Nữ lang: cây thuốc quý đến từ thời cổ xưa

Thứ bảy, 07/01/2023 | 09:29

Nữ lang đã biết đến và được sử dụng từ thời cổ xưa, và nay đã được dùng phổ biến hơn trong cải thiện giấc ngủ của cây Nữ lang. Vậy hiệu quả chữa trị của cây Nữ lang như thế nào?

Hãy cùng Dược sĩ, Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về vị thuốc từ cây Nữ lang nhé!

01673059456.jpeg

Cây Nữ lang

1. Mô tả đặc điểm chung dược liệu

Tên khác: Cây cỏ Mèo, người Mèo ở lào cai gọi là Sì to

Tên khoa học:  Valeriana officinalis L  Họ: Valerianaceae (Nữ lang)

1.1.Đặc điểm thực vật

Cây thảo, sống lâu năm.cao khoảng 1 – 2m  Thân nhẵn, có rãnh, đôi khi có lông trên các đốt và ở gốc.

Lá kép lông chim lẻ, dài 6-10 cm, rộng 3-7 cm, 3-5 lá chét nguyên hay khía răng, dài 1-5 cm, rộng 0,5-2 cm, không cuống, lá chét tận cùng thường to hơn, lá ở gốc thường khô héo trước khi cây có quả.

Hoa nhỏ màu trắng; Cụm hoa mọc thành xim ngù, tỏa rộng trên một cán dài; lá bắc khía răng;Vào tháng 6-7 Khi hoa nở thường có màu trắng đến màu hồng phấn và có mùi thơm nhẹ, Mèo rất ưa thích mùi này nên có tên gọi là cỏ mèo

Quả bế dẹt, có răng mảnh, nhọn, nom như lông.

Mùa quả tháng 10 – tháng 2.

1.2. Phân bố, thu hái

Nữ lang có nguồn gốc từ châu Âu và Bắc Mỹ và di thực sang vung châu Á trong đó nước ta cũng phát hiện có loại cây này. Ở nước ta cây nữ lang thường mọc tại các dãy núi cao, khu vực vùng núi trên 1.300m ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Sapa (Lào Cai), hà Giang, Yên Bái, Lai Châu. còn được tìm thấy ở một số tỉnh miền trung như Quảng Nam Lâm Đồng.

Là cây ưa khí hậu ẩm mát ở vùng nhiệt đới núi cao. Hằng năm, cây mọc từ hạt được thấy vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè. Nữ lang được xếp vào loại cây quý hiếm ở Việt Nam.

Thu hái: Hoa thu hái vào tháng 7 – 8; rễ cây vào tháng 10.

2. Bộ phận sử dụng

Rễ và thân rễ của cây.

3. Thành phần hóa học

Các thành phần hóa học trong cây Nữ lang bao gồm:

  • Thành phần chủ yếu là  tinh dầu bao gồm monoterpen, sesquiterpenes. Tinh dầu của nó có những nét giống với tinh dầu Hiệt thảo – Valeriana officinalis L. và các chế phẩm của cây này cũng có mùi thơm đặc trưng như Valerian
  • Các hợp chất cacboxylic (axit valeric / isovale ), là Thành phần hóa học có tác dụng quan trọng nhất trong cây nữ lang là acid Valerenic và các dẫn xuất Valepotriates, nó sẽ gắn kết vào thụ thể GABA
  • Iridoid được gọi là valepotriat
  • Ngoài ra còn chứa từ 6 - 10% các chất vô cơ, gluxit , các axit hữu cơ (ben­zoic, salicylic, cafeic), lipid, sterol, tanin...

4. Tác dụng dược lý của Nữ lang

Từ thời Hipocrates, Dượcliệu này được sử dụng trong các bệnh về tiêu hóa, đầy hơi, bệnh đường tiết niệu. Đến cuối thế kỉ 16, Tác dụng chữa trị mất ngủ và các bệnh thần kinh của loài cây này được công bố cây Nữ lang đã được cho là có ích như một loại thuốc an thần gây ngủ, giải lo âu, chống co thắt, chống trầm cảm và chống co giật.

1.Tác dụng tôt đối với giấc ngủ

Với acid Valerenic và các dẫn xuất Valepotriates có trong cây nữ lang  chúng sẽ gắn kết vào thụ thể GABA, giúp ngăn chặn đường truyền căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh trung ương, giúp hỗ trợ phục hồi quá trình ức chế não bộ, giúp giảm kích thích, tạo cảm giác dễ ngủ hơn.. Vì thế Dược liệu có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ trên người khỏe mạnh, bệnh nhân mất ngủ, , bệnh nhân tâm thần, HIV…

Khác với các thuốc Hóa dược, Dùng cây nữ lang để chữa trị chứng mất ngủ lâu dài là khá an toàn, không gây ra các tác dụng phụ gây nghiện, lệ thuộc thuốc, giảm tập trung, giảm trí nhớ hoặc bất kì tình trạng suy giảm hoạt động thể chất nào khác

11673059456.jpeg

Cây Nữ lang có tác dụng hiệu quả đối với giấc ngủ

2.Tác dụng giúp giảm lo âu

Hoạt chất Valepotriat có tác dụng giảm lo âu trong cây Nữ lang.

