Những thông tin cần biết về bệnh sốt xuất huyết Dengue

Thứ năm, 02/02/2023 | 14:28

Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đã không còn quá xa lạ trong cộng đồng, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các tình trạng nặng nề, nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra căn bệnh này, cách phòng ngừa bệnh ra sao? Hãy cùng Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây:

1. Định nghĩa

Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm gây thành dịch do siêu vi Dengue gây ra. Có thể biểu hiện từ thể nhẹ, diễn tiến lành tính đến các thể nặng (có biểu hiện xuất huyết hoặc sốc nặng hoặc tổn thương đa tạng) ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.

2. Dịch tễ học

Sốt xuất huyết là một trong những nguyên nhân hàng đầu trong số các trường hợp nhập viện và tử vong ở trẻ em. Bệnh vẫn có thể xảy ra ở người lớn, và số lượng người lớn gia tăng trong những năm gần đây.

- Bệnh xảy ra quanh năm, cao điểm vào tháng mùa mưa (tháng 5-10).

- Thường gặp ở vùng đông dân cư, vệ sinh môi trường kém hoặc những vùng dân cư dọc các trục giao thông lớn. Ở Việt Nam, tỷ lệ gặp nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, ít gặp hơn ở những vùng đồi núi cao.

3. Nguyên nhân và nguồn lây

Siêu vi Dengue thuộc nhóm Arbovirus. Có 4 typ siêu vi Dengue gây bệnh cho người, được đặt tên là typ 1,2,3,4; truyền bệnh từ bệnh nhân qua người lành, qua vết muỗi đốt. Trung gian truyền bệnh là muỗi vằn Aedes aegypti cái, chúng sẽ hút máu và truyền bệnh vào ban ngày.

Khi nhiễm với một typ Dengue, người bệnh có thể có kháng thể bảo vệ đối với typ đó, chứ không được bảo vệ với những typ Dengue khác, nên có thể bị nhiễm typ Dengue khác một thời gian sau. Nhiễm bệnh lần đầu được gọi là sơ nhiễm, lần hai được gọi là thứ nhiễm. Ở lần nhiễm thứ hai, người bệnh dễ rơi vào tình trạng sốc, do hậu quả của phản ứng giữa kháng nguyên kháng thể, ảnh hưởng làm tăng tính thấm của thành mạch gây ra tình trạng sốc.

4. Triệu chứng lâm sàng

Thường khởi phát với sốt cao đột ngột, liên tục 2 – 7 ngày, kèm các triệu chứng không đặc hiệu như nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ khớp, xuất huyết ngoài da hoặc niêm mạc thường nhẹ và lành tính.

- Gan to và đau (đau có thể lan tỏa khắp bụng, làm dễ lầm tưởng với bệnh lý ngoại khoa).

- Xuất huyết xuất hiện từ ngày 2, ngày 3. Xuất huyết da-niêm mạc (tử ban điểm xuất hiện nhiều nơi, vết bầm chỗ chích, dấu dây thắt (+), ói ra máu, tiêu phân đen), xuất huyết niêm mạc mũi, xuất huyết nướu răng, rướm máu ở môi. Xuất huyết não màng não hiếm gặp.

- Sốc: Xảy ra vào ngày 4, ngày 5 (chi lạnh, da lạnh có khi tím tái, mạch quay nhẹ, khó bắt, hoặc không bắt được; huyết áp giảm, kẹp lại, hoặc không đo được; vẻ đờ đẩn, có khi bứt rứt,...thời gian hồi phục màu da kéo dài > 2 giây).

Diễn tiến thường ổn định sau ngày thứ 6, ngày 7: Hết sốt, hết đau bụng, ăn uống tốt. Tuy nhiên, có những trường hợp người bệnh có những dấu hiệu báo động vào sốc như: Bứt rứt, khó chịu, sốt giảm đột ngột, gan lớn và đau bụng nhiều hơn, nhất là vào ngày 4 hoặc ngày 5 (trường hợp chuyển độ).

Lưu ý một số điểm đặc biệt:

- Ở trẻ nhũ nhi: các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các loại siêu vi khác như ho, sổ mũi. Tỷ lệ vào sốc khoảng 25% các trường hợp.

