Quả bầu và những công dụng đối với sức khoẻ

Thứ ba, 31/01/2023 | 10:25

Quả bầu là thực phẩm quen thuộc trong những bữa ăn của gia đình Việt. Quả bầu có rất nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe. Liệu những công dụng mà quả bầu mang lại cho sức khỏe là gì.

Bài viết sau từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ chia sẻ cùng các bạn về nội dung này.

01675135992.jpeg

Quả bầu và những công dụng đối với sức khoẻ

1. Giới thiệu về quả bầu

Bầu là cây dây leo thuộc họ bầu bí - Cucurbitaceae, bầu thường được trồng để thu hoạch lấy quả. Ban đầu, quả bầu thường được dùng để đựng nước sau đó được dùng như một loại rau. Cây bầu thích hợp trồng ở vùng đất cao ráo, nếu thu hoạch khi quả bầu còn non thì vỏ quả mềm và hạt nhỏ nhưng khi quả già thì quả xơ và có vị chua.

Theo giảng viên Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Quả bầu có vị ngọt và lành tính, có công dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc. Bầu được xem là một loại rau ăn quả có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trong 100 gram quả bầu có chứa 95% nước, 25% phosphor, 21% calcium, 2.9% glucid, 1% cellulose, 0.5% protid, 0.2 mg sắt và các loại vitamin như 12 mg C, 0.40 mg PP, 0.03 mg B2, 0.02 mg caroten và 0.02 mg B1. Do lượng nước có trong quả bầu tới hơn 90% nên đủ khả năng để có thể đáp ứng đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.

Từng bộ phận của quả bầu đều có những tác dụng riêng cho sức khỏe như:

  • Phần vỏ quả có vị ngọt, tính bình, có công dụng giúp lợi tiểu, chữa phù thũng và chướng bụng.
  • Phần ruột quả và phần hạt rất giàu vitamin và các dưỡng chất, có tác dụng trị giun và điều trị đau đầu. Khi bị viêm hoặc tụt lợi có thể đun hạt bầu để lấy nước súc miệng, tình trạng viêm sẽ được cải thiện một cách rõ rệt.

2. Những công dụng dành cho sức khỏe mà quả bầu mang lại

Đối với sức khỏe

  • Hỗ trợ kiểm soát huyết áp: quả bầu giàu flavonoid giúp cải thiện khả năng giãn nở của mạch máu bên trong cơ thể từ đó hỗ trợ kiểm soát huyết áp. Thường xuyên ăn bầu  giúp làm giảm nguy cơ bị rối loạn do thần kinh bị thoái hóa, bệnh tim mạch và ung thư.
  • Giúp ổn định đường huyết: quả bầu có thể được xem là vị thuốc tự nhiên đem lại hiệu quả tốt để hỗ trợ làm giảm nồng độ đường huyết do đó sẽ giúp ổn định đường huyết của người bệnh tiểu đường. Việc uống nước được sắc từ vỏ bầu hằng ngày và duy trì trong 3 ngày liên tiếp có thể hỗ trợ giúp kiểm soát được bệnh tiểu đường.
  • Ngăn ngừa lão hóa: hợp chất terpenoid có trong quả bầu là chất chống oxy hóa đảm nhận chức năng tăng cường sức khỏe tổng quát của cơ thể.
  • Tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình giảm cân: saponin có trong quả bầu giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và có cơ chế ngăn chặn cảm giác thèm ăn, ức chế sự hình thành các mô mỡ từ đó giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể. Ngoài ra, bầu còn rất phù hợp với người đang theo chế độ ăn low-carb.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa: quả bầu thuộc nhóm nhuận tràng và tẩy sổ, uống nước sắc từ hạt quả bầu có thể giúp giảm táo bón. Bên cạnh đó, quả bầu còn chứa nhiều chất xơ không tan giúp làm sạch ruột, giảm sự tích lũy của nồng độ acid và khí trong ruột giúp cải thiện tiêu hóa. Các chất xơ hòa tan có trong quả bầu có thể tạo thành chất giống như gel ở trong ruột có công dụng làm chậm lại quá trình tiêu hóa và thúc đẩy tạo cảm giác no.
  • Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, đường tiểu: nước ép từ quả bầu tươi giúp cải thiện các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Không những vậy, việc ăn quả bầu hằng ngày còn giúp thúc đẩy tiểu tiện thường xuyên, giúp đào thải độc tố, tăng khả năng kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa sự tích tụ vi khuẩn trong đường tiết niệu.
  • Chậm bạc tóc: phương thuốc dân gian trong điều trị tóc hoa râm chính là uống nước ép bầu mỗi ngày để giúp lấy lại màu tóc tự nhiên.
  • Phòng ngừa bệnh tim mạch: các loại khoáng chất như natri, kali, chất xơ hòa tan trong quả bầu hỗ trợ tốt cho sức khỏe hệ tim mạch, làm giảm lượng cholesterol và ngăn ngừa nguy cơ bị đột quỵ.
  • Làm đẹp da: nước ép bầu giàu vitamin giúp khôi phục sức sống cho làn da và ngăn chặn sự phát triển của mụn, kìm hãm dầu trên da, giúp trẻ hóa tế bào da.

Những điều cần lưu ý khi ăn quả bầu

  • Nếu thấy quả bầu có vị đắng nên bỏ ngay vì có thể bị ngộ độc cucurbitacin. Nếu ngộ độc ở mức độ nhẹ, cơ thể sẽ tự đào thải cucurbitacin ra bên ngoài tuy nhiên ở mức độ nặng sẽ gây đau bụng, chóng mặt, buồn nôn…
  • Quả bầu tuy ngon và có tính mát nhưng không nên ăn quá 3 lần/tuần, cần đan xen nhiều loại rau củ quả khác nhau để cơ thể tiếp thu được đa dạng các loại dinh dưỡng và vitamin.
11675135992.jpeg

Quả bầu có thể chế biến thành nhiều món ngon

  • Những người bị lạnh bụng và đầy hơi cần hạn chế không nên ăn bầu nhiều để tránh làm trầm trọng hơn tình trạng này.

Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Tóm lại, quả bầu giàu chất dinh dưỡng và chất xơ, nhiều nước, ít calo. Trong Y học cổ truyền dựa vào đặc tính giảm viêm, cải thiện tiêu hóa, chống nhiễm trùng … mà quả bầu thường được sử dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh. Chúng ta có thể bổ sung quả bầu vào chế độ ăn mỗi ngày của gia đình để có thêm sự hấp dẫn và đa dạng.

Trường ĐH công lập đầu tiên ở phía Bắc công bố điểm chuẩn học bạ

Trường ĐH công lập đầu tiên ở phía Bắc công bố điểm chuẩn học bạ

Học viện Phụ nữ Việt Nam đã trở thành trường công lập đầu tiên ở phía Bắc công bố điểm chuẩn dựa trên học bạ. Ngành Truyền thông đa phương tiện đã đạt mức điểm cao nhất là 25,5 điểm.
Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Mất nước và uống quá nhiều cũng đều gây hại. Thừa nước khi uống nhiều nước hơn mức cần có thể gây tác động tiêu cực, như làm loãng natri máu, gánh nặng cho thận, và rối loạn điện giải.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ, và có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Mặc dù có thể chữa khỏi, nhưng nguy cơ tái phát cao. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Thí sinh chỉ được đăng ký dự thi một bài tổ hợp trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh chỉ được đăng ký dự thi một bài tổ hợp trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Theo kế hoạch, học sinh lớp 12 trên toàn quốc sẽ bắt đầu quá trình đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 từ ngày 2 tháng 5.
Đăng ký trực tuyến