Những loại đồ uống gây tương tác bất lợi với thuốc

Thứ ba, 22/11/2022 | 10:49

Trong một số loại đồ uống chúng ta đang dùng hằng ngày có những loại có thể ảnh hưởng rất nhiều tới tác dụng của thuốc khi dùng chung. Một số đồ uống còn có thể gây tương tác bất lợi với thuốc tới mức nguy hiểm…

01669089510.jpeg

Đồ uống có chứa caffein

1.Đồ uống có chứa caffein.

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Trà, cà phê, nước ngọt và các loại nước tăng lực… có chứa caffein. Caffein có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, lợi tiểu và gây tăng huyết áp. Khi dùng quá liều caffein có thể gặp phải tác dụng phụ như: mất ngủ, chóng mặt, đau đầu, tim đập nhanh…. Caffein được phân hủy ở gan. Khi dùng chung đồ uống có chứa caffein và một số loại thuốc như: Kháng sinh ciprofloxacin, thuốc tránh thai, thuốc kháng histamin H2 … những loại thuốc này làm tăng nồng độ caffein trong máu.

Ngoài ra, caffein cũng ức chế sự chuyển hóa của các thuốc như theophyllin, gây tăng nồng độ theophyllin trong máu, dẫn đến các tác dụng phụ như: rối loạn nhịp tim, mất ngủ, bồn chồn…. Vì vậy, bệnh nhân sử dụng theophylline để điều trị không nên uống đồ uống có chứa caffein.

2. Nước ép bưởi

Nước ép bưởi được biết đến là loại nước trái cây có thể gây tương tác thuốc. Nước ép bưởi gây ức chế một loại enzyme có thể làm giảm sự chuyển hóa thuốc và tăng nguy cơ tác dụng phụ. Những loại thuốc có thể tương tác với nước ép bưởi như: một số statin giảm cholesterol, thuốc ngừa thai, thuốc làm hạ huyết áp (amlodipin, nifedipin, verapamil…), thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptyline, clomipramine…), cyclosporin - một loại thuốc được sử dụng ngăn ngừa thải ghép nội tạng, thuốc trị sốt rét (quinin).

3. Sữa

Ion canxi có trong sữa và các sản phẩm từ sữa có thể tạo phức kết tủa với một số loại thuốc và làm giảm sự hấp thu của thuốc.

Các kháng sinh nhóm quinolon (ciprofloxacin, levofloxacin….) có thể mất tác dụng khi được uống cùng lúc với các sản phẩm từ sữa hay đồ uống giàu canxi. Để làm giảm sự tương tác này, cần sử dụng quinolon đường uống ít nhất là 02 giờ trước hay 06 giờ sau liều bổ sung canxi đường uống hoặc thực phẩm giàu canxi.

Kháng sinh nhóm tetracyclin cũng tương tác với việc sử dụng đồng thời canxi hay các sản phẩm có nhiều canxi. Thuốc điều trị loãng xương bisphosphonates (alendronate, risedronate, ibandronate) cần được dùng với nước bởi vì khi dùng chung với bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào khác ngoài nước đặc biệt là các sản phẩm sữa sẽ làm giảm sinh khả dụng của thuốc.

Ngoại trừ cefuroxime bị giảm tác dụng khi dùng chung với các sản phẩm từ sữa, các kháng sinh khác trong nhóm cephalosporin dường như ít bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nồng độ methotrexate (thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp) giảm khi tiêu thụ thực phẩm giàu sữa.

Tóm lại, nguyên tắc trong việc sử dụng các sản phẩm từ sữa hay thực phẩm giàu canxi và thuốc là cách xa nhau ít nhất từ hai đến bốn giờ.

11669089510.jpeg

Ion canxi có trong sữa

4. Nước ép trái cây

Nước ép trái cây như nước ép táo, nước cam…  có thể tương tác với thuốc.  Sự hấp thu của fexofenadin – thuốc kháng histamin bị giảm uống chung với nước cam và nước ép táo. Sự hấp thu của các thuốc chứa amphetamine như Adderall thuốc được sử dụng để điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) sẽ bị thay đổi nếu dùng chung với thức ăn hoặc nước ép trái cây có tính acid.

