm nguy cơ hạ đường huyết do thuốc.‏

Lưu ý rượu có thể làm trầm trọng một số tác dụng của sulfonylurea. Do đó không được uống rượu hoặc các đồ uống có cồn, không hút thuốc khi đang dùng thuốc.‏

‏Lưu ý khi sử dụng sulfonylurea, người bệnh cần nhận biết và có biện pháp xử trí kịp thời nếu chẳng may bị hạ đường huyết…

Lưu ý trường hợp nhạy cảm với các tác dụng hạ đường huyết của thuốc điều trị đái tháo đường như người bệnh cao tuổi, người có cơ thể suy yếu, người bệnh suy thượng thận, người bị suy tuyến yên, rối loạn chức năng tuyến giáp. Tránh sử dụng thuốc Sulfonylureas dạng giải phóng kéo dài, hoặc có thời gian bán thải dài. Nên áp dụng điều trị với liều khởi đầu với hàm lượng thấp hơn.

11712307631.jpeg

Cần kiểm tra chỉ số đường huyết trong quá trình điều trị bằng Sulfonylureas

4. Chống chỉ định và thận trọng cần lưu ý của thuốc Sulfonylurea?

Thuốc Sulfonylureas chống chỉ định trong một số trường hợp:

  • Người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc Sulfonylureas.
  • Người bệnh thiếu hụt insulin.
  • Người bị đái tháo đường phụ thuộc insulin.
  • Đối tượng trẻ vị thành niên,
  • Nhiễm toan ceton hoặc tiền hôn mê
  • Hôn mê do đái tháo đường.
  • Người bệnh bị suy thận
  • Người suy gan nặng

Thận trọng khi sử dụng thuốc Sulfonylureas:

  • Người bệnh dùng quá liều và nguy cơ hạ đường huyết.
  • Người bệnh bị rối loạn chuyển hóa porphyrin ở gan. Vì khi dùng thuốc Sulfonylureas có thể gặp nguy cơ đợt cấp tính.
  • Người có mẫn cảm với thuốc Sulfamid (thuốc hạ đường huyết h, sulfamid kháng khuẩn hoặc thuốc lợi tiểu).

5. Những tác dụng phụ cần lưu ý của thuốc Sulfonylurea?

Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Sulfonylureas bao gồm:

Hạ đường huyết: Xảy ra chủ yếu liên quan đến thời gian tác dụng, liều lượng sử dụng và ái lực với thụ thể Sulfonylureas trên tế bào beta đảo tuỵ. Với các biểu hiện như nhịp tim nhanh, run tay chân, đánh trống ngực, đổ mồ hôi nhiều... thường xuất hiện vào buổi chiều hoặc xuất hiện khi người bệnh đang bị đói. Tác dụng gây hạ đường huyết của thuốc sulfonylureas có thể kéo dài 24 -48 giờ, thậm chí có thể hạ đường huyết sau khi ngưng thuốc vài ngày trong một số trường hợp đặc biệt như suy gan, suy thận, tương tác thuốc…

Tăng cân: Thuốc Sulfonylureas có gây tăng cân từ 1 đến 4 kg. Vì thuốc sulfonylureas kích thích tuyến tuỵ sản xuất thêm insulin, nên có tác dụng phụ làm tăng cân như insulin. Người bệnh có thể tăng cân nhiều hơn so với bệnh nhân thực hiện chế độ ăn kiêng. Việc tăng cân sẽ làm gia tăng tình trạng đề kháng insulin và khó khăn trong kiểm soát đường huyết. Tăng cân do thuốc Sulfonylureas gây ra sẽ ổn định sau 3 hoặc 4 năm đầu tiên trong điều trị bằng insulin.

Một số tác dụng phụ khác hiếm gặp: Rối loạn tiêu hoá, dị ứng trên da, đỏ da, ngứa, nổi mề đay, hội chứng Lyell, mẫn cảm với ánh sáng, vàng da, viêm gan, giảm tiểu cầu, bạch cầu, mất bạch cầu hạt, hạ natri máu, cảm giác khó chịu vùng thượng vị, đau đầu, co giật, lừ đừ, thay đổi vị giác, đau ngực, ớn lạnh, ho, nước tiểu sậm màu, mệt mỏi, đổ mồ hôi, phân bạc màu, da nhợt nhạt, khó thở, đau họng, vàng da.

Hạ đường huyết kéo dài (4- 10 ngày) trên trẻ sơ sinh có mẹ đang uống sulfonylurea.

6. Những tương tác thuốc cần lưu ý của thuốc Sulfonylurea?

Aspirin, allopurinol, sulfonamides và fibrate: Làm tăng tác dụng hạ đường huyết của sulfonylureas khi dùng đồng thời.

Corticosteroids, thiazid, thuốc tránh thai, estrogen, thuốc cường giao cảm, kích thích tố tuyến giáp: Làm giảm tác dụng của nhóm sulfonylureas khi sử dụng đồng thời.

Tóm lại, thuốc Sulfonylurea thuộc nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị và kiểm soát bệnh đái tháo đường loại 2 bằng cách làm giảm lượng đường trong máu bằng cách kích thích tế bào beta tuyến tụy giải phóng insulin. Để đảm bảo sử dụng hiệu quả thuốc Sulfonylurea và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người dùng cần tuân thủ đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: Thuốc Sulfonylurea
Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg là thuốc được sử dụng trong điều trị tăng cholesterol, rối loạn lipid máu hỗn hợp, tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử, phòng ngừa các biến chứng trên tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.
Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường, thành phần quen thuộc trong chế độ ăn, có mặt từ trái cây, mật ong đến bánh kẹo, nước ngọt. Đường mang lại vị ngọt và sự hài lòng cho khẩu vị, trở thành yếu tố không thể thiếu trong ẩm thực hàng ngày.
Đăng ký trực tuyến