Những điều cần biết về Dịch truyền nhũ tương 3 ngăn Combilipid Peri 1440ml

Thứ tư, 15/02/2023 | 09:39

Thuốc Combilipid cung cấp chất dinh dưỡng khi bệnh nhân không thể ăn uống hấp thu chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa, khiếm khuyết hoặc chống chỉ định.

01676429503.jpeg

Dịch truyền nhũ tương 3 ngăn

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thành phần của dịch truyền nhũ tương 3 ngăn 1440ml gồm:

  • Nhũ tương chất béo: 20% (255ml)
  • Dung dịch acid amin và chất điện giải: 11,3%( 300ml)
  • Dung dịch glucose: 11% (885ml)

Tác dụng của dịch truyền nhũ tương 3 ngăn

Cung cấp các chất dinh dưỡng (chất béo, acid amin, điện giải, glucose) vào thẳng hệ tuần hoàn chung và thực hiện vai trò giống như khi cung cấp qua thức ăn. Cụ thể

  • Nhũ tương chất béo: bao gồm các acid béo , phospholipid để tham gia vào cấu tạo tế bào, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể và là dung môi cần thiết để hấp thụ các chất tan trong dầu.
  • Acid amin: tham gia vào quá trình tổng hợp protein, các lợi hormon và chất dẫn truyền thần kinh quan trọng của cơ thể.
  • Glucose: bổ sung nước và năng lượng cho cơ thể.

Chỉ định dịch truyền nuôi dưỡng tĩnh mạch Combilipid

Combilipid 1440ml được chỉ định cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi để: Cung cấp chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch khi nuôi dưỡng bằng đường miệng hoặc đường ruột bị hạn chế hoặc chống chỉ định.

Cách dùng dịch truyền nuôi dưỡng tĩnh mạch Combilipid

  • Truyền tĩnh mạch ngoại vi.
  • Trong quá trình sử dụng cần theo dõi công thức máu (nồng độ glucose, chất điện giải, áp suất thẩm thấu, cân bằng nước, cân bằng acid-base, men gan, chức năng thận), theo dõi sát quá trình truyền để xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.
  • Để tránh viêm tắc tĩnh mạch huyết khối nên thay đổi vị trí tiêm truyền.

Liều dùng dịch truyền nuôi dưỡng tĩnh mạch Combilipid

Liều dùng và tốc độ tiêm truyền cần tính toán dựa trên khả năng chuyển hóa chất béo và glucose.

  • Người lớn: thường khoảng 27 – 40 ml Combilipid/kg thể trọng/ngày
  • Trẻ em: nên bắt đầu với liều thấp từ 14 – 28 ml/kg thể trọng/ngày. Sau đó, tăng 10-15 ml/kg/ngày cho đến tối đa 40 ml/kg/ngày.

Tốc độ truyền: không được quá 3,7ml/kg/giờ. Chống chỉ định dùng dịch truyền nuôi dưỡng tĩnh mạch Combilipid Combilipid không được sử dụng trong các trường hợp sau: Mẫn cảm với protein từ trứng, đậu nành hoặc lạc (đậu phộng) hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

  • Tăng lipid máu nặng.
  • Suy gan nặng
  • Rối loạn đông máu nặng.
  • Rối loạn chuyển hóa amino acid bẩm sinh.
  • Suy thận nặng không kèm thẩm phân máu.
  • Shock cấp tính.
  • Tăng đường huyết, với nhu cầu lớn hơn 6 đơn vị insulin/giờ.
  • Bệnh lý tăng nồng độ điện giải trong máu có trong thuốc.
  • Phù phổi cấp, mất nước nhược trương.
  • Hội chứng tăng sinh bạch cầu.
  • Tình trạng không ổn định như sau chấn thương nặng, đái tháo đường mất bù, ....
  • Trẻ sơ sinh và dưới 2 tuổi.

