Kim tiền thảo: Vị thuốc tốt, an toàn cho người bị sỏi thận

Thứ bảy, 11/03/2023 | 16:04

Kim tiền thảo là một loại cây dược liệu quý được sử dụng trong các bài thuốc Nam và cho hiệu quả tương đối tích cực. Trong đó, nhiều bệnh nhân gặp vấn đề về sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu vị thuốc này còn có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, kháng viêm...

Bài viết này của Giảng viên, Dược sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ cung cấp thêm cho bạn những công dụng hữu ích của vị thuốc này.

01678526431.jpeg

Cây Kim tiền thảo

1. Đặc điểm chung về Kim tiền thảo

Tên  khác:   Đồng tiền lông, Vảy rồng, Mắt trâu, Bươm bướm, Cỏ đồng tiền vàng

Tên khoa học:  Desmodium styracifolium . Thuộc họ Đậu (Fabaceae).

1.1. Mô tả dược liệu

Là cây thân thảo, mọc bò trên mặt đất, sau đứng thẳng, cao khoảng 0.2 – 0.5 m. Ngọn cây có nhiều lông tơ trắng và dẹt, có nhiều khía

Lá mọc so le, có 1 -3 lá chét hình tròn, dài từ 2- 4 cm, gốc bằng hoặc hơi hình tim, có gân lá khá rõ, lá kèm có lông, có khía; mặt dưới phủ lông màu trắng bạc; cuống lá dài 1-2cm.

Hoa nhỏ màu hồng mọc thành từng chùm, ngắn ở đầu ngọn thân thành hoặc trong kẽ lá; có lá bắc sớm rụng;  đài hoa có 4 răng đều, có lông ngắn, tràng hoa có dạng cánh cờ hình bầu dục, các cánh hoa bên thuôn dạng thìa cong; bầu hơi có lông.

Kim tiền thảo có Quả đầu hơi cong xuống và hạt có lông.

1.2. Bộ Phận dùng:

Toàn cây được dùng làm thuốc.

Vị thuốc có Mùi hơi thơm, vị hơi ngọt.

11678526431.jpeg

Dược liệu khô Kim tiền thảo

3. Thành phần trong Kim tiền thảo

Các thành phần hóa học trong cây gồm saponin triterpenic, polysaccharid, các flavonoid như vicenin glycosid, isoorientin,… và các chất khác như desmodimin, lupenon, lupcol, tritriacontan, acid stearic,….

Trong đó, vị thuốc này có tác dụng sinh học nhờ có hoạt chất coumarin . Các kết quả nghiên cứu cho rằng, coumarin, được tạo thành acid coumaric là do hợp chất este khi vào đến đại tràng (môi trường kiềm). Acid này giúp đào thải được sỏi nhờ sẽ phá vỡ muối canxi.

4. Công dụng của Kim tiền thảo

Dược liệu có vị ngọt, tính mát.

Theo kinh nghiệm dân gian, chủ yếu chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi túi mật, phù thũng, bệnh lý của thận, khó tiểu.

Liều thường dùng: 10 – 30 g/ngày. Dùng dưới dạng thuốc sắc.

5. Tác dụng của Kim tiền thảo là gì?

5.1. Điều trị sỏi thận, tiết niệu

Theo tài liệu Y Học Cổ Truyền, dược liệu này còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc và lợi niệu. Vị thuốc Kim tiền thảo thường được sử dụng trong chữa trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiết niệu như trừ sỏi, các chứng tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu vàng sẫm...Do tác dụng lợi tiểu của dược liệu, vì vậy sẽ khiến số lần đi tiểu và lượng nước tiểu trong 1 ngày của bạn nhiều hơn, có thể xảy ra một số bất tiện trong quá trình sử dụng thuốc. Nếu dùng vào buổi tối, sẽ khiến bạn buồn tiểu và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Tác dụng cơ chế chữa trị bệnh tiết niệu sỏi thận, đã được nhiều nghiên cứu làm rõ trên chuột cũng như trên lâm sàng đều cho thấy lợi ích của Kim tiền thảo đối với bệnh nhân.

Ngoài ra, các flavonoid trong dược liệu có tác dụng có lợi trong ức chế sự hình thành sỏi canxi oxalate trên lâm sàng bằng nhiều cơ chế như: Kiềm hóa nước tiểu, giảm nồng độ các thành phần tạo sỏi. Do đó, làm ngăn chặn gia tang kích thước sỏi và giảm sự ngưng tụ các loại sỏi hình thành trong cầu thận cũng như trong ống thận. Do đó có tác dụng lợi tiểu giúp tăng đào thải sỏi qua đường tiết niệu.

Bên cạnh đó, nhờ vào tính chống oxy hóa, kháng viêm nên giảm viêm nhiễm đường tiết niệu, giảm phù nề của niệu quản. Nó giảm các triệu chứng tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tạo điều kiện đào thải sỏi.

5.2. Sỏi túi mật

Ngoài tác dụng điều trị sỏi thận, lợi tiểu, Kim tiền thảo còn được sử dụng phổ biến trong việc chữa trị sỏi mật. Một số kết quả trong nghiên cứu và ghi nhận tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, hỗ trợ hoạt động của gan mật, tăng bài tiết dịch mật, cân bằng nồng độcholesterollecithin và acid mật của Kim tiền thảo. Từ đó, giúp hạn chế được sự hình thành sỏi.

