Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Aminosid

Thứ sáu, 03/05/2024 | 15:38

Aminosid là nhóm thuốc kháng sinh được chỉ định cho người bệnh sử dụng điều trị nhiễm khuẩn nặng trên các loại vi khuẩn gram dương và âm trên lâm sàng. Tuy nhiên nhóm thuốc Aminosid có khoảng điều trị hẹp và gây độc tính trên thận và thính giác nên người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt về chỉ định, liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Kháng sinh Aminosid tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn gram âm
Kháng sinh Aminosid tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn gram âm

Kháng sinh Aminosid thuốc gì?

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Aminosid còn gọi là aminoglycosid là thuốc kháng sinh diệt khuẩn được phân lập từ môi trường nuôi cấy các chủng vi sinh hoặc bán tổng hợp.

Tác dụng diệt khuẩn của Aminosid thông qua cơ chế ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn, bằng cách gắn vào tiểu đơn vị 30S của ribosome làm sai lệch quá trình tổng hợp protein thông thường, gây biến dạng ribosome, phá vỡ cấu trúc và tiêu diệt vi khuẩn.

Hầu hết các Aminosid dùng chủ yếu bằng đường tiêm không dùng được bằng đường tiêu hóa. Vì kháng sinh nhóm aminosid không hấp thu được qua đường tiêu hóa.

Nhóm Aminosid ít phân bố trong dịch não tuỷ và thải trừ qua thận dưới dạng không đổi. Các Aminosid được dùng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Nhóm Aminosid gây tổn thương thần kinh ốc tai, gây độc tính chọn lọc trên thính giác (vĩnh viễn) và ngộ độc thận (có thể hồi phục) khi đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương hay nồng độ tồn dư thuốc quá cao.

Độc tính trên thận giảm theo thứ tự: Neomycin > Gentamycin > Kanamycin > Streptomycin > Tobramycin > Spectinomycin.

Một số kháng sinh tiêu biểu trong nhóm này bao gồm Streptomycin, neomycin, Kanamycin, Gentamicin, Tobramycin, Neltimicin, Amikacin.

Phổ tác dụng của kháng sinh nhóm Aminosid

  • Nhóm aminosid có phổ kháng khuẩn rộng, chủ yếu trên vi khuẩn gram âm. Có tác dụng trên chủng vi khuẩn gram dương nhưng hoạt tính yếu hơn penicillin.
  • Kháng sinh aminosid có tác động diệt khuẩn nhanh (ngoại trừ Specinomycin) và phụ thuộc nồng độ.
  • Nhóm Aminosid có pH tối ưu từ 6-8. Ở môi trường pH < 3 hay pH > 8 có thể phá hủy thuốc. Các tác nhân oxi hóa khử và nhiệt độ cũng làm hư hỏng các kháng sinh này.
  • Hoạt tính kháng khuẩn của các Aminosid tăng dần theo thứ tự: Streptomycin, Kanamycin, Gentamicin, Apramycin.

Thuốc kháng sinh Aminosid được sử dụng cho những trường hợp nào?

Thuốc Aminosid được sử dụng cho các trường hợp nhiễm vi khuẩn nhạy cảm như:

  • Người nhiễm vi khuẩn do Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter hoặc nhiễm các cầu khuẩn đường ruột, liên cầu nhóm B và liên cầu viridans.
  • Người bệnh sốc nhiễm khuẩn chưa rõ nguyên nhân
  • Người có nguy cơ nhiễm khuẩn cao như bệnh nhân ghép tạng hay bệnh nhân suy giảm miễn dịch kèm nhiễm khuẩn huyết.
  • Nhiễm trùng đường niệu.
  • Người bệnh bị viêm nội tâm mạc do nhiễm vi khuẩn gram dương.
  • Viêm màng não do Listeria monocytogenes.

Lưu ý sử dụng đúng cách các thuốc kháng sinh Aminosid?

Cách dùng và liều dùng kháng sinh Aminosid theo chỉ định của bác sĩ kê đơn tương ứng với các dạng bào chế và đường dùng trên thị trường phù hợp với tình trạng và mức độ của người bệnh.

Người bệnh phải tuân thủ theo liều chỉ định và thời gian dùng cuả bác sĩ kê đơn. Để đảm bảo an toàn và có hiểu quả trong điều trị, người bệnh không tự ý ngừng thuốc và không tự ý tăng liều dùng.

Nếu quên liều thuốc, người bệnh cần dùng ngay khi nhớ ra theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ của liều dùng tiếp theo thì dùng liều tiếp theo trong liệu trình đã chỉ định.

Streptomycin gây nhược cơ, gây độc cho thận và tai, chỉ tác động lên vi khuẩn nhạy cảm lúc ban đầu khi vi khuẩn đang sinh sổi nảy nở mạnh trong cơ thể vật nuôi.

Streptomycin làm giảm khả năng sản sinh Vitamin K của cơ thể vật nuôi, nên nếu dùng kèm Vitamin K trong phác đồ thì phải tăng liều Vitamin K.

Gentamicin là kháng sinh mạnh và có tác dụng với cả những vi khuẩn đã kháng Streptomycin.

Aminosid được sử dụng cho người bệnh với sự chỉ định của bác sĩ
Aminosid được sử dụng cho người bệnh với sự chỉ định của bác sĩ

Chống chỉ định và thận trọng cần lưu ý của thuốc kháng sinh Aminosid?

