Sự chuyển hoá và tiêu hao năng lượng trong cơ thể

Thứ ba, 14/02/2023 | 15:26

Năng lượng vào cơ thể chúng ta dưới dạng hóa năng của thức ăn. Tất cả các loại thức ăn nói chúng đều chứa 6 chất dinh dưỡng: protid, lipid, glucid, vitamin, muối khoáng, nước;

Trong đó chỉ có 3 chất cung cấp năng lượng cho cơ thể: protid, lipid, và glucid gọi là những chất sinh năng lượng. Sau khi chuyển hóa thành các dạng hấp thu, cơ thể sẽ sử dụng chúng để chuyển thành năng lượng cho các quá trình chuyển hóa và các hoạt động sống. Vậy đó là những quá trình gì, hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu qua bài viết sau đây

01676363872.jpeg

1. Giá trị năng lượng của thức ăn

– Giá trị năng lượng của mọi thức ăn phụ thuộc vào hàm lượng của 3 chất dinh dưỡng sinh năng lượng.

– Giá trị năng lượng của một số thức ăn thông thường như sau:

  • Dầu mỡ: 900 kcal/100g; lạc vừng: 600 kcal/100g.
  • Ngũ cốc: 350– 400 kcalo/100g.
  • Thịt, cá: 100 – 250 kcalo/100g.
  •  Rau quả: < 100 kcalo/ 100g.

2. Các dạng năng lượng của cơ thể

2.1. Hóa năng

Là năng lượng sinh công hóa học. Hóa năng là năng lượng tồn tại trong các liên kết hóa học, khi muốn bẻ gãy hoặc thay đổi một liên kết hóa học theo hướng phân giải sẽ giải phóng ra năng lượng và khi muốn tổng hợp nên một liên kết hóa học mới đòi hỏi phải cung cấp năng lượng. Như vậy, việc sinh công hóa học xảy ra khắp mọi nơi trong cơ thể là quá trình phân giải hoặc tổng hợp vật chất. Hóa năng có thể tồn tại dưới nhiều hình thức như:

  • Hóa năng của các chất tạo hình.
  • Hóa năng của các chất dự trữ như glycogen, triglycerid (mỡ trung tính).
  • Hóa năng của hormone, enzyme đảm bảo cho các hoạt động chức năng của cơ thể.
  • Hóa năng của các chất giàu năng lượng như ATP, UTP (Uracil Triphosphat) và những liên kết giàu năng lượng khác như các Coenzym A… có vai trò là chất vận chuyển, dự trữ và cung cấp năng lượng.
  • Hóa năng tồn tại trong các chất bài tiết của cơ thể.
  • Có thể nói trong cơ thể, hóa năng là khởi nguồn của các dạng năng lượng khác. Không có hóa năng, cơ thể không tồn tại được.

2.2. Động năng

Là năng lượng sinh công cơ học. Động năng là năng lượng để di chuyển vật chất từ vị trí này đến vị trí khác. Máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn, khí chuyển động trong đường dẫn khí, thức ăn chuyển động trong ống tiêu hóa… đều được thực hiện nhờ động năng và năng lượng cho sự chuyển động đó được cung cấp từ ATP. Như vậy, hóa năng của chất giàu năng lượng là ATP đã được chuyển thành động năng cho mọi sự chuyển động (di chuyển) của vật chất.

2.3. Điện năng

Là năng lượng sinh công từ dòng điện. Nhờ có điện năng và sự chênh lệch điện thế màng tế bào, chúng ta có thể ghi được các dòng điện sinh học như điện tim, điện não, điện cơ,….

2.4. Nhiệt năng

Các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể như là sự oxy hóa thức ăn đều phát sinh ra nhiệt. Nhiệt năng bảo đảm cho thân nhiệt ổn định nhờ đó các phản ứng chuyển hóa diễn ra bình thường.

Ngoài ra, nhiệt năng còn là dạng thoái hóa năng lượng cần được thải ra ngoài cơ thể. Đơn vị để đo nhiệt năng là calori (cal) là năng lượng cần thiết để nâng nhiệt độ của 1gam nước từ 15 độ C lên 16 độ C.

3. Tiêu hao năng lượng trong cơ thể

3.1. Tiêu hao năng lượng cho duy trì cơ thể

Đây là năng lượng cần cho cơ thể tồn tại bình thường, không thay đổi thể trọng, không sinh sản bao gồm:

3.1.1 Chuyển hóa cơ sở

  • Là mức chuyển hóa năng lượng của cơ thể trong điều kiện cơ sở như tim đập, phổi hô hấp, thận bài tiết, các tế bào trao đổi với máu,… với ba đặc điểm chính là: không vận cơ, không tiêu hóa, không điều nhiệt.
  • Người ta thường tính năng lượng cho chuyển hóa cơ sở theo kcal/1m2 da/1h.
  • Năng lượng cho chuyển hóa cơ sở 1người/1 ngày khoảng 1400 kcalo trong tổng số tiêu hao năng lượng của cơ thể là 2200 kcalo.

