Sốt là phản ứng của cơ thể đối với một tác nhân gây bệnh nào đó, kích thích hệ miễn dịch tăng cường tiêu diệt kháng nguyên gây bệnh. Sốt có lợi nhưng một đứa trẻ khi sốt cao khó hạ sẽ gây tổn thương đến cơ thể nếu không can thiệp kịp thời.
Sốt là phản ứng của cơ thể đối với một tác nhân gây bệnh nào đó, kích thích hệ miễn dịch tăng cường tiêu diệt kháng nguyên gây bệnh. Sốt có lợi nhưng một đứa trẻ khi sốt cao khó hạ sẽ gây tổn thương đến cơ thể nếu không can thiệp kịp thời.
Sốt cao khó hạ bố mẹ nên làm gì
Sốt cao khó hạ thường gặp ở những đứa trẻ sốt do virus như virus Dengue gây ra sốt xuất huyết, nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 39-40oC.
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Khi các virusxâm nhập vào cơ thể kích thích cơ thể sinh ra các chất gây sốt nội sinh ( bach cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đơn nhân, đại thực bào), các chất này tác động lên trung tâm điều hòa nhiệt độ gây ra các cơn sốt cao khó hạ.
Khi nhiệt độ của cơ thể tăng cao sẽ làm cho các virus bị bất hoạt giúp cho hệ miễn dịch tiêu diệt chúng.
Khi chúng ta cho bé 01 liều hạ sốt Paracetamol (Acetaminophen) 10 - 15mg/kg thì:
KHÔNG NHẤT THIẾT nhiệt độ cơ thể của bé phải giảm từ 40 độ xuống 37 độ như bình thường không có bệnh được. Khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ban đầu sau khi đã uống đủ liều thuốc thì các mẹ có thể yên tâm rồi.
Ví dụ, một đứa trẻ nặng 10kg sau khi uống 1 gói paracetamol 150mg nhiệt độ từ 40oC giảm còn 38,5oC sau 30 phút thì các bạn có thể yên tâm không cần thiết phải gọi bé dậy lau mát để nhiệt độ về thấp hơn nếu trẻ đang ngủ ngon, không khó chịu quấy khóc.
Các bạn lưu ý co giật do sốt KHÔNG LIÊN QUAN trẻ sốt cao hay thấp, tất cả phụ thuộc vào CƠ ĐỊA từng bé. Ví dụ có bé sốt 40 độ vẫn không giật nhưng có bé chỉ sốt 38 độ là co giật.
Sự phát triển của trẻ và đặc biệt là não bộ thường ít bị ảnh hưởng bởi co giật do sốt. Khi trẻ lên cơn co giật nhưng không sốt hay co giật liên tục không rõ lý do thì đưa bé đến bệnh viện thăm khám tìm nguyên nhân.
Ibuprofen theo phác đồ của Bộ Y Tế không cho dùng ở nhà hoặc không dùng khi chưa loại trừ Sốt Xuất Huyết. Các mẹ muốn dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng hoặc khi đã loại trừ sốt xuất huyết và bác sĩ đồng ý kê Ibuprofen dùng hạ sốt xen kẽ với paracetamol.
- Mặc một lớp đồ mỏng nhất có thể, một số bé thậm chí chỉ mặc mỗi tã để nhiệt độ cơ thể thoát ra ngoài. Sai lầm của các mẹ là khi con ốm mặc quần áo, đắp chăn kín cho con khiến trẻ sốt cao khó hạ và ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Không lau mát nếu không sốt quá cao hơn 40 độ. Dưới 40 độ cứ để bé ngủ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc lau mát không giúp nhiệt độ trẻ giảm nhanh hơn việc uống thuốc đơn thuần.
- Khi bị sốt cao khó hạ sẽ bị mất nước nên cho trẻ uống nhiều nước. Trẻ đang bú mẹ thì tăng số lần cho bú. Nước có chứa các chất điện giải càng tốt.
- Vệ sinh phòng ở, môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát, duy trì nhiệt độ phòng khoảng 24-25oC
- Các mẹ lưu ý để hạ sốt cho trẻ thì miếng dán không có tác dụng.
- Nếu con có biểu hiện nặng lên như thở khó khăn hơn, sốt cao hơn kèm tiêu chảy,… thì đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để khám kịp thời.
Trẻ em bị sốt
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Đối với trẻ sốt cao khó hạ cứ để con ngủ ngon sau khi đã uống đủ liều thuốc hạ sốt và nhiệt độ đã giảm. Bố mẹ ở bên cạnh theo dõi sau 4-6 tiếng nếu bé sốt lại thì cho uống liều tiếp theo và lau mát cho con khi cần. Thường sốt cao khó hạ do virus sau 3-5 ngày bé sẽ hết. Và cần cho trẻ đi khám bác sĩ trong tất cả các trường hợp bị sốt để tìm ra nguyên nhân điều trị kịp thời cho trẻ.