Phương pháp phục hồi chức năng cho người khó khăn về nhìn

Thứ năm, 16/03/2023 | 10:14

Mù lòa hầu hết có thể phòng ngừa và chữa trị được, do đó cần được thực hiện triệt để. Người có khó khăn về nhìn có thể hòa nhập xã hội và có cuộc sống độc lập nếu chúng ta tạo điều kiện cho họ trong việc học hành...

Qua bài viết sau, chúng ta hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về những phương pháp phục hồi chức năng cho người khó khăn về nhìn.

01678937211.jpeg

Tạo điều kiện để người khó khăn về nhìn có thể hòa nhập xã hội

1. Định nghĩa

Người có khó khăn về nhìn là người không nhìn thấy vật gì hoặc không nhìn rõ một vật cách xa 3 mét.

2. Nguyên nhân

- Mắt hột, viêm mống mắt

- Đục thủy tinh thể.

- Thiên đầu thống (glocom).

- Khô giác mạc, bệnh phong.

- Chấn thương mắt, dị vật rơi vào mắt.

- Các tật của mắt do chấn thương hoặc mắc phải.

3. Các dạng khó khăn về nhìn

- Mù hoàn toàn.

- Khó khăn khi nhìn một vất quá gần hoặc quá xa.

- Khó khăn trong phân biệt các màu sắc.

- Khó khăn khi nhìn vùng mờ hay vùng tối.

- Nhìn đôi.

- Mờ một phía.

4. Cách phát hiện

4.1. Các dấu hiệu bất thường về mắt cần khám mắt:

- Đau nhức mắt, đỏ mắt, khô mắt, chảy nước mắt.

- Chấn thương mắt.

- Rối loạn tầm nhìn, nhìn mờ.

- Trẻ trên 6 tháng tuổi mà mắt điều chỉnh kém.

- Trẻ có thị giác kém.

4.2. Cách phát hiện và kiểm tra những người có khó khăn về nhìn:

- Phát hiện: Hỏi những người trong gia đình có ai không nhìn thấy rõ những người khác hoặc những vật ở những khoảng cách nhất định không. Nếu có, phải kiểm tra.

- Kiểm tra:

+ Theo tin tức y dược Với trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi: Cho trẻ ngồi vào lòng mẹ. Người kiểm tra cầm một cây nến đang cháy để cách 30-50 cm phía trước mặt trẻ, đưa nến lên xuống và từ bên này sang bên kia. Nếu trẻ không nhìn theo cây nến sau 3 lần lặp lại động tác liên tục thì trẻ có khó khăn về nhìn.

+ Trẻ từ 3 tuổi trở lên và người lớn:Người kiểm tra đứng cách người đó 3 mét, đưa bàn tay lên cao rồi đề nghị người đó làm nhắc lại động tác tương tự. Nếu người đó không thực hiện đúng động tác sau 3 lần thì họ có khó khăn về nhìn.

5. Chăm sóc và phục hồi chức năng cho người có khó khăn về nhìn

5.1. Hướng dẫn cho gia đình có trẻ khó khăn về nhìn:

- Đối với trẻ trước tuổi đi học: Động viên, kích thích sớm thông qua chơi đùa để tăng cường sự phát triển bình thường.

- Với trẻ lớn: Động viên trẻ đi học, độc lập trong di chuyển, trong tự chăm sóc cá nhân.

- Nếu trẻ nhìn thấy được một ít, luyện tập cho trẻ sử dụng thị lực còn lại đến mức tối đa.

- Nếu trẻ nhìn khó khăn khi trời tối, trước tiên hãy dạy trẻ nhìn khi trời còn sáng.

- Dạy trẻ cách lắng nghe những tiếng động xung quanh mình. Giải thích cho trẻ các loại tiếng khác nhau và nhận biết chúng: tiếng người nói, tiếng xe xộ, tiếng nước chảy, tiếng gió...

- Dạy trẻ cách di chuyển: Nếu trẻ chưa đi được, dạy trẻ cách bò để trẻ biết cách di chuyển trong nhà. Khi trẻ biết đi, dùng sợi dây nối buộc các vị trí khác nhau để trẻ có thể đi lại trong nhà; Khi ra ngoài, đi cùng trẻ và mô tả địa hình xung quanh để trẻ cảm nhận được địa hình bằng chính đôi chân, tai nghe và cảm giác của mình.