  • Người bệnh có tiền sử phản ứng dị ứng với các kháng sinh Aminosid hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người suy thận nặng.
  • Phụ nữ có thai.
  • Phụ nữ đang cho bú.
  • Người bị nhựợc cơ.
  • Thận trọng với ngời suy giảm chức năng gan, thận, người cao tuổi, trẻ em, rối loạn
  • thính giác, Parkinson, tụt huyết áp.
  • Không dùng liều cao và kéo dài.

Những tác dụng phụ cần lưu ý của thuốc kháng sinh Aminosid?

Một số tác dụng phụ của kháng sinh Aminosid bao gồm:

  • Độc tính trên thận (có thể hồi phục).
  • Độc tính tiền đình và thính giác (vĩnh viễn) có thể gây chóng mặt, mất điều hòa.
  • Các yếu tố có nguy cơ gây tác dụng phụ như dùng liều cao, thời gian điều trị kéo dài, tuổi cao hoặc bệnh nhân có các rối loạn thận từ trước có thể làm tăng nguy cơ mắc độc tính khi sử dụng thuốc hoặc dùng đồng thời với thuốc có cùng độc tính (vancomycin, furosemid…).
  • Gây nhược cơ, do tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh – cơ. ADR này ít gặp nhưng tỷ lệ tăng lên khi phối hợp với thuốc mềm cơ cura. Do đó cần lưu ý ngừng kháng sinh Aminosid trước ngày người bệnh người bệnh cần phẫu thuật.
  • Gây liệt cơ hô hấp có thể gặp khi tiêm tĩnh mạch trực tiếp do tạo nồng độ trong máu tăng cao đột ngột. Vì vậy kháng sinh Aminosid chỉ được truyền tĩnh mạch (truyền quãng ngắn) hoặc tiêm bắp.
  • Những phản ứng gây dị ứng da (ban da, mẩn ngứa) hoặc sốc quá mẫn.

Những tương tác thuốc cần lưu ý của thuốc kháng sinh Aminosid?

  • Amphotericin: Dùng đồng thời với kháng sinh Aminosid, gây tăng độc tính trên thận.
  • Vancomycin: Dùng đồng thời với kháng sinh Aminosid, gây tăng độc tính trên thận.
  • Các aminosid khác: Dùng kết hợp các kháng sinh Aminosid với nhau, tăng độc tính trên thận và thính giác.
  • Thuốc lợi tiểu furosemid: Dùng đồng thời với kháng sinh Aminosid, gây tăng độc tính trên tai.
  • Các thuốc chống viêm không steroid NSAIDs: Dùng đồng thời với kháng sinh Aminosid, gây tăng độc tính trên thận.
  • Thuốc chống đông máu: Dùng đồng thời với kháng sinh Aminosid, làm tăng thời gian prothrombin.
  • Thuốc mềm cơ cura: Dùng đồng thời với kháng sinh Aminosid, gây liệt hô hấp, ngạt thở.
  • Các kim loại nhiều hóa trị: Dùng đồng thời với kháng sinh Aminosid, làm giảm hấp thu kháng sinh aminosid.
  • Glucocorticoid: Dùng đồng thời với kháng sinh Aminosid, nếu dùng kéo dài có nguy cơ xuất hiện bội nhiễm nấm.

Tóm lại, Aminosid là nhóm kháng sinh diệt khuẩn thường được chỉ định sử dụng trên lâm sàng với nhiễm khuẩn nặng, nhưng có tác dụng phụ gây độc tính trên thận và thính giác, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ điều trị, không được tự ý sử dụng, không lạm dụng, để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong điều trị và tránh những hậu quả đáng tiếc.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Thiếu máu do đâu? Các thực phẩm giúp cải thiện

Thiếu máu do đâu? Các thực phẩm giúp cải thiện

Thiếu máu là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 1/3 dân số thế giới, nhưng ít người biết rõ nguyên nhân và tác hại của nó. Thiếu máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, làm gián đoạn chức năng cơ quan do thiếu oxy.
Imidagi 5 - Thuốc điều trị tăng huyết áp và những lưu ý khi sử dụng

Imidagi 5 - Thuốc điều trị tăng huyết áp và những lưu ý khi sử dụng

Imidagi 5 là thuốc hạ huyết áp được sử dụng cho người lớn điều trị bệnh tăng huyết áp vô căn và cần lưu ý khi các tác dụng phụ không mong muốn có thể gây ra khi sử dụng.
Cây Mạch lạc – Vị thuốc quý chữa trị hở van tim, tiểu đường, viêm tiết niệu

Cây Mạch lạc – Vị thuốc quý chữa trị hở van tim, tiểu đường, viêm tiết niệu

Cây Mạch lạc, còn có các tên gọi như Cây Đuôi chuột hoặc cỏ Doi ngựa, là một loại thảo dược tự nhiên phổ biến ở một số khu vực của Việt Nam. Dù tên gọi có vẻ lạ lẫm đối với nhiều người, nhưng thực tế lại rất có ích cho sức khỏe.
Vitamin C có tác dụng gì? Thời điểm uống Vitamin C tốt nhất

Vitamin C có tác dụng gì? Thời điểm uống Vitamin C tốt nhất

Vitamin C là dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt hỗ trợ hệ miễn dịch. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thời điểm uống Vitamin C sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Bài viết sẽ chia sẻ các "thời điểm vàng" để bổ sung Vitamin C.
Đăng ký trực tuyến