Viêm ruột thừa cấp là một trong những bệnh cấp cứu ngoại khoa khá phổ biến hiện nay. Viêm ruột thừa cấp rất hay gặp, dễ chẩn đoán nhưng sẽ để lại di chứng nặng nề nếu chúng ta không phát hiện kịp thời và điều trị sớm.
Viêm ruột thừa cấp là một trong những bệnh cấp cứu ngoại khoa khá phổ biến hiện nay. Viêm ruột thừa cấp rất hay gặp, dễ chẩn đoán nhưng sẽ để lại di chứng nặng nề nếu chúng ta không phát hiện kịp thời và điều trị sớm.
Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm ruột thừa cấp, góp phần nâng cao kiến thức cho việc chăm sóc sức khỏe gia đình.
Nâng cao hiểu biết về bệnh viêm ruột thừa cấp!
Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Viêm ruột thừa cấp là tình trạng viêm cấp tính ở ruột thừa do sự tắc nghẽn tại lỗ thông trong lòng ruột thừa và manh tràng. Đây là hiện tượng ruột thừa tích tụ nhiều chất dịch nhầy hoặc do phân từ manh tràng đi vào ruột thừa trở nên cứng gây tắc nghẽn lỗ thông hay còn gọi là sỏi phân, ngoài ra cũng có thể do phì đại các nang bạch huyết dưới niêm mạc, khối u của ruột thừa hoặc manh tràng, dị vật... Ruột thừa sẽ có biểu hiện bị viêm, sưng và hóa mủ do lượng vi khuẩn nhân lên nhanh chóng do tắc nghẽn. Nếu không được phát hiện, can thiệp kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ, làm mủ lan tràn vào ổ bụng, gây viêm phúc mạc ổ bụng, dẫn đến nhiễm trùng huyết và đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân.
Viêm ruột thừa cấp
Có trên 70% bệnh nhân mắc viêm ruột thừa cấp có triệu chứng lâm sàng điển hình, vì vậy phương pháp chẩn đoán được áp dụng ưu tiên là dựa trên các triệu chứng đặc trưng. Bao gồm:
Theo tin tức y dược trên lâm sàng, khi thực hiện các hoạt động thăm khám Bác sĩ có thể ấn nhẹ vào vùng bị đau để quan sát thấy tình trạng bệnh nhân gồng cứng bụng và có khuynh hướng co cơ bụng để chống lại áp lực của tay bác sĩ lên vùng bụng có viêm nhiễm. Nếu là đau ruột thừa cấp thì cơn đau sẽ tăng lên khi bác sĩ bỏ tay ra.
Nếu chỉ dựa trên lâm sàng, tỉ lệ chẩn đoán sai viêm ruột thừa có thể lên đến 30%, vì vậy đối với trường hợp viêm ruột thừa cấp không điển hình thì chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò rất quan trọng, giúp gia tăng giá trị chuẩn đoán. Dưới đây là những phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường áp dụng:
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa có thể là phẫu thuật hở thực hiện bằng cách rạch da vùng bụng 5 - 10 centimet (phẫu thuật mở) hoặc phẫu thuật thông qua một vài lỗ nhỏ ở bụng (phẫu thuật nội soi).
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa
Thông thường, phương pháp được áp dụng nhiều nhất là phẫu thuật nội soi. Bởi ưu điểm là giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn do vị trí phẫu thuật nhỏ, vết thương ít đau và ít để lại sẹo.
Đối với những trường hợp viêm ruột thừa tại những vị trí bất thường, hoặc viêm ruột thừa có biến chứng mà phương pháp phẫu thuật nội soi không thể đáp ứng được hoặc không an toàn, hoặc ruột thừa đã bị vỡ dấn đến viêm phúc mạc ruột thừa, hoặc ổ bụng quá bẩn không thể làm sạch thì lựa chọn tốt hơn là tiến hành phương pháp chuyển mổ mở. Phương pháp mổ mở không phải là sự thất bại của đội ngũ Y tế hay điều kiện vật chất không đảm bảo mà đó là một phương án được xây dựng dựa trên sự an toàn cho bệnh nhân và hiệu quả điều trị.
Phương pháp phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa thường thời gian nằm viện khoảng 1-2 ngày và cũng còn tùy thuộc vào sự hồi phục của bệnh nhân. Phương pháp phẫu thuật mở cắt ruột thừa hoặc trường hợp viêm ruột thừa có xảy ra biến chứng vỡ gây viêm phúc mạc thì bệnh nhân thường nằm viện khoảng 5 -7 ngày.
Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Đối với những trường hợp viêm ruột thừa cấp không xảy ra biến chứng việc điều trị với kháng sinh tỷ lệ thành công khá cao khoảng hơn 90%. Tuy nhiên mức độ tái phát sau điều trị bảo tồn không phẫu thuật là khá cao, tỷ lệ lên đến hơn 30%. Do đó phương pháp phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa viêm vẫn được coi là tiêu chuẩn vàng áp dụng cho điều trị viêm ruột thừa cấp.
Trường hợp viêm ruột thừa có biến chứng vỡ gây áp xe bệnh nhân cần được điều trị với dẫn lưu ổ bụng áp, siêu âm và kết hợp với kháng sinh điều trị. Ruột thừa sẽ được cắt bỏ sau khi ổn định được 6 tháng.
Với những trường hợp bệnh nhân không đủ điều kiện để phẫu thuật như: bệnh nhân rối loạn đông máu nặng, bệnh nhân có bệnh nội khoa rất nặng không chịu đựng được cuộc phẫu thuật nên cân nhắc áp dụng điều trị bảo tồn với kháng sinh.