Những lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc kháng histamin H2

Thứ sáu, 29/03/2024 | 16:12

Thuốc kháng histamin H2 là một nhóm thuốc được các chuyên gia y tế lựa chọn sử dụng cho người bệnh để điều trị các tình trạng gây ra bởi sự dư thừa axit trong dạ dày. Hãy cùng chúng tôi điểm lại những lưu ý khi dùng các thuốc kháng histamin H2 nhé.!

Thuốc kháng histamin H2 gì?

Thuốc kháng histamin H2 có giá trị trong điều trị loét dạ dày tá tràng
Thuốc kháng histamin H2 có giá trị trong điều trị loét dạ dày tá tràng

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Thuốc kháng histamin H2 có hiệu quả trong điều trị loét dạ dày tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày- thực quản thông qua cơ chế đối kháng cạnh tranh với thụ thể của histamin H2, gây ức chế enzyme adenyl cyclase, làm giảm tổng hợp cAMP nên làm giảm hoạt động của “bơm proton”, gián tiếp làm giảm tổng hợp HCl. Từ đó ức chế sự tiết acid vào lòng dạ dày do histamin gây ra.

Tác dụng ức chế sự tiết acid vào lòng dạ dày của thuốc kháng histamin H2 phụ thuộc vào liều lượng. Thuốc kháng histamin H2 ức chế được 70% sự tiết acid vào lòng dạ dày trong suốt 24 giờ. Đặc biệt thuốc hiệu quả trong ức chế tiết acid về đêm nhưng có tác dụng hạn chế trong ức chế tiết acid sau bữa ăn.

Các thuốc Cimtidin, Ranitidin và Famotidin bị chuyển hóa qua gan lần đầu nên SKD 50%, Nizatidin SKD gần 100%. Thuốc kháng histamin H2 được chuyển hoá  qua gan, thải trừ qua qua ống thận, cần giảm liều cho người suy thận vừa và nặng và người suy gan nặng.

Hiện nay có 4 thuốc được sử dụng trên lâm sàng là Cimetidine, Ranitidine, Famotidine và Nizatidine. Các thuốc này được hấp thu tốt qua đường uống, nhưng chuyển hóa lần đầu qua gan làm giảm sinh khả dụng xuống 50% đến 60%. Đặc biệt là cimetidin, có khả năng ức chế hệ thống P450 (CYP 1A2, 2C9 và 2D6) mạnh nhất và dễ xảy ra tương tác thuốc nhiều nhất.

Thuốc kháng histamin H2 được sử dụng cho những trường hợp nào?

  • Loét dạ dày - tá tràng lành tính, bao gồm loét dạ dày do dùng thuốc chống viêm không steroid.
  • Bệnh trào ngược dạ dày- thực quản (GERD).
  • Hội chứng Zollinger – Ellison (Hội chứng tăng tiết acid dịch vị)
  • Làm giảm tiết acid dịch vị trong do loét đường tiêu hóa khác có liên quan đến tăng tiết dịch vị như loét miệng nối dạ dày - ruột.
  • Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (ợ chua, nóng rát, khó tiêu) do thừa acid dịch vị.
  • Làm giảm nguy cơ hít phải acid dịch vị khi sinh đẻ hoặc gây mê (Hội chứng Mendelson).

Lưu ý sử dụng đúng cách các thuốc kháng histamin H2?

Cimetidin

  • Liều dùng điều trị loét dạ dày- tá tràng ở người lớn: Uống 400 mg/lần x 2 lần/ngày (vào bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ) hoặc uống 800 mg trước khi đi ngủ. Thời gian dùng ít nhất 4 tuần đối với loét tá tràng và 6 tuần đối với loét dạ dày.
  • Liều duy trì: Uống 400 mg trước khi đi ngủ.
  • Khi loét nặng hoặc người bệnh nôn nhiều, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm (ít nhất trong 5 phút) với liều mỗi lần 200 mg, cách 4- 6 giờ tiêm một lần. Giảm liều ở người suy chức năng thận.
  • Liều dùng ở trẻ em trên 1 tuổi: Uống 25 - 30 mg/ kg/ngày, chia làm nhiều lần.
  • Liều dùng ở trẻ dưới 1 tuổi: Uống 20 mg/ kg/ngày, chia làm nhiều lần.
  • Cimetidin gây nhiều tác dụng phụ và nhiều tương tác thuốc hơn các thuốc kháng histamin H2 khác. Do đó, trong trường hợp cần phối hợp nhiều thuốc, không nên chọn thuốc cimetidin.

Ranitidin

  • Liều dùng: Uống 150 mg/lần x 2 lần/ngày (vào buổi sáng và buổi tối) hoặc uống 300 mg vào buổi tối, dùng trong 4- 8 tuần. Liều duy trì: uống 150 mg vào buổi tối.
  • Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm (ít nhất trong 2 phút, phải pha loãng 50 mg trong 20ml): mỗi lần tiêm liều 50 mg, cách 6- 8 giờ/ lần.

