Nguyên nhân và phương pháp điều trị rối loạn tiêu hoá hiệu quả
Chủ nhật, 29/01/2023 | 09:57
Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra với nhiều đối tượng và ở những độ tuổi khác nhau. Tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể gây nên sự khó chịu cho người bệnh và làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
Hệ vi sinh đường ruột không cân bằng dẫn đến rối loạn tiêu hóa
1. Những nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa
Theo Giảng viên Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất để cơ thể hấp thụ thông qua thành ống tiêu hóa sau đó đi vào máu. Toàn bộ quá trình tiêu hóa bắt đầu ở miệng và được kết thúc tại khu vực ruột già. Bất kỳ nguyên nhân nào khiến cho quá trình tiêu hóa bị thay đổi hay cản trở ở trong ống tiêu hóa thì được gọi là tình trạng rối loạn tiêu hóa. Khi tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng về đường tiêu hóa và những căn bệnh có liên quan, một trong số đó có thể kể đến là ung thư đường ruột.
Những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa:
Bệnh viêm đại tràng: đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Viêm đại tràng có thể do lỵ amip, shigella... làm hình thành hội chứng kích thích ruột.
Bệnh lý dạ dày: những bệnh lý về dạ dày có thể gây xuất hiện hội chứng rối loạn tiêu hóa. Những bệnh lý này gây tác động đến các hoạt động tiêu hóa, khiến việc hấp thu các chất dinh dưỡng bị cản trở.
Hệ vi sinh đường ruột không cân bằng: khi xảy ra sẽ khiến hoạt động chuyển hóa thức ăn bị rối loạn. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này chính là lạm dụng thuốc kháng sinh.
Chế độ ăn uống: các loại thực phẩm không hợp vệ sinh hoặc những chất độc hại cho hệ tiêu hóa đều có thể gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, thói quen ăn uống không điều độ cũng sẽ dẫn đến việc hệ tiêu hóa bị rối loạn.
Đồ uống có cồn: Việc sử dụng các loại đồ uống có cồn trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa. Các loại đồ uống có cồn sẽ khiến nồng độ pH trong dạ dày bị mất sự cân bằng, mất đi men tiêu hóa khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng.
2. Những biểu hiện rối loạn tiêu hóa
Sau khi ăn, vùng bụng cảm giác bị căng tức và khó chịu. Thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn và bị ứ đọng dẫn đến cảm giác khó chịu này.
Cảm giác buồn nôn và hay bị nôn mửa
Bị ợ hơi, ợ nóng
Xuất hiện những cơn đau âm ỉ ở vùng bụng hoặc dạ dày. Ban đầu cảm thấy những cơn đau nhẹ, âm ỉ, sau đó đau thành từng cơn và lan rộng ra khắp ổ bụng. Tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu ăn các loại thực phẩm cay nóng, chua…
Bị tiêu chảy, táo bón, đại tiện nhiều lần trong ngày
Người bị rối loạn tiêu hóa thường có cảm giác bị đắng miệng và không có cảm giác thèm ăn.
3. Phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa
Chế độ dinh dưỡng: cần lựa chọn những loại thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa. Nên duy trì thói quen ăn chín uống sôi, hạn chế tránh các loại đồ ăn cay nóng, chua hay có chứa nhiều dầu mỡ, chất đạm.
Người bị tiêu chảy mạn tính không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, nên bổ sung men vi sinh và men tiêu hóa để hỗ trợ đường ruột.
Dùng đúng liều lượng thuốc kháng sinh
Trong những những trường hợp bị rối loạn nặng, cần được cấp cứu kịp thời. Truyền dịch trong trường hợp cơ thể bị mất nước, trường hợp bị sốt cao hay mất nước do đi ngoài cần được đưa đến bệnh viện để điều trị càng sớm càng tốt.
4. Biện pháp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa
Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Tình trạng rối loạn tiêu hóa và những vấn đề liên quan hoàn toàn có thể được ngăn ngừa thông qua chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh mỗi ngày. Sau đây là một vài biện pháp hữu ích:
Xây dựng chế độ ăn uống có đầy đủ các chất dinh dưỡng, thực hiện ăn chín uống sôi và hạn chế những loại thực phẩm có thể gây nên tình trạng kích thích hệ tiêu hóa hay dẫn đến tiêu chảy.
Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh
Người bị chứng táo bón cần được bổ sung thêm nhiều nước và chất xơ, các loại rau xanh để hỗ trợ tốt cho quá trình đào thải diễn ra trong cơ thể.
Loại bỏ hoặc hạn chế những loại đồ uống có chứa cồn gây hại cho hệ tiêu hóa.
Bổ sung men vi sinh và lợi khuẩn hỗ trợ và tăng cường sức khỏe đường ruột.
Tạo thói quen đi vệ sinh 1 lần 1 ngày vào cùng 1 thời điểm cụ thể.
Để nâng cao sức đề kháng của cơ thể có thể bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cần thiết để chống lại những tác nhân có hại gây ảnh hưởng và rối loạn tiêu hóa.
Bài viết đã tổng hợp những nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa. Mong rằng những thông tin chia sẽ từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ hữu ích để giúp các bạn có thể áp dụng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Để bảo vệ mắt và ngăn ngừa các vấn đề về thị lực, nhiều người lựa chọn sử dụng viên uống bổ mắt. Để nắm vững công dụng và cách sử dụng sản phẩm hiệu quả, đừng bỏ qua những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Say rượu bia gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, công việc. Hiện nay, nhiều loại thuốc giải rượu đã được nghiên cứu, giúp giảm nhanh các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp giải rượu tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.