Chuyển hóa cơ sở thay đổi theo:

  • Tuổi: Tuổi càng cao chuyển hóa cơ sở càng giảm. Riêng ở tuổi dậy thì và trước dậy thì, chuyển hóa cơ sở giảm ít hơn.
  • Giới: Cùng một độ tuổi, chuyển hóa cơ sở ở nam cao hơn nữ.
  • Nhịp ngày đêm: Chuyển hóa cơ sở cao nhất lúc 13 – 14 giờ, thấp nhất lúc 1 - 4 giờ, khi ngủ chuyển hóa cơ sở giảm. Nhịp này sẽ dần dần thay đổi khi chuyển sang sống ở múi giờ khác hoặc chuyển sang làm việc vào ban đêm.
  • Trạng thái tình cảm: Lo lắng và căng thẳng làm tăng chuyển hóa cơ sở vì có tăng tiết adrenalin và tăng trương lực cơ. Ngược lại, trạng thái vô cảm, trầm cảm làm giảm chuyển hóa cơ sở do giãn cơ và giảm trương lực giao cảm.

Bệnh lý:

  • Chuyển hóa cơ sở tăng khi sốt, sốt tăng 1 độ C chuyển hóa cơ sở tăng 10%; trong cường giáp.
  • Chuyển hóa cơ sở giảm khi suy giáp, suy dinh dưỡng, hạ thân nhiệt.

3.1.2 Vận cơ

– Trong năng lượng tiêu hao do vận cơ, khoảng 25% chuyển thành công co cơ, 75% tỏa ra dưới dạng nhiệt.

– Người ta thường tính năng lượng tiêu hao trong vận cơ theo kcal/kg thể trọng/1 phút.

– Tiêu hao năng lượng trong vận cơ thay đổi theo các yếu tố sau:

  • Cường độ vận cơ: càng lớn thì tiêu hao năng lượng càng nhiều.
  • Tư thế vận cơ: số cơ co càng nhiều thì tiêu hao năng lượng càng lớn.
  • Mức độ thông thạo: càng thông thạo công việc thì mức tiêu hao năng lượng cho vận cơ càng thấp.

3.1.3 Điều nhiệt

  • Để giữ cho thân nhiệt được hằng định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường, cơ thể phải luôn luôn tiêu tốn năng lượng dưới dạng nhiệt.
  • Khi trời lạnh, cơ thể tăng chuyển hóa để sản sinh ra nhiệt chống lạnh.
  • Khi trời nóng, cơ thể cũng mất năng lượng để chống nóng.

3.1.4 Tiêu hóa

Tiêu hóa thức ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng bản thân việc tiêu hóa thức ăn cũng cần năng lượng. Tiêu hao năng lượng cho tiêu hóa tùy theo từng chất dinh dưỡng:

  • Protid làm tiêu hao năng lượng thêm 30%.
  • Lipid làm tiêu haonăng lượng thêm 14%.
  • Glucid làm tiêu hao năng lượng thêm 6%.
  • Chế độ ăn hỗn hợp của người làm tiêu hao năng lượng thêm 10%.
11676363872.jpeg

Tiêu hóa vừa cung cấp năng lượng vừa tiêu hao năng lượng

3.2. Tiêu hao năng lượmg cho phát triển cơ thể

  • Để phát triển cơ thể, tăng chiều cao và tăng trọng lượngđều cần tăng kích thước, số lượng tế bào. Cơ thể phải tổng hợp các chất và tăng tiêu hao năng lượng.
  • Trẻ em muốn tăng trọng lượng 1 gam thì năng lượng tiêu hao là 5 kcal, người lớn muốn tăng trọng lượng 1 gam thì năng lượng tiêu hao là 4 kcal.

3.3. Tiêu hao năng lượng cho sinh sản

3.3.1 Thời kỳ mang thai:

Thời kỳ mang thai, mẹ cần năng lượng cho tạo thai, thai phát triển, tạo các phần nuôi thai, tăng

khối lượng tuần hoàn, phát triển tuyển vú, phát triển khung chậu… Tổng năng lượng tiêu hao cho một chu kỳ mang thai khoảng 60.000– 80.000 kcalo.

3.3.2 Thời kỳ nuôi con:

Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Thời kỳ nuôi con, người mẹ tiết sữa mỗi ngày khoảng 500 – 600ml sữa. Năng lượng tiêu hao cho bài tiết sữa mỗi ngày khoảng 500 kcalo.

RAU TÀU BAY – RAU DẠI VỚI NHIỀU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

RAU TÀU BAY – RAU DẠI VỚI NHIỀU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

Rau tàu bay một nguồn thực phẩm quan trọng, cung cấp dinh dưỡng ngoài ra công dụng của rau tàu bay cũng được biết đến với tính năng chữa bệnh, được sử dụng trong nhiều phương pháp dân gian để điều trị các bệnh lý khác nhau.
Công dụng bất ngờ của đậu mèo trong y học hiện đại

Công dụng bất ngờ của đậu mèo trong y học hiện đại

Đậu mèo thường được sử dụng làm dược liệu trong Đông y để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như đau bụng, trị giun,... nhờ vào sự đa dạng về thành phần và tác dụng dược lý của nó.
Dị ứng kháng sinh : Tất cả những gì bạn cần biết

Dị ứng kháng sinh : Tất cả những gì bạn cần biết

Dị ứng với kháng sinh được coi là phản ứng có hại cho cơ thể, có thể phát hiện ngay sau khi sử dụng hoặc từ vài phút đến vài tuần sau khi sử dụng thuốc.
Những lưu ý với thí sinh dự thi nhóm ngành sức khoẻ, sư phạm trong tuyển sinh 2024

Những lưu ý với thí sinh dự thi nhóm ngành sức khoẻ, sư phạm trong tuyển sinh 2024

Dự kiến ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào cho nhóm ngành giáo viên và sức khỏe sẽ được công bố ngày 20/7/2024. Thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào hai nhóm ngành này cần chú ý để đảm bảo đủ điều kiện trúng tuyển.
Đăng ký trực tuyến