- Ở người lớn: Thời gian sốt thường kéo dài hơn trẻ em (trên 7 ngày). Đáng lưu ý hơn là biểu hiện xuất huyết thường nhiều hơn và kéo dài hơn (có thể trên 2 tuần); các nơi tiêm chích chảy máu kéo dài, rĩ rã; còn có thể có xuất huyêt tiết niệu-sinh dục: tiểu máu đỏ, phụ nữ dễ rong kinh, cường kinh, dễ bị lẫn lộn với các bệnh cảnh phụ khoa. Tỷ lệ vào sốc ít hơn so với trẻ em.

- Bệnh cảnh thể não: bệnh nhân có thể có những biểu hiện rối loạn tri giác (co giật, lơ mơ,…). Thường dịch não tủy trong giới hạn bình thường.

- Bệnh cảnh viêm gan: bệnh nhân có thể có vàng da, vàng mắt, men gan tăng rất cao, có thể có tỷ lệ tử vong cao.

5. Phân độ sốt xuất huyết Dengue theo WHO

5.1. Sốt xuất huyết Dengue không kèm dấu hiệu cảnh báo

Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 đến 7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau đây:

- Biểu hiện xuất huyết: nghiệm pháp dây thắt (+), chấm xuất huyết ở da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.

- Da sung huyết, phát ban.

- Đau mỏi các cơ, các khớp, nhức hai hố mắt.

- Xét nghiệm: hồng cầu dung tích bình thường hoặc tăng, tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm, bạch cầu thường giảm.

5.2. Sốt xuất huyết Dengue kèm dấu hiệu cảnh báo

Gồm những triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue kèm thêm các dấu hiệu cảnh báo sau:

- Vật vã, lừ đừ, li bì.

- Đau bụng vùng gan.

- Gan to > 2 cm.

- Nôn nhiều.

- Xuất huyết niêm mạc.

- Tiểu ít.

- Cận lâm sàng: Tăng dung tích hồng cầu kèm tiểu cầu giảm nhanh.

5.3. Sốt xuất huyết Dengue nặng

Bệnh nhân có 1 trong số các biểu hiện sau:

- Thoát huyết tương nặng: Dẫn đến sốc giảm thể tích, ứ dịch nhiều ở khoang màng phổi và ổ bụng.

- Xuất huyết trầm trọng.

- Suy đa tạng.

 6. Nguyên tắc điều trị

Phác đồ điều trị được thống nhất và phổ biến rộng rãi ở các tuyến khác nhau.

6.1 Điều trị sốt xuất huyết Dengue không sốc

Không có phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, bằng các phương pháp sau:

- Hạ sốt.

- Bù nước bằng đường uống.

- Chỉ định truyền dịch khi cần.

6.2. Điều trị sốt xuất huyết Dengue có sốc

- Chuyển bệnh nhân đến nơi thuận tiện cho việc chống sốc.

- Cho bệnh nhân thở oxy nếu vật vã, bứt rứt.

- Nhanh chóng lập đường truyền để truyền dịch chống sốc.

- Nếu bệnh nhân không đáp ứng với dung dịch tinh thể, phải truyền dung dịch cao phân tử.

Nếu tiếp tục không đáp ứng, phải dùng thuốc vận mạch. Trường hợp có xuất huyết nặng: phải truyền máu, thường là truyền hồng cầu lắng, hoặc huyết tươi đông lạnh hoặc truyền tiểu cầu.

7. Phòng ngừa

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết, sốt xuất huyết Dengue đến nay vẫn chưa có thuốc chủng ngừa.

Vấn đề phòng ngừa vẫn phải dựa vào các biện pháp vệ sinh môi trường tránh để bị muỗi đốt (ngủ mùng), ngăn ngừa sự phát triển của muỗi (diệt lăn quăn, diệt muỗi: Dọn dẹp bùn lầy, những nơi nước đọng). Cần phát hiện sớm trẻ bị sốt xuất huyết và trẻ có nguy cơ vào sốc.

Xem thêm: caodangyduoc.com.vn

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đăng ký trực tuyến