Vai trò của xét nghiệm albumin trong chẩn đoán và điều trị bệnh

Thứ ba, 14/02/2023 | 15:38

Albumin là một loại protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi cũng như chuyển hóa trong cơ thể. Vì thế, nồng độ albumin trong cơ thể sẽ phản ánh được tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Xét nghiệm albumin là một cách giúp chẩn đoán các bệnh lý cũng như theo dõi, đánh giá kết quả quá trình điều trị.

01676364349.jpeg

Xét nghiệm albumin có thể giúp chẩn đoán bệnh cũng như theo quá quá trình điều trị bệnh

1. Xét nghiệm albumin là gì? Và vai trò của albumin đối với cơ thể

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Albumin là một loại protein huyết thanh có vai trò quan trọng, chúng chiếm đến 60 - 80% tổng protein trong cơ thể. Gan sản xuất albumin với một lượng khoảng 10,5g/ngày. Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, albumin được sản xuất và duy trì sự ổn định nồng độ trong máu để có thể thực hiện nhiều chức năng quan trọng bao gồm:

  • Duy trì áp suất keo trong máu, chống hiện tượng nước thấm qua thành mạch để ra ngoài gian bào.
  • Tham gia quá trình tổng hợp protein ở ngoại vi bằng việc cung cấp các axit amin.
  • Giúp vận chuyển những chất có trọng lượng phân tử nhỏ trong cơ thể như: bilirubin, các axit béo, hormon steroid, hormon giáp, thuốc và các sản phẩm sinh ra trong quá trình chuyển hóa khác.

Nếu hàm lượng albumin trong máu thay đổi đồng nghĩa với việc có dấu hiệu tổn thương hay hoạt động của cơ thể bị rối loạn. Nồng độ albumin trong máu tăng lên trong trường hợp cơ thể bị mất nước. Và ngược lại, albumin trong máu giảm nếu chức năng sản xuất albumin tại gan bị ức chế,  hay do albumin bị phân hủy nhiều hoặc là bị bài tiết qua nước tiểu. Tất cả những trường hợp xét nghiệm thấy nồng độ albumin máu có kết quả bất thường đều cần lưu ý và cần điều trị kịp thời.

Nên là xét nghiệm albumin giúp xác định nồng độ albumin trong máu để hỗ trợ cho việc chẩn đoán các bệnh lý của cơ thể  hay theo dõi tình trạng của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Xét nghiệm albumin cũng là công cụ quan trọng để đánh giá chức năng gan, thận.

2. Chỉ số albumin thay đổi tronh những bệnh lý gì?

Chỉ số albumin trong máu thường ổn định và nếu có biến động chỉ trong giới hạn cho phép. Gía trị bình thường của albumin ở người trưởng thành là khoảng 35 - 50 g/L. Nếu nồng độ albumin trong máu thay đổi thì bệnh nhân có thể đang gặp những vấn đề cụ thể như sau:

  • Nồng độ albumin máu tăng: Do cơ thể bị mất nước.
  • Nồng độ albumin máu giảm: do các bệnh lý về gan như xơ gan, bệnh gan do rượu,...; đái tháo đường, tổn thương cầu thận, suy thận, suy dinh dưỡng, bệnh nhân bị sốc, viêm, nhất là sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, các trường hợp bị bỏng, bệnh đường ruột, đa u tủy xương, lupus ban đỏ, nhược giáp, suy tim,... cũng có thể làm giảm lượng albumin trong máu.

Ngoài những trường hợp bệnh lý, thì albumin máu cũng có thể thay đổi do:

  • Nồng độ albumin máu giảm ở phụ nữ mang thai
  • Trong quá trình lấy máu, buộc dây garo lâu có thể khiến chỉ số albumin trong máu tăng
  • Chế độ ăn giàu đạm cũng có thể làm tăng nồng độ albumin máu
  • Một số thuốc bạn đang sử dụng có tác dụng làm thay đổi lượng albumin máu
  • Người hiến máu trong thời gian gần đây có thể tăng chỉ số albumin máu

