Ornidazole: Thuốc điều trị amip và những lưu ý khi sử dụng
Chủ nhật, 16/06/2024 | 14:42
Ornidazole là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định trong điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn, ký sinh trùng như amip ở gan và ruột hay bệnh do Giardia... Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng và lưu ý cách sử dụng thuốc Ornidazole qua bài viết dưới đây nhé.!
Ornidazole là dẫn chất của 5 – nitroimidazol, có hoạt tính chống vi khuẩn kỵ khí và ký sinh trùng. Ornidazole hoạt động theo cơ chế biến đổi thành các sản phẩm khử để tương tác với DNA của vi sinh vật, gây phá hủy cấu trúc xoắn của sợi DNA, dẫn đến ngăn cản quá trình tổng hợp protein và gây chết tế bào của các vi sinh vật nhạy cảm với thuốc.
Phổ tác dụng của Ornidazole với các chủng nhạy cảm bao gồm:
Ký sinh trùng: Giardia intestinalis, Trichomonas vaginalis, Entamoeba histolytica.
2. ThuốcOrnidazole đượcchỉ định cho các trường hợp nào?
Điều trị các bệnh nhiễm ký sinh trùng hay vi khuẩn kỵ khí nhạy cảm với thuốc như nhiễm khuẩn nội – ngoại khoa do vi khuẩn kỵ khí nhạy cảm.
Dự phòng nhiễm khuẩn kỵ khí cần phải can thiệp ngoại khoa có nguy cơ cao.
Điều trị các bệnh lý do động vật nguyên sinh nhạy cảm như bệnh amip ở gan và ruột, bệnh do Giardia và bệnh do nhiễm Trichomonas tiết niệu – sinh dục.
3. Cách dùng - Liều lượng của Ornidazole?
Cách dùng:
Ornidazole dạng viên nén được dùng uống sau bữa ăn.
Dạng dung dịch tiêm truyền được pha loãng với dung môi thích hợp theo khuyến cáo trên nhãn của nhà sản xuất như dung dịch tiêm glucose đẳng trương hoặc dung dịch tiêm natri clorid 0,9% và dùng qua đường tiêm truyền tĩnh mạch.
Liều dùng: Cho người trưởng thành
- Bệnh lý do amip: Uống 500mg/lần x 2 lần/ngày, dùng trong thời gian 5 – 10 ngày. Đối với bệnh lỵ amip nặng và áp xe gan do amip, có thể dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch, liều khởi đầu là 0,5 – 1g/lần. Liều duy trì là 500mg/lần, cách mỗi 12 giờ và dùng trong 3 – 6 ngày, kết hợp với dẫn mủ ở gan.
- Bệnh do Giardia: Uống liều duy nhất Ornidazole 1g hoặc 1,5g, dùng trong 1 – 2 ngày.
- Bệnh do Trichomonas: Uống một liều thuốc Ornidazloe duy nhất 1,5g hoặc chia một đợt điều trị 5 ngày với liều 500mg/lần x 2 lần/ngày. Điều trị ở cả vợ/chồng hoặc bạn tình.
- Điều trị do vi khuẩn kỵ khí: Dùng đường tiêm tĩnh mạch với liều khởi đầu là 0,5 – 1g/lần. Sau đó dùng liều duy nhất 1g/ngày hoặc dùng liều 500mg/lần x 2 lần/ngày, dùng trong thời gian từ 5 – 10 ngày.
Tóm lại, liều dùng cụ thể phụ thuộc vào tuổi, mức độ diễn tiến của bệnh và dạng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo liều chỉ định, cách dùng và thời gian dùng của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả.
4. Cách xử lý nếu quên liều thuốc Ornidazole?
Nếu người bệnh quên một liều Ornidazole nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó đối với thuốc dạng viên. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ uống của liều tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo đúng giờ như đã chỉ định.
5. Người bệnh làm gì khi dùng quá liều thuốcOrnidazole?
Mếu người bệnh xảy ra bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào do dùng quá liều Ornidazole, nên đến cơ sở y tế gân nhất để có biện pháp xử trí kịp thời theo phát đồ của bệnh viện.
