Những loại thực phẩm người bệnh đái tháo đường nên hạn chế sử dụng

Chủ nhật, 15/01/2023 | 09:51

Đối với người bệnh đái tháo đường việc kiểm soát đường trong máu rất quan trọng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Sau đây là những loại thực phẩm nên hạn chế sử dụng để kiểm soát đường huyết cùng với một số lựa chọn lành mạnh hơn được đưa ra để thay thế.

01673751071.jpeg

Những loại thực phẩm người bệnh đái tháo đường nên hạn chế sử dụng

Các loại thịt chế biến sẵn

‏Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Các loại thịt được chế biến sẵn ví dụ như thịt xông khói, xúc xích, giăm bông, thịt bò, thịt trâu khô có chứa nhiều hóa chất hơn so với thịt tươi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những loại thực phẩm này dễ liên quan đến các bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường …

Nên thay thế các loại thịt chế biến sẵn bằng các lựa chọn protein tự nhiên nạc hơn chẳng hạn như cá ngừ, cá thu, thịt gà, hay trứng luộc…

Các sản phẩm làm từ sữa nguyên chất béo

Các sản phẩm sữa nguyên béo chủ yếu chứa chất béo bão hòa là những chất béo xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, thực phẩm giàu chất béo tự nhiên có chứa nhiều calo hơn nên các sản phẩm từ sữa nguyên kem có khả năng gây nguy cơ làm tăng tình trạng béo phì.

Người bệnh đái tháo đường nên lựa chọn loại sữa nào?

Nên lựa chọn các sản phẩm từ sữa có ít béo hay không béo và sữa thực vật như sữa hạnh nhân, sữa đậu phộng hay sữa đậu nành… Cần lưu ý, khi chọn các sản phẩm ít chất béo hãy để ý đến các thành phần khác có thể đã được thêm vào để thay thế chất béo chẳng hạn như đường hay chất béo bão hòa.

Các loại bánh và thực phẩm nướng

Phần lớn các loại bánh quy, bánh ngọt đóng gói sẵn đều được làm từ đường tinh luyện, bột mì tinh chế và các chất béo. Những loại thực phẩm này cũng chứa một số thành phần hóa học như chất bảo quản, chất tạo màu và chất tạo hương liệu. Ngoài ra, carbohydrate trong những loại thực phẩm chế biến sẵn thường là carbohydrate đơn giản đã qua tinh chế. Điều này sẽ dẫn đến lượng đường trong máu và mức insulin có thể tăng lên đột biến.

Nên thay thế đồ ăn nhẹ đóng gói sẵn và đồ nướng đã qua chế biến bằng những món khai vị, rau, củ, quả thiên nhiên. Chúng ta thường dựa vào sự tiện lợi của thực phẩm đã chế biến sẵn tuy nhiên nên giảm lượng thức ăn chế biến sẵn và thay thế bởi những thực phẩm tự nhiên sẽ lành mạnh hơn.

Ngũ cốc chứa nhiều đường

Mọi người hay lựa chọn bắt đầu ngày mới với một ly ngũ cốc ăn sáng để tiết kiệm thời gian tuy nhiên đường nhiều trong ngũ cốc sẽ làm tăng mức insulin và lượng đường trong máu. Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều đường cũng có thể làm tăng nguy cơ béo phì, tim mạch và ung thư.

Có thể thay thế các loại ngũ cốc ăn sáng có đường bằng bột yến mạch hay ngũ cốc ăn sáng đóng gói có chứa ít hoặc không có đường dành cho người ăn kiêng.

Các loại trái cây sấy khô

Trái cây sấy khô chứa lượng chất xơ tốt nhưng lượng đường cũng rất cao. Đối với người bị bệnh đái tháo đường nên thay thế trái cây sấy khô bằng trái cây tươi. Có thể dùng một quả táo hay một quả chuối để làm bữa ăn nhẹ nhanh chóng và tốt cho sức khỏe.

11673751576.jpeg

Trái cây sấy khô chứa nhiều chất xơ nhưng lượng đường cao không tốt cho người đái tháo đường

Khoai tây chiên

Bản thân khoai tây rất tốt cho sức khỏe nhưng khoai tây đóng bịch sẵn và được chế biến theo kiểu chiên ngập trong dầu có chứa chất béo bão hòa lại không tốt cho sức khỏe vì chúng rất giàu chất béo và calo. Ngoài ra, khoai tây chiên cũng có thể chứa nhiều muối dẫn đến nguy cơ làm tăng huyết áp.

Thịt mỡ

Các loại thịt như thịt bò hay sườn heo, sườn non, bít tết mắt sườn và ức bò có hàm lượng chất béo cao. Người bị bệnh đái tháo đường nên lựa chọn thịt có ít chất béo chẳng hạn như ức gà, thịt thăn …

Thực phẩm có chứa chất béo bão hòa cao

Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chúng gây tăng cholesterol lipoprotein mật độ thấp (cholesterol xấu) và giảm cholesterol lipoprotein mật độ cao (cholesterol tốt). Những loại thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa có thể kể đến như bánh ngọt, bánh nướng, bánh rán, bánh quy, thức ăn nhanh…

Hãy thay thế thực phẩm có hàm lượng chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa cao bằng thực phẩm chứa nguồn chất béo thực vật tự nhiên như quả hạch, quả bơ, các loại hạt và thực phẩm có chứa acid béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu…

21673751576.jpeg

Các chất béo tốt cho người bị bệnh đái tháo đường

Tóm lại, người bị bệnh đái tháo đường cần tăng cường sử dụng những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin, muối khoáng và các yếu tố vi lượng, chất xơ như rau xanh, củ, quả ít ngọt. Nên ăn thức ăn nóng và uống nước ấm, không nên ăn bánh kẹo vào lúc đói thay vào đó nên ăn ngũ cốc nguyên chất và sữa không đường.

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Điểm sàn Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 18 - 23 điểm

Điểm sàn Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 18 - 23 điểm

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) đã công bố điểm sàn xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2024 với 4 mức điểm.
Đăng ký trực tuyến