Trong thời kháng chiến đất nước còn đói kém, nồi cơm còn độn đầy khoai, sắn, Bo bo đã trở thành những kí ức khó phai mờ.. loại hạt độn cơm ngày ấy -Bo bo - ít ai biết rằng, bản thân nó cũng là một vị thuốc quý.
Trong thời kháng chiến đất nước còn đói kém, nồi cơm còn độn đầy khoai, sắn, Bo bo đã trở thành những kí ức khó phai mờ.. loại hạt độn cơm ngày ấy -Bo bo - ít ai biết rằng, bản thân nó cũng là một vị thuốc quý.
Vậy chúng ta hãy cùng với Dược sĩ, Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về vị thuốc này trong bài viết sau nhé!
Cây bo bo
Tên khác: Cườm thảo, bo bo, dĩ mễ, ý dĩ nhân. …
Tên khoa học: Coix lachryma jobi L , (Poaceae) họ Lúa.
Đây là loại cây thảo sống hàng năm, gần giống như cây bắp. cây cao 1 – 2 m, mọc thẳng đứng,
Thân nhẵn bóng, có nhiều đốt sọc. Ở gốc thân, có nhiều rễ phụ mọc ra. tại các mấu gần sát đất
Lá hẹp, dài khoảng 10 – 40 cm. Lá mọc so le, có gân song song, gân ở giữa to rõ.và không có cuống
Hoa mọc ở kẽ lá, đơn tính, mọc cùng gốc. Các hoa đực mọc thành một bông ngắn tựa như nhánh của bông lúa có màu xanh lục nhạt,. Hoa cái, có màu xanh sau chuyển sang màu nâu tím đến đen. Cứng và nằm trong một lá bắc dày.
Quả hình trứng hơi nhọn đầu, nó được bao bởi 1 lá bắc cứng (thường nhầm là vỏ).
Hạt ý dĩ có hình như quả trứng dài tầm 6 – 8mm, đường kính 2– 5mm. Mặt ngoài hạt có màu trắng hay trắng ngà, có rãnh hình máng sâu ở mặt trong, có một chấm hình nâu đen ở mỗi đầu rãnh.
Hạt ý dĩ rất cứng, có vị ngọt, không mùi và thơm nhẹ.
Cây có xuất xứ ở Đông Á và bán đảo Malaysia. Là một loại cây lương thực phổ biến trên thế giới. Nó có mặt hầu hết ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Liên Xô, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc … Cây này du nhập vào nước ta với mục đích làm lương thực.
Ở nước ta, cây mọc hoang hay được trồng ở ven bờ nước, vườn, bãi, ruộng. Có Rải rác khắp các tỉnh ,tập trung nhiều ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Lai Châu, , Hà Tĩnh và các vùng Miền Trung - Tay nguyên…
Thu hái: Ý dĩ được thu hoạch vào tháng 8 – 10. bằng cách đem cắt cả cây phơi khô, sau đó đập cho rụng hạt và bỏ vỏ cứng ngoài, chỉ lấy nhân hạt bên trong.
Chế biến: Hạt có thể dùng sống hoặc sao với cám.
Cách sao: cho 1 kg cám vào chảo đun đến khi có khói bốc lên rồi mới cho 10kg ý dĩ vào chảo. Rồi đảo đều tay đến khi chuyển sang màu vàng. Đổ ra bên ngoài, để nguội sau đó sàn loại bỏ cám, để lại ý dĩ.
Bảo quản: . Hạt dược liệu này rất dễ bị côn trùng, mối mọt ăn. nên cần được bảo quản cẩn thận để thoáng mát, nơi khô ráo, để tránh tình trạng bị mốc mọt.
Hạt Ý dĩ khi chín được bao bọc bởi lớp vỏ bên ngoài màu trắng rất cứng. Dược liệu có hình tròn, phía đáy tương đối rộng, hơi bằng, đỉnh tròn đầy. Có đường kính hạt chừng 0.3 – 0.5 cm, dài chừng 0.5 – 0.6 cm.
Khi đập vỡ vỏ hạt cứng ngoài, Hạt bên trong có một chất màu trắng, có bột, không mùi, vị ngọt (gọi là Ý dĩ nhân).