6. Chống chỉ định, lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Ornidazole?
Chống chỉ định khi sử dụng Ornidazole
Người có tiền sử dị ứng với thuốc Ornidazole hoặc với các dẫn chất imidazol hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ cho con bú.
Lưu ý thận trọng khi dùng thuốc Ornidazole
Trong quá trình dùng thuốc Ornidazole nếu có xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, mất điều hòa vận động, như lú lẫn. Người bệnh nên ngưng điều trị bằng Ornidazole.
Lưu ý người bệnh cần kiểm tra công thức máu khi điều trị bằng thuốc Ornidazole trong thời gian dài hoặc người có tiền sử về loạn tạo máu.
Lưu ý đối với phụ nữ mang thai: Không dùng thuốc Ornidazole cho phụ nữ đang mang thai, trừ trường hợp cần thiết và phải có chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý đối với phụ nữ đang cho con bú: Không dùng thuốc Ornidazole cho phụ nữ đang cho con bú, trừ trường hợp thật sự cần thiết và phải có chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý với người lái xe, vận hành máy móc: Thuốc có thể gây lú lẫn, chóng mặt. Vì vậy không nên lái xe, vận hành máy móc khi xuất hiện các triệu chứng trên sau khi dùng thuốc.
Sử dụng thuốc Ornidazoletheo chỉ định của bác sĩ
7. Tác dụng phụ của thuốc Ornidazole?
Thường gặp: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chán ăn, nôn, vị kim loại khó chịu, táo bón hoặc tiêu chảy.
Ít gặp: Ban da, ngứa, mày đay, tăng trị số enzym gan, vàng da, viêm gan ứ mật, viêm tụy.
Hiếm gặp: Ban đỏ đa dạng, song thị, đau cơ, đau khớp, phù mạch, viêm ruột kết, mất bạch cầu hạt, giảm lượng tiểu cầu, phản ứng phản vệ, giảm toàn thể huyết cầu.
Không xác định tần suất: Viêm tĩnh mạch huyết khối, buồn ngủ, ảo giác, tê cóng hoặc đau nhói các chi, viêm lưỡi, tưa lưỡi, yếu cơ, mất điều hòa, chóng mặt, nước tiểu sẫm màu.
Tóm lại, trong quá trình dùng thuốc Ornidazole, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do sử dụng thuốc Ornidazole, cần tham khảo ý kiến hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.
8. Ornidazole tương tác với các thuốc và thực phẩm nào?
Disulfiram: Dùng đồng thời với Ornidazole, có thể dẫn đến lú lẫn cấp tính hoặc loạn tâm thần.
Thuốc chống đông Coumarin: Dùng đồng thời với Ornidazole, làm tăng tác dụng chống đông máu.
Vecuronium bromide: Dùng đồng thời với Ornidazole, làm kéo dài thời gian giãn cơ.
Dượu: Dùng đồng thời thuốc với Ornidazole, có thể dẫn đến phản ứng tương tự disulfiram ở một số người bệnh.
Tóm lại, Ornidazole là thuốc được chỉ định điều trị hiệu quả cho các tình trạng nhiễm amip. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc Ornidazole, người bệnh cần có tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn và không nên tự ý sử dụng thuốc hay ngưng thuốc hoặc thay đổi liều dùng của thuốc.
Các thảo dược như hành tím, tỏi, gừng, mật ong và giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, giúp ức chế vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm đường hô hấp, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp.
Ít ai biết rằng, đằng sau vẻ đẹp giản dị ấy, công dụng của hoa thiên lý tuyệt vời đối với sức khỏe. Từ việc hỗ trợ giấc ngủ, thanh nhiệt, đến cải thiện tiêu hóa, loài hoa này xứng đáng được coi là một thảo dược tự nhiên đa năng.
Củ nâu, nổi bật với nhựa đỏ đặc trưng, không chỉ được sử dụng để nhuộm vải thổ cẩm mà còn là vị thuốc dân gian quý. Với vị ngọt nhẹ, tính hàn, không độc, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và chỉ thống.
Tuyến tụy là bộ phận quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và tiết ra insulin giúp điều hoà lượng đường trong máu. Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt sẽ hỗ trợ nuôi dưỡng và chữa lành viêm tuyến tụy và tránh các bệnh liên quan đến tụy khác.