Methotrexat: Thuốc điều trị ung thư và những lưu ý khi sử dụng

Thứ hai, 15/07/2024 | 14:35

Methotrexat là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị ung thư bao gồm ung thư bạch cầu, ung thư phổi, ung thư vú,…và một số bệnh tự miễn như bệnh vẩy nến, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn.

1. Methotrexat là thuốc gì?

Methotrexate là thuốc chứa hoạt chất kháng lại acid folic – là một yếu tố cần thiết cho sự phân chia và tăng trưởng của các tế bào gây bệnh ung thư và một số bệnh tự miễn. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế enzyme Dihydrofolate Reductase, ngăn chặn sự tổng hợp của acid folic, dẫn đến ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư và tế bào gây bệnh tự miễn. Được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh ung thư bạch cầu, ung thư phổi, ung thư vú, viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến.

01721031385.jpeg

Methotrexat là thuốc điều trị ung thư

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết:

2. Dạng thuốc và hàm lượng của Methotrexat?

Methotrexat được sản xuất trên thị trường dưới dạng thuốc

  • Viên nén: 2,5mg, 10mg
  • Dung dịch tiêm: 50mg/2ml, 50mg/5ml

3. Thuốc Methotrexat được dùng cho những trường hợp nào?

Methotrexat được dùng cho các trường hợp sau:

Điều trị bệnh vảy nến nặng

Điều trị viêm khớp dạng thấp

Điều trị bệnh bạch cầu màng não.

Điều trị u lympho tế bào T (u sùi dạng nấm)

Điều trị ung thư vú.

Điều trị ung thư phổi

4. Cách dùng - Liều lượng của Methotrexat?

Cách dùng:

Methotrexat dạng viên nén được dùng đường uống trước bữa ăn.

Dung dịch tiêm được dùng đường tiêm theo chỉ định của bác sĩ

Liều dùng:

Viêm khớp dạng thấp:

Liều khởi đầu: uống 3 viên/tuần, uống luôn 1 lần hoặc chia làm 3 lần uống, mỗi lần cách nhau 12 tiếng.

Nếu cần thiết có thể tăng đến liều tối đa là 8 viên/tuần, sau đó giảm dần đến liều thấp nhất có hiệu quả.

Bệnh vảy nến:

Liều khởi đầu: Uống 2 – 10 viên/lần/tuần hoặc 1 viên/lần x 3 lần/tuần, khoảng cách giữa các lần là 12 tiếng.

Nếu cần thiết có thể tăng từ từ đến liều tối đa để đạt được hiệu quả lâm sàng, sau đó giảm dần đến liều thấp nhất vẫn có đáp ứng.

Liều tối đa: 12 viên/tuần.

U sùi dạng nấm:

Uống 1 – 4 viên/tuần. Tùy thuộc vào tình trạng, đáp ứng của người bệnh và chỉ số huyết học, có thể giảm dần liều và ngừng điều trị.

Tóm lại, tuỳ vào tuổi, tình trạng diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ về liều dùng, cách dùng và thời gian điều trị đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.

5. Cách xử lý nếu quên liều thuốc Methotrexat?

Nếu người bệnh quên một liều Methotrexat nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều thuốc kế tiếp, người bệnh chỉ cần uống liều thuốc tiếp theo vào đúng thời điểm trong kế hoạch điều trị.

6. Xử lý khi dùng quá liều thuốc Methotrexat?

Hiện chưa có dữ liệu lâm sàng triệu chứng quá liều Methotrexat. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào do dùng thuốc Methotrexat quá liều, cần ngừng thuốc và đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị triệu chứng.

7. Những chống chỉ định, lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Methotrexat?

Thuốc Methotrexat chống chỉ định cho những trường hợp sau:

Người có tiền sử mẫn cảm với Methotrexat hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ có thai

Phụ nữ cho con bú

Người vận hành máy móc, lái tàu, lái xe

Suy thận nặng

Suy dinh dưỡng nặng.

Người rối loạn chức năng gan, thận nặng.

Hội chứng suy giảm miễn dịch nặng.

Người có rối loạn tạo máu như giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu,…

Thận trọng khi dùng Methotrexat cho người nghiện rượu, xơ gan, viêm gan.

8. Thuốc Methotrexat gây ra các tác dụng phụ nào?

Thường gặp: Buồn nôn, nôn, chán ăn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, phù da, viêm miệng, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tăng enzym gan, rụng tóc.

It gặp: Xơ phổi, viêm phổi, loét âm đạo, lhảy máu mũi, giảm bạch cầu, tiểu cầu.

Hiếm gặp: Trầm cảm, lú lẫn, liệt dương, giảm tình dục.

Tóm lại, trong quá trình sử dụng thuốc Methotrexat, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Methotrexat, cần tham khảo sự hướng dẫn của chuyên gia y tế để xử trí kịp thời.

11721031385.jpeg

Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi dùng Methotrexat

9. Methotrexat thể tương tác với thuốc nào?

Barbiturat, NSAID, Corticoid, Tetracyclin, Chloramphenicol: Làm tăng độc tính của Methotrexate khi dùng đồng thời với các thuốc này.

Acid Folic, các dẫn xuất của Acid Folic: Làm giảm hiệu quả điều trị của Methotrexate khi dùng đồng thời.

Coumarin, Indandion: Kéo dài thời gian chảy máu khi điều trị chung với Methotrexate.

Penicillin: Làm giảm sự đào thải của Methotrexate khi được dùng điều trị chung.

Asparaginase: Làm ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc ức chế miễn dịch có cấu trúc tương tự Acid Folic.

Neomycin: Dùng đường uống ngăn cản hấp thu Methotrexate qua đường tiêu hóa khi điều trị chung.

Tóm lại, tương tác thuốc xảy ra có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ tiến triển nặng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất trước khi sử dụng hoặc thông báo cho bác sĩ điều trị biết các thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp bác sĩ kê đơn thuốc Methotrexat sử dụng một cách an toàn và đạt hiệu quả.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: methotrexat
Cây Mạch lạc – Vị thuốc quý chữa trị hở van tim, tiểu đường, viêm tiết niệu

Cây Mạch lạc – Vị thuốc quý chữa trị hở van tim, tiểu đường, viêm tiết niệu

Cây Mạch lạc, còn có các tên gọi như Cây Đuôi chuột hoặc cỏ Doi ngựa, là một loại thảo dược tự nhiên phổ biến ở một số khu vực của Việt Nam. Dù tên gọi có vẻ lạ lẫm đối với nhiều người, nhưng thực tế lại rất có ích cho sức khỏe.
Cây Tằm đất – Vị thuốc tiềm năng trong Y học

Cây Tằm đất – Vị thuốc tiềm năng trong Y học

Cây Tằm đất loại dược liệu quý giá như chống viêm, điều hòa hormone tuyến giáp, giảm huyết áp, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, tiêu huyết, thông khí và lợi tiểu. Vị thuốc này đã được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc y học cổ truyền.
LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

Trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), Xuyên bối mẫu (Fritillariae Cirrhosae Bulbus) nổi tiếng với các đặc tính dược liệu mạnh mẽ. Dưới đây, cùng tìm hiểu về công dụng của Xuyên Bối Mẫu – vị thuốc thần kì này nhé!
Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch rất quan trọng đối với sức khỏe, vì vậy chúng ta cần tăng sức đề kháng hàng ngày. Một trong những cách tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng tự nhiên nhất đó là bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng.
Đăng ký trực tuyến