Dùng rễ, thân rễ dược liệu này mỗi ngày sắc uống.

Dùng liên tục trong  1 tháng làm giảm lo lắng ở bệnh nhân HIV.

Dùng rễ, thân rễ hoặc chiết xuất từ dược liệu này trong 60 phút trước khi bắt đầu phẫu thuật; giúp giảm triệu chứng ở những bệnh nhân lo lắng trải qua phẫu thuật nha khoa.

3.Các tác dụng điều trị khác

Ngoài ra dược liệu này cũng cho một số tác dụng khác như sau:

  • Chống co giật;
  • Hỗ trợ chữa trị viêm loét dạ dày;
  • Hỗ trợ chữa trị các bệnh lý tim mạch, thiếu máu cơ tim; bệnh mạch vành,
  • Hỗ trợ quá trình chữa trị viêm gan B. Bảo vệ gan,
  • Giảm co thắt cơ trơn. giúp điều hòa kinh nguyệt, làm ra mồ hôi.

5. Các bài thuốc cải thiện sức khỏe từ cây nữ lang

5.1. Điều trị mất ngủ

Dùng khoảng 9-15g rễ và thân cây, sắc lấy nước uống hàng ngày.

Trà nữ lang: 1 cốc nước sôi, cho vào 1 muỗng cà phê (1-3g) rễ cây nữ lang khô,chờ trà thấm sau 5 - 10 phút mới dùng;

Rượu thuốc (pha tỉ lệ 1:5): Mỗi lần chỉ dùng 1 - 1,5 thìa cà phê rượu thuốc (4 - 6ml);

Chiết xuất chất lỏng (1:1): Mỗi lần dùng 1⁄2 -1 muỗng cà phê (1-2ml);

Chiết xuất bột khô cây nữ lang (4:1): Mỗi lần dùng 250-600mg;

Bài thuốc từ cây nữ lang chữa mất ngủ (ảnh sưu tầm)

5.2. Điều trị bệnh đau dạ dày

Dùng một lượng vừa đủ rễ dược liệu này rửa sạch, sao khô, tán thành dạng bột mịn.

Nấu nước uống 2 lần/ngày, mỗi lần 4g.

5.3. Hỗ trợ chữa trị bệnh tim mạch, tăng cường sức khỏe

Dùng khoảng 9-15g cây nữ lang khô, 20g cây dong riềng đỏ khô

Đem sắc  uống hàng ngày.

6. Lưu ý khi sử dụng

Phụ nữ  đang cho con bú hay có thai không nên sử dụng

Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.cũng không sử dụng

Không dùng liên tục quá liều lượng cho phép.

Không dùng dược liệu này trong khi sử dụng các loại thuốc điều trị khác. Bởi các thành phần có trong nó có thể tương tác với bất cứ thành phần nào của thuốc điều trị gây ra biến chứng hoặc kích ứng gây dị ứng.

Nên ngừng sử dụng dược liệu này ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành phẫu thuật

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Là thảo dược, Nữ lang chữa bệnh mất ngủ, điều đặc biệt dược liệu này cải thiện giấc ngủ tốt, giúp an thần, trấn tĩnh thần sắc nhưng không giống như thuốc an thần từ thuốc hóa dược, Nên nữ lang cực kỳ an toàn và hiệu quả lâu dài. không gây nghiện, không suy giảm trí nhớ. Bên cạnh,người dùng cần có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống, giữ tinh thần luôn thư thái để có một giấc ngủ tốt, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên trước khi sử dụng Nữ lang, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên môn nhằm tránh những nguy cơ nguy hiểm có thể xảy ra.

Ds.CKI.Nguyễn Quốc Trung

Bệnh viêm gan B cấp là gì? Nguy hiểm thế nào?

Bệnh viêm gan B cấp là gì? Nguy hiểm thế nào?

Viêm gan B cấp là giai đoạn khởi phát của bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể tiến triển thành viêm gan B mạn tính. Do đó, mọi người cần chú ý và trang bị kiến thức về phòng ngừa và điều trị để tránh hậu quả nghiêm trọng.
Vì sao thường xuyên xuất hiện các vết bầm tím trên da?

Vì sao thường xuyên xuất hiện các vết bầm tím trên da?

Thường thì vết bầm tím hình thành do sự tổn thương các mạch máu nhỏ dưới da. Vết bầm tím thường xuyên xuất hiện trên da mà không rõ nguyên nhân gì thì có thể đó là dấu hiệu tình trạng sức khỏe đáng báo động.
Thời gian điều trị vi khuẩn HP là bao lâu?

Thời gian điều trị vi khuẩn HP là bao lâu?

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm loét dạ dày. Nếu không điều trị hiệu quả, nhiễm HP có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Bài viết này sẽ tìm hiểu thời gian điều trị vi khuẩn HP và cách phòng ngừa tái phát bệnh.
Mụn mạch lươn là gì và cách điều trị hiệu quả

Mụn mạch lươn là gì và cách điều trị hiệu quả

Mụn mạch lươn là một dạng biến chứng nặng của mụn trứng cá, gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Do đó, việc điều trị và chăm sóc mụn mạch lươn là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Đăng ký trực tuyến