- Dạy trẻ cách tự ăn uống, giữ vệ sinh thân thể, đại tiểu tiện, mặc quần áo.

5.2. Hướng dẫn người có khó khăn về nhìn:

- Hướng dẫn tự đi lại:

+ Trước tiên dắt họ đi trong nhà, ngoài sân, trong xóm bằng cách nắm bàn tay họ hoặc để họ nắm vào khuỷu tay bạn hoặc họ đặt tay lên vai bạn. Để họ đi sau bạn nửa bước, vừa đibạn vừa mô tả địa hình, nói họ lắng nghe tiếng động và âm thanh xung quanh, giải thích để họ nhận biết để họ cảm nhận được địa hình bằng chính đôi chân của chính họ và âm thanh, tiếng động.

+ Khi họ tự đi lại một mình: Lúc đầu rất hay bị va vào tường nhà, đồ đạc, bày cho họ cách tự bảo vệ để khỏi bị chạm thương bằng cách một tay để phía trước mặt, một tay để trước ngực.

+ Hướng dẫn họ đường đi lại trong nhà và tự đi vệ sinh; hướng dẫn họ nhận biết đồ vật và tìm đồ vật.

- Hướng dẫn người có khó khăn về nhìn đi lại bằng gậy:

+ Chiều cao của gậy bằng 2/3 chiều cao của người đó.

+ Cầm gậy ngay dưới đầu gậy, mu bàn tay hướng ra trước, cánh tay duỗi thẳng. Giải thích cho họ có thể dùng gậy để tìm thấy những vật cản trên đường đi để tránh vấp ngã.

+ Hướng dẫn họ đưa gậy sang 2 bên, khoảng cách rộng bằng vai. Khi gậy chạm đất một bên thì chân bên kia bước lên. Lúc đầu đi cùng họ đến những nơi công cộng (chợ, trường học...), sau đó để họ tự đi.

- Hướng dẫn người có khó khăn về nhìn tự chăm sóc, phục vụ: Để không gây khó khăn cho người có khó khăn về nhìn, đồ đạc, vật dụng trong nhà nên để cố định đúng nơi quy định, không nên thay đổi để họ dễ tìm.

+ Tự ăn: Nói cho người khuyết tật biết các loại thức ăn đang có (hoặc người đó có thể sờ,  để ngửi biết các loại thức ăn). Nên sắp đặt các loại thức ăn trên mâm hàng ngày như nhau để họ quen vị trí của chúng. Người khuyết tật có thể sử dụng các loại dụng cụ ăn uống (đũa, thìa, tay...) họ dễ dùng nhất.

+ Tự uống nước: Để cốc và nước đúng nơi quy định từ trước.

+ Hướng dẫn họ cách tự đánh răng, tự tắm rửa, tự vệ sinh đại tiểu tiện, tự mặc quần áo...

+ Cách tiêu tiền: Nhận biết giá trị các loại tiền giấy, tiền xu tiền bằng cách sờ mó kích thước, hình dáng, trọng lượng

- Học hành đối với người mù:

+ Sử dụng phương pháp tối đa về nghe, băng ghi âm, suy nghĩ, cảm giác qua da (sờ nắn mẫu vật).

11678937211.jpeg

Mô tả hình dạng ô chữ nổi Braille

+ Hệ thống chữ nổi Braille:

Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Hệ thống chữ nổi là hệ thống các ký hiệu ngôn ngữ được mã hóa theo các nguyên tắc nhất định và được thể hiện trên chất liệu giấy đặc biệt để người mù có thể sờ thấy.

Mỗi ô Braille gồm 6 chấm cách nhau khoảng 2mm, bao gồm 2 cột dọc và ba hàng ngang.

Mỗi chữ cái hoặc dấu thanh được quy định bởi ô chữ có các chấm nhất định. Nhiều ô Braille liên tiếp kề nhau tạo thành một dòng Braille. Đọc chữ Braille từ trái qua phải, bằng ngón trỏ của hai bàn tay.

- Công ăn việc làm cho người mù:

+ Dạy nghề phù hợp với khuyết tật.

+ Tìm, bố trí công việc phù hợp.

+ Trợ giúp cơ sở sản xuất, vốn, tiêu thụ sản phẩm.

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam là thuốc được sử dụng điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật, động kinh, mất ngủ, hỗ trợ các thuốc chống buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư.
Đăng ký trực tuyến