Sự hấp thu tối đa của amphetamin xảy ra trong môi trường kiềm của ruột. Các loại trái cây hoặc nước ép trái cây có tính acid được dùng đồng thời với các loại thuốc này có thể làm giảm khả năng hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa. Những loại thực phẩm làm acid hóa nước tiểu có thể làm tăng thanh thải amphetamin qua thận, dẫn đến giảm nồng độ thuốc. Vì vậy, cần tránh dùng các loại thuốc này với nước ép táo hoặc nước cam.

5. Rượu

Rượu là loại đồ uống cần tránh khi cơ thể đang phải sử dụng thuốc. Rượu có thể làm giảm hoặc tăng tác dụng của nhiều loại thuốc.

Các thuốc thuộc nhóm an thần như benzodiazepin, các thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, các thuốc kháng histamin, thuốc giãn cơ, thuốc chống co giật, các thuốc loạn thần …. khi dùng đồng thời với rượu, người bệnh có nhiều nguy cơ bị mất điều hòa, suy hô hấp và suy giảm khả năng vận động, buồn ngủ, ảnh hưởng thần kinh… có thể dẫn đến té ngã, tai nạn và thương tích.

Khi sử dụng quá nhiều paracetamol (thuốc giảm đau, hạ sốt) cùng với uống rượu thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc gan. Khuyến cáo cho người bệnh không dùng quá 4 g paracetamol trong vòng 24 giờ và không được dùng chung với rượu.

6.Cà phê

Theo tin tức một số loại thuốc cảm có chứa caffein - gây kích thích đối với niêm mạc dạ dày. Thuốc cảm và cà phê khi dùng cùng nhau sẽ làm cho dạ dày bị kích thích ở cường độ mạnh và gây ra cảm giác đau.. Ngoài ra, khi dùng cà phê với thuốc sẽ làm giảm nghiêm trọng khả năng hấp thụ sắt.

7.Chuối

Chuối là loại trái cây có chứa hàm lượng kali cao. Cần lưu ý không được dùng chung chuối với thuốc lợi tiểu. Khi dùng chung sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể và gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.

Gợi ý về chế độ ăn giúp phòng tránh bệnh ung thư

Gợi ý về chế độ ăn giúp phòng tránh bệnh ung thư

Chế độ ăn lành mạnh không chỉ giữ cân nặng ổn định mà còn bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa ung thư. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp phòng chống bệnh ung thư.
Hai trường đại học Y dược tại TPHCM giảm học phí cho sinh viên

Hai trường đại học Y dược tại TPHCM giảm học phí cho sinh viên

Sinh viên trong nhiều ngành thuộc lĩnh vực y dược tại TP.HCM đã được giảm học phí lên đến hơn 3 triệu đồng mỗi học kỳ nhờ việc điều chỉnh mức thu theo Nghị định 97/2023 của Chính phủ.
Những lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc Nitrat điều trị cơn đau thắc ngực

Những lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc Nitrat điều trị cơn đau thắc ngực

Nhóm thuốc Nitrat là những thuốc được sử dụng phổ biến trong phòng ngừa và điều trị cơn đau thắt ngực. Người bệnh cần lưu ý tuân theo chỉ định của thầy thuốc, giúp phòng tránh các tác hại mà nhóm thuốc này có thể gây ra.
CAFFEINE ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO?

CAFFEINE ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO?

Có lẽ Cà phê không còn xa lạ với chúng ta và caffeine cũng thế. Chúng ta thường tìm thấy caffein trong cà phê, trà,… Liệu rằng chúng có tốt cho cơ thể của chúng ta vì thế hãy cùng tìm hiểu về những ảnh hưởng của caffeine mang đến.
Đăng ký trực tuyến