Famotidin

  • Liều dùng: Uống 40 mg/lần/ngày trước khi đi ngủ trong 4 - 8 tuần. Liều duy trì: Uống 20 mg trước khi đi ngủ.
  • Tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch (pha trong natri clorid 0,9%) mỗi lần 20 mg, cách 12 giờ một lần cho đến khi dùng được đường uống.

Nizatidin

  • Loét dạ dày, tá tràng lành tính hoặc loét do NSAID: Uống 150 mg/lần x 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối, hoặc uống 300 mg vào buổi tối trước khi ngủ, dùng trong 4 - 8 tuần. Liều duy trì: Uống150 mg vào buổi tối trước khi ngủ.
  • Trào ngược dạ dày - thực quản: Uống 150 - 300 mg/lần x 2 lần/ngày, dùng trong thời gian 12 tuần.
Một số dấu hiệu cảnh báo trào ngược dạ dày-thực quản
Một số dấu hiệu cảnh báo trào ngược dạ dày-thực quản

Chống chỉ định và thận trọng cần lưu ý của thuốc kháng histamin H2?

  • Người bị quá mẫn với thuốc kháng histamin H2
  • Người suy giảm chức năng gan.
  • Phụ nữ có thai.
  • Phụ nữ cho con bú.
  • Người có nhạy cảm chéo giữa các thuốc trong nhóm kháng histamin H 2.
  • Thận trọng trước khi dùng thuốc kháng histamin H2 cho những trường hợp sau:

+ Người bệnh cần phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày, đặc biệt ở người từ trung niên trở lên vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng, làm chậm chẩn đoán ung thư;

+ Người suy thận cần giảm liều và/ hoặc kéo dài khoảng cách giữa các lần dùng thuốc.

Những tác dụng phụ cần lưu ý của thuốc kháng histamin H2?

Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc kháng histamin H2 bao gồm tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, đầy hơi, táo bón, phát ban, ngứa, tăng enzym gan, khó ngủ, khô miệng, da khô.

Dùng cimetidin lâu ngày có thể gây liệt dương, mất ham muốn tình dục và phát triển ngực ở nam do tác dụng phụ kháng androgen.

Hiếm gặp viêm tụy cấp, chậm nhịp tim, nghẽn nhĩ thất, lẫn lộn, thay đổi tầm nhìn, trầm cảm, ảo giác (đặc biệt ở người già), khó thở, tức ngực, rối loạn về máu, phản ứng quá mẫn.

Những tương tác thuốc cần lưu ý của thuốc kháng histamin H2?

Do pH dạ dày tăng khi dùng thuốc kháng histamin H 2 nên làm giảm hấp thu của một số thuốc như ketoconazol, itraconazol, penicilin V.

Cimetidin gây ức chế enzym cytochrom P450 chuyển hoá thuốc ở gan nên làm tăng tác dụng và tăng độc tính của nhiều thuốc khác khi dùng đồng thời như warfarin, theophylin, benzodiazepin, propranolol, phenytoin.

Ranitidin có gây ức chế kém trên enzym cytochrom P450 và có tương tác này nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều (kém 2 - 4 lần). Famotidin và Nizatidin không gây ức chế enzym cytochrom P450 ở gan nên không gây tương tác kiểu này.

Tóm lại, mặc dù có các tác dụng phụ tiềm ẩn, thuốc kháng Histamin H2 thường là một trong những phương pháp điều trị rất hiệu quả các tình trạng gây dư thừa acid trong dạ dày. Người bệnh cần thảm khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về các rủi ro tiềm ẩn và xác định xem liệu loại thuốc nào là lựa chọn tốt nhất cho tình trạng của người bệnh.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Điểm sàn Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 18 - 23 điểm

Điểm sàn Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 18 - 23 điểm

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) đã công bố điểm sàn xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2024 với 4 mức điểm.
Thêm 4 trường đại học Y Dược công bố điểm sàn xét tuyển

Thêm 4 trường đại học Y Dược công bố điểm sàn xét tuyển

Sáng 23/7, một số trường đại học đào tạo ngành Y Dược đã công bố ngưỡng điểm sàn để nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.
Bộ GD&ĐT quy định chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học

Bộ GD&ĐT quy định chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chính sách ưu tiên mới cho tuyển sinh đại học và cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2024.
Điểm chuẩn xét tuyển sớm một số trường Đại học khối ngành Y dược năm 2024

Điểm chuẩn xét tuyển sớm một số trường Đại học khối ngành Y dược năm 2024

Một số trường đại học thuộc khối ngành Y dược: Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y tế Công cộng Hà Nội, Đại học Y dược TPHCM, Đại học Khoa học Sức khỏe đã lần lượt công bố điểm chuẩn trúng tuyển của các phương thức xét tuyển sớm.
Đăng ký trực tuyến