Nhận biết trẻ đau xương do tăng trưởng và biện pháp khắc phục

Thứ bảy, 24/12/2022 | 13:58

Trẻ đau xương tăng trưởng ở trẻ thường xảy ra vào độ tuổi từ 5-8. Tình trạng đau xương này là do trẻ phát triển nhanh làm cho phần gánh vác của chân nặng lên và đầu xương chi dưới bị xung huyết.

dau_khop_tang_treuong

Đau tăng trưởng ở trẻ là tình trạng đau chi tái phát và tự giới hạn

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương tăng trường ở trẻ

Đau xương tăng trưởng ở trẻ tình trạng đau này thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 5 tuổi đến 8 tuổi. Thường đau tập trung ở phần đùi, gối hoặc bắp chân. Đau đột ngột khi ngủ dậy, không liên quan đến việc chấn thương.

Do trẻ có sự phát triển nhanh hơn so với lứa tuổi điều này khiến cho hệ cơ và xương không phát triển cùng nhịp. Theo thống kê chuyên mục Tin tức y dược cập nhật: có khoảng 40% trẻ em trong quá trình phát triển đều mắc phải chứng đau này, tình trạng này thường bắt đầu từ khi trẻ được 3 tuổi và có khi kéo dài cho đến hết tuổi dậy thì và trong giai đoạn từ 3 - 5 tuổi và từ 8 - 12 tuổi nhận thấy rõ nhất.

Các biểu hiện của đau do tăng trường không gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe cũng như là khả năng vận động của trẻ. Bác sĩ, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Nhưng nếu hiện tượng đau xảy ra có kèm theo dấu hiệu bất thường như: đau nặng, khó vận động, chuột rút, sốt cao thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để được thăm khám và xác định nguyên nhân cụ thể.

Biểu hiện của tình trạng đau xương tăng trưởng

  • Đau phần mặt trước của đùi; đau sau gối; đau bắp chân; cơn đau xảy ra ở các cơ, thường đau vào buổi tối...
  • Đau chân hoặc có đi kèm với tình trạng đau nhức mỏi tay, đau bụng.
  • Cơn đau diễn ra có cảm giác không thấy rõ ràng, vị trí đau không được tìm thấy rõ rang, thường đau ở mặt sau bắp chân, mặt trước đùi hoặc mặt sau của gối.
  • Cơn đau tăng trưởng thường đến đột ngột, hay xảy ra vào ban đêm nên có thể khiến trẻ thức giấc, khóc.
  • Cơn đau diễn ra theo đợt và không có triệu chứng cụ thể.

Chẩn đoán đau xương tăng trưởng bằng cách nào?

Tiêu chuẩn để xác định trẻ bị đau xương do tăng trưởng bao gồm các yếu tố sau:

  • Cơn đau thường xảy ra vào thời điểm ban đêm, khiến trẻ bị thức giấc.
  • Đau không liên quan đến cơ hoặc khớp.
  • Cơn đau diễn ra theo đợt, liên tục và càng đau nhiều nếu ban ngày trẻ hoạt động nhiều.
Tre-dau-dau-goi

Đau xương tăng trường không ảnh hưởng cho sức khỏe cũng như là khả năng vận động của trẻ

Lời khuyên của bác sĩ

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng - giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Mặc dù đây không phải bệnh lý gì có ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng chứng đau do tăng trưởng ở trẻ vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Thay vì nghi ngờ trẻ như kiểu đau giả vờ thì các bậc phụ huynh hãy:

  • Luôn ở bên cạnh, chăm sóc và giúp cho trẻ cảm thấy yên tâm hơn.
  • Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để đáp ứng cho nhu cầu phát triển rất nhanh của hệ xương.
  • Tăng cường bổ sung canxi bằng cách uống, chọn các thực phẩm giàu canxi nhất là hải sản, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, cá kho nhừ ăn cả xương, trứng, đậu, rau lá xanh đậm… cho trẻ ăn giai đoạn này.
  • Bổ sung vitamin D, canxi, các khoáng chất magie, kẽm, đồng, mangan, silic, boron, và chondroitin, acid folic, DHA giúp hấp thu chuyển hóa canxi vào tận xương giúp con cao lớn, hạn chế tác dụng phụ của Canxi (tạo sỏi, nóng nhiệt…) và thoát khỏi những cơn nhức đau xương khó chịu.
  • Chườm ấm, massage khi đau
  • Cho trẻ hoạt động mức vừa phải, luyện tập các bài tập thể dục giúp căng cơ.
  • Theo dõi các cơn đau thường xuyên.
  • Hạn chế để trẻ nô đùa quá sức.

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ nâu, nổi bật với nhựa đỏ đặc trưng, không chỉ được sử dụng để nhuộm vải thổ cẩm mà còn là vị thuốc dân gian quý. Với vị ngọt nhẹ, tính hàn, không độc, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và chỉ thống.
8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

Tuyến tụy là bộ phận quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và tiết ra insulin giúp điều hoà lượng đường trong máu. Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt sẽ hỗ trợ nuôi dưỡng và chữa lành viêm tuyến tụy và tránh các bệnh liên quan đến tụy khác.
6 thực phẩm 'kháng sinh tự nhiên' tốt hơn thuốc

6 thực phẩm "kháng sinh tự nhiên" tốt hơn thuốc

Kháng sinh tự nhiên từ thực vật được sử dụng như một giải pháp thay thế cho thuốc kháng sinh tổng hợp để tránh tác dụng phụ trên cơ thể và giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Viêm thanh quản nên uống thuốc gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm thanh quản nên uống thuốc gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm thanh quản không chỉ gây khàn giọng, mất tiếng mà còn có thể dẫn đến hẹp đường thở, viêm phổi. Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng này. Vậy khi bị viêm thanh quản, người bệnh nên dùng thuốc gì và cần lưu ý gì khi sử dụng?
Đăng ký trực tuyến