Hạt bo bỏ nguyên vỏ rất cứng
Theo tin tức y dược trong hạt Bo bo chứa khoảng 60% carbohydrate, hơn 13% protein, 7.8% lipid. Nghiên cứu về hàm lượng chất béo trong hạt Bo bo, thì thấy hàm lượng acid béo không no chiếm gần 93%, tập trung chủ yếu ở 2 acid oleic (34.5%) và linoleic (43%).
Những acid này có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu Và cũng có giá trị dinh dưỡng cao
- Tác dụng lên hệ hô hấp: tinh dầu chiết xuất từ ý dĩ ở liều thấp gây kích thích hô hấp, ở liều cao gây ức chế hô hấp. Và nó còn làm giãn phế quản.
- Tác dụng lên tế bào khối u: nhờ hoạt chất Coixenolid và a – monolinolein. giúp ức chế sự phát triển của tế bào khối u. trong lá và rễ có Hoạt chất Benzoxazolon có tác dụng chống viêm, ức chế sự giải phóng histamin.
- Tác dụng lên cơ vân: theo nhiều nghiên cứu thì tinh dầu của nó có thể làm cơ vân giảm và ngưng co bóp. Nên có tác dụng thư giãn đối với cơ trơn.
Vị thuốc có vị ngọt, tính hơi hàn.Không độc Tính bình
Vào kinh Phế, Tỷ, Vị, Can
Dược liệu bo bo (Ý dĩ nhân)
Theo Y học cổ truyền, hạt Bo bo, nó có tác dụng lợi thủy, thanh nhiệt, kiện tỳ, bổ phế. thường được dùng nó để chữa các bệnh như:
Phù thũng.Tê thấp.Viêm ruột.Viêm phổi. Tả.Sỏi thận.
Hạt Ý dĩ còn được xem là thứ thuốc bồi bổ cơ thể rất tốt:
Bổ sức cho trẻ em.người già,
Lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.
Ngoài ra hạt Ý dĩ này còn có thể trừ mủ, tiêu viêm nên có thể chữa abces phổi, làm tiêu mủ vết thương.
Bột nghiền từ hạt còn có thể dùng làm mặt nạ đắp mặt giúp làm trắng da, liền sẹo.
Dùng ý dĩ 20g sắc chung với 600ml còn 200ml thì rót ra uống.
Uống liên tiếp đến khi thấy tiểu tiện bình thường thì thôi.
Dùng ý dĩ 40g sắc với 400ml,sắc còn khoảng 200ml thì thêm chắt ra thêm một ít rượu vào để uống.
Sắc uống trong ngày chia ra hai lần, uống liên tục trong vòng 10 ngày
Ý dĩ 5g, mạch môn đông, tang bạch bì, bách bộ , thiên môn đông mỗi vị 3g
Sắc với 600ml nước còn 200ml . chia uống 3 lần trong ngày .
Ý dĩ 40g, phổ thục linh 20g đem sắc với 600ml còn 200ml thì rót ra uống.
Chia uống trong ngày 2 lần và sử dụng liên tục trong 10 ngày.
Dùng Ý dĩ 30g đã sao vàng nấu móng với giò heo cùng với lá sung và gạo nếp thành cháo ăn hàng ngày.
Y dĩ 12g và hoài sơn 10g đem sao lên rồi tán thành bột.
Mỗi lần dùng chừng 6g hỗn hợp hòa với cơm để cho bé dùng.
Trộn bột ý dĩ 1 thìa cùng với mật ong 2 thìa
Đắp hỗn hợp lên da chừng 15 phút rồi rửa mặt lại thật sạch.
Áp dụng 2-3 lần /tuần sẽ thấy da có cải thiện trong thời gian ngắn .
Dùng 10g hạt ý dĩ, lá sen khô và táo mèo mỗi vị 10g
Đem nấu với 1 lít nước trong khoảng 15 phút cho các tinh chất tan ra trong nước và uống hết trong ngày.
Uống liên tục trong 1 tháng sẽ thấy tác dụng.
Theo Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Ý dĩ là một loại dược liệu dễ tìm, lại có hiệu quả chữa bệnh rất tốt. Có thể làm những món ăn kết hợp bài thuốc bồi bổ cơ thể cho người mới ốm đau dậy như cháo bo bo, cơm độn bo bo. Tuy vậy không nên lạm dụng vị thuốc này, vì nó có thể làm người kém nhu nhuận. trở nên khô cằn,..nếu bạn muốn sử dụng dược liệu này để chữa bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé./.
DsCKI.Nguyễn Quốc Trung