21678526431.jpeg

Hình ảnh sỏi thận

5.3. Hạ huyết áp

Theo tin tức y dược từ dịch chiết Kim tiền thảo trong nghiên cứu cho thấy có hiệu quả hạ huyết áp bằng 2 cơ chế:

Kích thích thụ thể cholinergic;

Ức chế hệ giao cảm và ức chế hạch thần kinh tự chủ

Tác dụng theo cơ chế 1 hay 2 tùy thuốc vào liều lượng dùng thuốc. Với liều dùng là 300 mg/kg thì tác dụng ưu thế theo cơ chế 1, còn với liều 100mg/kg tác dụng ưu thế theo cơ chế 2. Ngoài ra, nghiên cứu này còn cho thấy dược liệu này có tác dụng đối kháng tác dụng gây co bóp động mạch chủ bởi methoxamin.

Nhờ đó, mà nó làm giãn mạch, lợi tiểu giúp hạ huyết áp.

6.Những bài thuốc kim tiền thảo trị bệnh sỏi thận

Để việc chữa trị sỏi thận bằng dược liệu kim tiền thảo mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp vị thuốc này với những loại thảo dược khác có cùng tác dụng lợi tiểu như râu ngô, râu mèo, trà atiso,... để làm tăng tác dụng của loại thảo dược này.

Bài 1: Kim tiền thảo 30g, xa tiền tử, ô dược, thanh bì , đào nhân  mỗi vị 10g và ngưu tất 12g.

Bài 2: Kim tiền thảo 30g, dừa nước , hạt mã đề , kim ngân hoa mỗi vị 15g.

Sắc lấy nước uống hàng ngày. Công dụng chữa trị viêm đường tiết niệu, tiết niệu có sỏi.

Bài 3: Kim tiền thảo 25g, đông quỳ tử , xuyên phá thạch , hoạt thạch mỗi vị 15g và ngưu tất 12g.

Sắc lấy nước uống trong ngày, có tác dụng tốt trong chữa trị bệnh sỏi đường tiết niệu, tiểu buốt, kèm táo bón.

Bài 4: Kim tiền thảo 40g, tỳ giải và xa tiền thảo mỗi vị 20g, trạch tả, uất kim và ngưu tất mỗi vị 12g và kê nội kim 8g. Sắc lấy nước uống trong ngày, Bài thuốc có tác dụng chữa trị sỏi tiết niệu kèm tiểu đục, tiểu buốt.

Bài 5: Kim tiền thảo 30g, tỳ giải , xa tiền tử, hoạt thạch mỗi vị 20g kèm theo sinh địa, tục đoạn, đan sâm, mỗi thứ 9g. Sắc lấy nước uống trong ngày có tác dụng trong điều trị sỏi tiết niệu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu.

7. Những lưu ý khi sử dụng Kim tiền thảo:

 Theo YHCT, Kim tiền thảo là loại cây lành tính, an toàn và ít tác dụng phụ đối với sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi dùng bạn cần lưu ý một số trường hợp sau:

  • Điều trị bệnh sỏi thận: chỉ có giá trị trong điều trị sỏi thận nhỏ hơn 1cm. Vì vậy trước khi bạn có ý định dùng vị thuốc này trong chữa trị, bạn cần xác định và biết được kích thước và tình trạng sỏi thận của mình.
  • Dược liệu này có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho thai nhi. Nên Phụ nữ có thai không nên dùng.
  • Dùng chữa trị người có tiền sử mắc bệnh dạ dày: Bạn nên tham vấn ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hoá trước khi sử dụng dược liệu. nếu dùng cho Người bị đau dạ dày thì nên uống thuốc vào lúc no.
  • Theo tài liệu Đông Dược Học Thiết Yếu: những người tỳ hư, tiêu chảy thì không được dùng.

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Kim tiền thảo là vị thuốc nam quý, là giải pháp hiệu quả và an toàn cho người bị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu. Để việc chữa trị bệnh có hiệu quả tốt nhất thì ngoài việc dùng thuốc, người bệnh nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Uống nhiều nước tinh khiết và tránh tiêu thụ quá mức thực phẩm chứa nhiều oxalat hoặc axit oxalic, như cà phê, sô cô la, ca cao, trà, … và các thực phẩm thực vật khác… để giảm sự tích tụ các thành phần tạo sỏi. Nếu sử dụng hàng ngày bạn cần tham khảo và được tư vấn bởi các thầy thuốc chuyên môn để đạt được hiệu quả tốt nhất và hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Mất nước và uống quá nhiều cũng đều gây hại. Thừa nước khi uống nhiều nước hơn mức cần có thể gây tác động tiêu cực, như làm loãng natri máu, gánh nặng cho thận, và rối loạn điện giải.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ, và có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Mặc dù có thể chữa khỏi, nhưng nguy cơ tái phát cao. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay phổ biến gây đau và tê bì ở một hoặc cả hai bàn tay. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh bị nén tại ống cổ tay, có thể trở nên nghiêm trọng. Nhận biết và điều trị kịp thời giúp để giảm triệu chứng và phục hồi chức năng.
Nha đảm tử – Vị thuốc quý chữa kiết lỵ, sốt rét

Nha đảm tử – Vị thuốc quý chữa kiết lỵ, sốt rét

Nha đảm tử là một loại thảo dược quý có vị đắng và tính hàn. Đặc tính này giúp ức chế hoạt động của tế bào ung thư và ngăn chặn sự lan rộng của bệnh. Ngoài ra, nó còn có thể điều trị sốt rét, bệnh lỵ, và tiêu chảy kéo dài.
Đăng ký trực tuyến