Tác dụng không mong muốn dịch truyền nuôi dưỡng tĩnh mạch Combilipid

Khi sử dụng dung dịch Combilipid 1440ml có thể gặp các tác dụng không mong muốn như:

  • Tăng thân nhiệt (<3%).
  • Run rẩy, ớn lạnh, buồn nôn/nôn, tăng enzym gan thoáng qua, viêm tắc tĩnh mạch huyết khối ít gặp hơn.

Các triệu chứng khác như dị ứng, phát ban da, mày đay, thở gấp và tăng /hạ huyết áp, hội chứng tan huyết, tăng sinh hồng cầu non, đau vùng bụng, đau đầu, buồn nôn, nôn, mệt mỏi và cường dương đã được báo cáo với tần suất cực hiếm. - Khi quá liều hoặc quá tốc độ truyền chất béo hoặc sự biến đổi bệnh lý đột ngột của bệnh cảnh suy thận hay suy gan nặng có thể gây hội chứng quá tải chất béo.

Tương tác thuốc dịch truyền nuôi dưỡng tĩnh mạch Combilipid

Sử dụng Combilipid có tương tác với heparin, insulin, dầu đậu nành có chứa vitamin K tự nhiên: có thể gây tác dụng phụ hoặc thay đổi tác dụng của thuốc.

Lưu ý khi sử dụng thuốc dịch truyền nuôi dưỡng tĩnh mạch Combilipid

  • Sử dụng trên trẻ em: Thuốc không được chỉ định ở trẻ em dưới 2 tuổi,
  • Sử dụng trên người cao tuổi: Người cao tuổi có thể mắc một số bệnh mắc kèm như đái tháo đường, thay đổi chức năng gan, thận,… nên cần theo dõi tình trạng lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Thận trọng khi sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
  • Combilipid không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Bởi vậy, có thể sử dụng thuốc Combilipid cho đối tượng này. Các đối tượng khác cần chú ý: suy thận, đái tháo đường mất bù, viêm tụy cấp, rối loạn chức năng gan, suy giáp, nhiễm trùng.

Hướng dẫn sử dụng dịch truyền nuôi dưỡng tĩnh mạch Combilipid

         

11676429503.jpeg

Hướng dẫn cách dùng

Cách bảo quản: giữ thuốc trong túi bên ngoài, ở nhiệt độ không quá 30oC. Tránh ánh sáng. Không để đông lạnh.

Tóm lại, theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng dịch truyền nhũ tương 3 ngăn Combilipid Peri 1440ml được dùng để cung cấp chất dinh dưỡng cho bệnh nhân nhưng chỉ được sử dụngkhi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

OZEMPIC TƯƠNG LAI MỚI TRONG KIỂM SOÁT SINH SẢN

OZEMPIC TƯƠNG LAI MỚI TRONG KIỂM SOÁT SINH SẢN

Ozempic hứa hẹn sẽ mang đến một lựa chọn mới mẻ, an toàn và hiệu quả, mở ra cơ hội tiếp cận sức khỏe sinh sản tốt hơn cho phụ nữ. Cùng tìm hiểu những vấn đề xoay quanh Ozempic.
Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến giảm chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT

Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến giảm chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT

Bắt đầu từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ có sự thay đổi lớn khi thí sinh chỉ cần thi 4 môn bắt buộc thay vì 6 môn như hiện nay. Do đó, ĐH Bách khoa Hà Nội cũng sẽ điều chỉnh phương thức tuyển sinh để phù hợp với thực tế mới.
Thêm một đại học dự kiến tổ chức kỳ thi riêng

Thêm một đại học dự kiến tổ chức kỳ thi riêng

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Vĩnh Phúc) dự kiến sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực nhằm phục vụ công tác xét tuyển đầu vào.
Công bố dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Công bố dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT với nhiều thay đổi quan trọng. Dự kiến, bản quy chế chính thức sẽ được ban hành vào tháng 11 tới và bắt đầu áp dụng từ năm 2025.
Đăng ký trực tuyến