3. Cần thực hiện xét nghiệm albumin khi nào?

Xét nghiệm albumin máu thường được chỉ định khi bác sĩ muốn kiểm tra chức năng gan, thận cũng như các cơ năng khác của bệnh nhân khi người đó có các triệu chứng như sau:

  • Cơ thể bị mệt mỏi, chán ăn hay ăn uống không tiêu.
  • Sụt cân nhanh và nhiều.
  • Xuất hiện Vàng da, vàng mắt.
  • tay chân, mắt, bụng sung phù
11676364349.jpeg

Khi có triệu chứng vàng mắt, vàng da bạn nên xét nghiệm albumin máu

Xét nghiệm albumin thường thực hiện cùng nhiều xét nghiệm khác bao gồm AST, ALT, GGT, bilirubin nhằm kết hợp đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của các cơ quan gan, thận. Bên cạnh đó, chúng còn được tiến hành cùng xét nghiệm prealbumin để có thể kiểm tra tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân.

4. Những điều cần lưu ý khi thực hiện xét nghiệm

Trước khi thực hiện xét nghiệm, để đảm bảo kết quả xét nghiệm khách quan nhất bạn cần phải lưu ý một số điều như sau:

  • Ta nên làm xét nghiệm vào sáng sớm, sau khi đã nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. Vì lúc này các thành phần sinh hóa trong máu ổn định và có thể phản ánh được chính xác tình trạng sức khỏe của người làm xét nghiệm.
  • Không nên dùng các thức uống có cồn hay các chất kích thích trong vòng 6 đến 8 giờ trước khi làm xét nghiệm.
  • Cần nói rõ cho bác sĩ biết về tình trạng sử dụng thuốc cũng như dị ứng thuốc của bạn.
  • Trao đổi và hỏi bác sĩ về những điều cần lưu ý cũng như những việc cần làm trong và sau khi xét nghiệm.

Trong quá trình thực hiện, bạn sẽ được nhân viên y tế lấy máu tĩnh mạch cánh tay để làm xét nghiệm phân tích.

Theo giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm cho biết: Sau khi lấy máu xét nghiệm xong, bạn cần:

  • Dùng bông ép nhẹ lên vị trí vừa lấy máu xong để cầm máu.
  • Nghỉ tại chỗ khoảng 5 - 10 phút
  • Không nên dùng tay vừa lấy máu mang hay cầm những vật nặng
  • Khi thấy có bất kỳ điều bất thường nào như cảm thấy chóng mặt, buồn nôn,.. hay  thắc mắc bạn hãy hỏi ngay nhân viên y tế hoặc bác sĩ để được giải quyết kịp thời.

RAU TÀU BAY – RAU DẠI VỚI NHIỀU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

RAU TÀU BAY – RAU DẠI VỚI NHIỀU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

Rau tàu bay một nguồn thực phẩm quan trọng, cung cấp dinh dưỡng ngoài ra công dụng của rau tàu bay cũng được biết đến với tính năng chữa bệnh, được sử dụng trong nhiều phương pháp dân gian để điều trị các bệnh lý khác nhau.
Công dụng bất ngờ của đậu mèo trong y học hiện đại

Công dụng bất ngờ của đậu mèo trong y học hiện đại

Đậu mèo thường được sử dụng làm dược liệu trong Đông y để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như đau bụng, trị giun,... nhờ vào sự đa dạng về thành phần và tác dụng dược lý của nó.
Dị ứng kháng sinh : Tất cả những gì bạn cần biết

Dị ứng kháng sinh : Tất cả những gì bạn cần biết

Dị ứng với kháng sinh được coi là phản ứng có hại cho cơ thể, có thể phát hiện ngay sau khi sử dụng hoặc từ vài phút đến vài tuần sau khi sử dụng thuốc.
Những lưu ý với thí sinh dự thi nhóm ngành sức khoẻ, sư phạm trong tuyển sinh 2024

Những lưu ý với thí sinh dự thi nhóm ngành sức khoẻ, sư phạm trong tuyển sinh 2024

Dự kiến ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào cho nhóm ngành giáo viên và sức khỏe sẽ được công bố ngày 20/7/2024. Thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào hai nhóm ngành này cần chú ý để đảm bảo đủ điều kiện trúng tuyển.
Đăng ký trực tuyến